Bệnh gút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh gút là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

27-08-2022

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh gút đang có xu hướng gia tăng. Vậy bạn đã thật sự hiểu bệnh gút là gì hay chưa? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Tìm hiểu sớm giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, thực tế có khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát

Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gút là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông. Thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Bệnh gút là một dạng viêm cấp phổ biến Bệnh gút là một dạng viêm cấp phổ biến, nhiều người mắc phải

Đối tượng dễ mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh gút là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

  • Uống nhiều bia trong thời gian dài

  • Béo phì

  • Gia đình có người từng bị gout

  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

  • Tăng cân quá mức

  • Tăng huyết áp

  • Chức năng thận bất thường

  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

  • Mất nước

Phân loại gút

Bệnh gút được phân loại theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể:

Tăng acid uric máu không triệu chứng (Asymptomatic Hyperuricemia)

Một người có thể bị tăng nồng độ acid uric mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat có thể lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ. Nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện của bệnh trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

Bệnh gút cấp tính

Các tinh thể urat lắng đọng có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn khi cọ xát vào lớp niêm mạc mềm của khớp, được gọi là bao hoạt dịch, gây sưng đau và viêm rất nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gút cấp. Các đợt cấp này có thể được “kích hoạt” sau khi người bệnh gặp căng thẳng, vừa trải qua một bữa tiệc rượu, sau bữa ăn thịnh soạn hay sử dụng ma túy, nhiễm lạnh… cũng có thể khiến bệnh bùng phát. 

Bệnh gút cấp tính gây đau trong thời gian ngắn Bệnh gút cấp tính gây đau trong thời gian ngắn

Gút mạn tính giai đoạn tạm ổn định giữa các đợt cấp

Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp, khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể vài tháng, hoặc vài năm, điều này tùy thuộc vào quá trình điều trị cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân. Theo thống kê, có khoảng 62% trường hợp bị tái phát trong năm đầu tiên, 16% trong 1-2 năm, 11% trong 2-5 năm, và 7% không tái phát trong 10 năm trở lên. Thời gian này, các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng và tích tụ trong các mô cơ thể.

Gút mãn tính có biến chứng

Đây là bệnh gây nhiều phiền toái và suy nhược cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí ở trong các mô cơ, trong thận gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp và thận, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ dẫn đến giai đoạn mãn tính. 

Giả gút

Một tình trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh gút là bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh này rất giống với dấu hiệu của bệnh gút, mặc dù các đợt bùng phát thường ít nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt chủ yếu giữa bệnh gút và bệnh giả gút là các khớp bị kích thích bởi các tinh thể canxi pyrophosphat hơn là các tinh thể urat. Bệnh nhân cũng có yêu cầu điều trị khác với bệnh gout.

Triệu chứng của bệnh Gút

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

Đau nhức khớp ngón tay khi bị bệnh gút Đau nhức khớp ngón tay khi bị gút

Thể lâm sàng

  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.

  • Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

  • Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.

  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Thể mạn tính

Do không được điều trị nên việc tăng acid uric kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây nổi các u cục ( hạt tophi; viêm khớp mạn tính dần gây biến dạng khớp, sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận, tăng huyết áp; viêm gân, viêm túi thanh dịch...). Xét nghiệm axid uric máu bao giờ cũng tăng, có tổn thương xương khớp trên hình ảnh XQ.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

Các tinh thể urat dư thừa có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch  gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gút cấp.

Purine là chất tự nhiên tồn tại ở trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purin khác nhau, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… có chứa hàm lượng chất này cao. Khi tiêu hóa purine, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là acid uric và nếu tiêu thụ có nhiều thực phẩm chứa purin đồng nghĩa với việc sản sinh acid uric dư thừa.

Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gút vô căn có quá trình tổng hợp purin nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

Nguyên nhân thứ phát

Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Biến chứng của bệnh gút

Tùy vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm:

  • Sỏi thận: Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận, nguyên nhân do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Giảm độ lọc của cầu thận. 

  • Mức độ nặng của bệnh cũng liên quan đến tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu. 

  • Đứng trước nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, để lâu dẫn đến hỏng khớp.

  • Hẹp động mạch có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

  • Thoái hóa khớp: xảy ra khi các tinh thể urat và hạt tophi cứng gây tổn thương khớp.

  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.

  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm

  • Có dấu hiệu rối loạn cương ở nam giới.

Nếu thăm khám sớm và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn chặn.

Cách chẩn đoán gút

Chẩn đoán bệnh gút thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.

  • Yêu cầu bạn mô tả về cơn đau khớp

  • Tần suất bạn bị đau dữ dội ở khớp

  • Bộ phận bị đau, các triệu chứng đỏ hoặc sưng diễn ra như thế nào

Tuy có những triệu chứng đặc hiệu nhưng đôi khi bệnh khó thể chẩn đoán chính xác, để chắc chắn bạn có bị bệnh hay không bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện một số xét nghiệm gút cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh gút Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh gút

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút, nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể gợi ý rằng bạn bị bệnh gút, nhưng điều này sẽ cần được xem xét cùng với các triệu chứng của bạn. Nhiều người có thể có lượng uric cao nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.

Kiểm tra dịch khớp

Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.

Điều trị bệnh gút

Nguyên tắc điều trị gút

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.

  • Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gút có nốt tophi.

Điều trị cụ thể

Chế độ ăn uống - sinh hoạt cho người bị gút

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.

  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.

  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày

  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gút cấp để giảm viêm

  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gút cấp

Điều trị theo phác đồ ACR

Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể điều trị bệnh gút theo phác đồ ACR Hoa Kỳ. Theo đó, phác đồ ACR Hoa Kỳ là một trong những cách chữa gút cấp tính cực kỳ hiệu quả, có thể điều trị dứt điểm, xua tan nỗi lo tái phát bệnh. Đây là phương pháp tân tiến và được đánh giá cao trong tất cả các cách trị gút, kết hợp 2 trong 1 giữa điều trị nội khoa (giảm acid uric máu) với Vật lý trị liệu.

Phác đồ này gồm 2 nhánh là kiểm soát, dự phòng cơn gút cấp và hạ acid uric máu. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản của phác đồ này, giúp điều trị triệt để và kiểm soát được nguyên nhân gây bệnh gút, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Phác đồ ACR đem lại nhiều tác dụng cho việc điều trị gút cấp:

  • Kiểm soát nhanh cơn gút cấp, chấm dứt hoàn toàn triệu chứng gút cấp với tiêu chí: hết đau, hết viêm, hết tấy đỏ.
  • Đào thải acid uric dư thừa trong máu một cách nhanh chóng.
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa, phù hợp với từng bệnh nhân, đem lại hiệu quả nhanh chóng cho từng trường hợp.
  • Phác đồ an toàn ngay cả với người cao tuổi và những người có bệnh nền (gan, thận, tim mạch…)
  • Kết hợp Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động của khớp tay, chân đang bị tổn thương do bệnh gút.
  • Chặn đứng biến chứng như sỏi thận, biến dạng tay chân…

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gút kèm biến chứng loét

  • Bội nhiễm nốt tophi

  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gút cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp phòng bệnh gút hiệu quả Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp phòng bệnh gút hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa bệnh gút

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gút:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.

  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, ...

  • Tập thể dục hằng ngày

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi

  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ

  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …

  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc

  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày

  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu

  • Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

Ngoài ra, khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh gút, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài các phương pháp nêu trên, tại Hồng Ngọc, bệnh nhân bị gút cấp sẽ được thăm khám và điều trị bằng phác đồ ACR Hoa Kỳ - an toàn, hiệu quả, không lo biến chứng. Cùng với đó là vô vàn các đặc quyền hấp dẫn chỉ có tại Hồng Ngọc: 

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan,... giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Có đầy đủ các loại thuốc mà không gây ảnh hưởng đến gan, thận,...
  • Kết hợp Vật lý trị liệu Công nghệ Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau gút nhanh chóng, tăng độ linh hoạt cho xương khớp.
  • Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị bệnh gút tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng đãng; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay