5 dấu hiệu bệnh trĩ quan trọng nhất cần lưu ý

5 dấu hiệu bệnh trĩ quan trọng nhất cần lưu ý

21-03-2023

Bạn có cảm giác đau rát ở vị trí “nhạy cảm” sau một lần đi đại tiện, cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, và nghĩ ngay đến các dấu hiệu bệnh trĩ. Liệu có thể chắc chắn mình mắc bệnh trĩ qua một số dấu hiệu như trên? Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh trĩ trong bài viết dưới đây nhé.

Những dấu hiệu bệnh trĩ quan trọng cần lưu ý

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở dưới lớp da, xung quanh hậu môn (trĩ ngoại) hoặc phần dưới trực tràng (trĩ nội). Một dấu hiệu chung của hai loại trĩ là chảy máu khi đại tiện, thấy máu tươi khi đi đại tiện hoặc trên giấy vệ sinh khi lau chùi hậu môn

Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ rất khó để nhận biết bởi các dấu hiệu bệnh trĩ không rõ ràng, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng mới gây ra khó chịu và cảm giác đau cho người bệnh. Cần lưu ý nếu gặp một số dấu hiệu sau đây bởi đó có thể là dấu hiệu bệnh trĩ:

Ngứa vùng hậu môn

Dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn. Các búi trĩ hình thành sẽ sản sinh dịch nhầy khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ngứa rát hậu môn 

Sa búi trĩ ra ngoài

Dấu hiệu bệnh trĩ tiếp theo là người bệnh sẽ bị sa búi trĩ ra ngoài. Búi trĩ sẽ bị sa hẳn ra bên ngoài khi không tự teo lại hoặc tự co lên được. Soi gương hoặc sờ tay có thể thấy cục thịt thừa nằm ở ngay rìa hoặc kẽ hậu môn. Các búi trĩ sa ra ngoài bị cọ sát với quần lót khi mặc khiến búi trĩ sưng lên, gây đau đớn cho bệnh nhân.

Đau rát khó chịu

Quá trình lưu thông máu gặp khó khăn hình thành cục máu đông dẫn đến tắc mạch búi trĩ. Khi bị tắc mạch sẽ xuất hiện các khối phồng căng cứng đối với trĩ ngoại, đau nhiều phía trong hậu môn đối với trĩ nội và khó chịu cho người bệnh. Tình trạng đau rát hậu môn dữ dội còn do viêm nhiễm lan rộng gây tổn thương niêm mạc xung quanh hậu môn, áp xe hậu môn trực tràng.

Khó khăn khi đại tiện

Khi búi trĩ đã phát triển tới kích thước lớn gây sa nghẹt búi trĩ hoặc rối loạn chức năng co thắt hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi đại tiện, thậm chí mất tự chủ. Chính vì đau khi đại tiện nên người bệnh có tâm lý sợ và nhịn dẫn đến phân rắn hơn, lại càng đau hơn khi đại tiện sau đó. 

Khó khăn khi đi đại tiện cũng là một dấu hiệu bệnh trĩ Khó khăn khi đi đại tiện cũng là một dấu hiệu bệnh trĩ

Đi ngoài lẫn máu

Một dấu hiệu bệnh trĩ nữa đó là người bệnh thường đi ngoài lẫn máu, có thể nhỏ giọt, phun thành tia hoặc bám theo phân hoặc ở giấy sau khi vệ sinh. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu hoặc khó thở. Bệnh trĩ trong giai đoạn áp xe hậu môn sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào các tĩnh mạch búi trĩ gây nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng.

Xem ngay video tư vấn chi tiết về triệu chứng bệnh trĩ của TTND. PGS. BS Nguyễn Xuân Hùng:

Triệu chứng bệnh trĩ có thể nhầm lẫn với những bệnh gì? 

Các triệu chứng chính của bệnh trĩ bao gồm: Chảy máu khi đại tiện, sa lồi búi trĩ, đau và chảy dịch hậu môn. Do vậy chúng rất dễ bị nhầm lẫn các bệnh lý khác cũng xảy ra tại vùng hậu môn - trực tràng, có thể kể đến:

  • Nhầm lẫn thịt thừa hậu môn và bệnh trĩ: Ngay khi sờ và nhìn thấy cục thịt thừa tại vị trí hậu môn, nhiều người thường nghĩ ngay đến bệnh trĩ ngoại, hoặc búi trĩ nội bị sa. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là thịt thừa hậu môn và nó thường vô hại.

  • Nứt kẽ hậu môn: Cảm giác đau tại vùng hậu môn nhiều khả năng chỉ là những vết rách da nhỏ của bệnh nứt kẽ hậu môn thường xuất phát từ việc đi tiêu khó.

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn khiến nhiều người tưởng nhầm thàn dấu hiệu bệnh trĩ Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn khiến nhiều người tưởng nhầm thành dấu hiệu bệnh trĩ
  • Áp xe hậu môn: Áp xe hậu môn sẽ xuất hiện khối sưng đau do ổ nhiễm trùng ở vùng hậu môn, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. 

Ngoài ra còn các triệu chứng khó chịu ở vùng hậu môn có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh như lỗ rò hậu môn, bệnh viêm ruột, mụn cóc sinh dục, sa trực tràng, polyp trực tràng, hoặc ung thư trực tràng.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ 

Trĩ là bệnh lý lành tính, trong những giai đoạn đầu có thể không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đời sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi, trì hoãn thăm khám bởi nếu trĩ tiến triển không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: 

  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi bị sa búi trĩ đúng cách thì có thể vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn. 

  • Thiếu máu: Nếu tình trạng chảy máu diễn ra thường xuyên mà không cải thiện có thể gây mất máu dẫn đến thiếu máu. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng, người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào.

  • Sa nghẹt hậu môn - biến chứng của bệnh trĩ nghiêm trọng: Nếu các búi trĩ có kích thước lớn có thể gây chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Khiến người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, không đại tiện được và vô cùng khó chịu. Lúc đầu bên trong ống hậu môn có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng và có nguy cơ gây nên những biến chứng của bệnh trĩ khác trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng nặng.

  • Tắc mạch trĩ: Đây là tình trạng các mạch máu ở búi trĩ bị chèn ép và bị phá vỡ. Mạch máu bị chèn ép nên gây tắc nghẽn, tạo thành cục máu đông làm tắc mạch máu của búi trĩ. Máu không lưu thông được, búi trĩ không có máu nuôi dưỡng ở các phần bị tắc mạch máu sẽ bị nhiễm khuẩn, hoại tử.

  • Rối loạn chức năng cơ thắt, có nghĩa là cơ thắt yếu không giữ được hơi và phân, co cơ thắt.

  • Vỡ búi trĩ ngoại

  • Gây ra các bệnh thứ phát kèm theo như viêm hốc, nứt kẽ hậu môn, rò quanh hậu môn – trực tràng, viêm ngứa hậu môn – trực tràng,…

Một số biến chứng nặng nề có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây tắc nghẽn mạch hoặc nhiễm khuẩn máu,…

Quy trình khám trĩ sẽ diễn ra như thế nào?

Khi nghi ngờ có các dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa, đánh giá đúng bệnh, tránh nhầm với các bệnh lý khác, đồng thời đánh giá mức độ bệnh để có phương án điều trị hiệu quả. Thông thường, quy trình khám trĩ tại các cơ sở y tế uy tín bao gồm:

Bước 1: Thăm khám sơ bộ

Bệnh nhân khi vào phòng thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi về tiểu sử gia đình, nghề nghiệp, tính chất công việc hiện tại, thói quen sinh hoạt, ăn uống, tiền sử mắc các bệnh về hậu môn trực tràng chưa,... Bệnh nhân nên trả lời thành thật những câu hỏi mà bác sĩ chuyên khoa hỏi bởi điều đó sẽ giúp bác sĩ biết chính xác nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

Thăm khám lâm sàng với bác sĩ Thăm khám sơ bộ với bác sĩ

Bước 2: Thăm khám bên ngoài hậu môn

Đến bước này, các bác sĩ sẽ thăm khám bệnh trĩ bằng cách kiểm tra khu vực bên ngoài của hậu môn. Bước thăm khám này sẽ giúp bác sĩ nắm chính xác về các biểu hiện có liên quan đến bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải như: các vết nứt có ở hậu môn, búi trĩ có biểu hiện sa xuống, vùng da hậu môn bị kích ứng, ....

Bước 3: Khám trực tràng

Khám trực tràng là một trong những bước khám bệnh trĩ bắt buộc phải có. Bệnh nhân cần cởi bỏ trang phục của mình, sau đó mặc đồ do cơ sở thăm khám đó cung cấp. Tiếp theo bác sĩ sẽ đeo găng tay đã được bôi trơn rồi đưa một ngón tay vào trong trực tràng của bệnh nhân. Bước thăm khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn, kiểm tra các ngóc ngách.

Đối với bước thăm khám này thì có khá nhiều người, đặc biệt là những chị em phụ nữ, cảm thấy ngại ngần, xấu hổ do bước này cần phải cởi bỏ trang phục của mình để bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng, xấu hổ vì các bác sĩ khi thăm khám luôn nhẹ nhàng, tâm lý. Tốt nhất, người bệnh nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái để giúp quá trình khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. 

Bước 4: Làm xét nghiệm

Đối với những bệnh nhân nào mắc bệnh trĩ thì sẽ nhận thấy có biểu hiện đi đại tiện ra máu và dễ dẫn đến thiếu máu. Do đó, việc làm xét nghiệm máu ở trường hợp này là cách chẩn đoán bệnh khá hiệu quả. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện bệnh khi lượng bạch cầu trong máu tăng lên. Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ.

Bước 5: Chẩn đoán phân biệt 

Biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh trĩ thường là cảm giác đau rát, chảy máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều bệnh lý khác cũng có chung biểu hiện này nên các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng nhằm chẩn đoán bệnh trĩ với các bệnh lý khác, ví dụ: bệnh viêm ruột, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, polyp trực tràng. Để phân biệt các bệnh này, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường, hoặc tiến hành nội soi để phân biệt polyp trực tràng hay bệnh trĩ.

Bước 6: Kết luận

Bước cuối cùng, sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. 

Khám trĩ ở đâu uy tín, hiệu quả?

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hội tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ, cùng hệ thống các phương tiện hiện đại, dần trở thành một địa chỉ uy tín được đông đảo bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị bệnh trĩ tin tưởng. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh có thể tới khám và hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ngoại: 

Thầy thuốc nhân dân PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng Thầy thuốc nhân dân PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng
  • TTND.PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Ngoại khoa Tiêu hóa và các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, n

    guyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Trưởng khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức;

    Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam. Thành viên Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật Nội soi Việt Nam; 

    Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp;

    Giảng viên kiêm nhiệm Đại học Y Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam.

Điều trị TRĨ với chuyên gia để:

  • Chẩn đoán ĐÚNG: tránh nhầm lẫn với ung thư trực tràng, polyp, các bệnh lý khác vùng hậu môn

  • Điều trị ĐỦ: 50% ca bệnh có thể chỉ dùng thuốc kết hợp điều chỉnh ăn uống sinh hoạt, 45% can thiệp thủ thuật đơn giản

  • Can thiệp HIỆU QUẢ: ít tổn thương, phục hồi nhanh, rất ít biến chứng, tỉ lệ khỏi trên 95%

 

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ:

Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856

Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại: 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay