Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đớn, giảm khả năng vận động cổ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu 5 bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp vùng cổ.
Vai trò của các bài tập với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
Các bài tập có thể giúp giảm triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ và cung cấp một số lợi ích cho người bệnh như:
- Tăng cường sức mạnh cơ
Bài tập sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt của cổ và các cơ xung quanh, giảm cảm giác cứng cổ và tăng khả năng di chuyển của cổ.
- Giảm đau, giảm căng cơ
Thực hiện các động tác nhẹ nhàng và kéo dài cơ thể có thể giúp giảm đau và căng cơ trong vùng cổ và vai.
- Tăng cường lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất
Thực hiện các bài tập có thể tăng cường lưu thông máu đến vùng cổ vai gáy, cung cấp dưỡng chất cho các mô cơ và giảm việc tiếp xúc giữa các đốt sống.
- Giúp tinh thần thoải mái
Thực hiện các bài tập có thể giúp giảm căng thẳng, stress, xoa dịu mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.
5 Bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là 5 bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ, mỗi bài tập đi kèm với mô tả cụ thể về cách thực hiện:
Bài tập 1: Cúi ngửa cổ
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế, bệnh nhân từ từ ngửa cổ, cằm hướng lên trên trần nhà, giữ khoảng 10 giây và trở về vị trí ban đầu.
- Bước 2: Cúi cổ, sao cho cằm chạm xuống ngực, giữ khoảng 10 giây và trở về vị trí ban đầu.
Động tác này giúp cơ vùng cổ và cơ sau gáy được kéo căng, nên lặp lại 3-5 lần/ngày.
Bài tập 2: Xoay cổ
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, thẳng cổ, từ từ xoay cổ theo chiều kim đồng hồ khoảng 2-3 vòng.
- Bước 2: Đổi chiều ngược lại.
Động tác này giúp toàn bộ cơ vùng cổ, vai, gáy được thư giãn, thả lỏng, cột sống cổ được vận động tăng cường tuần hoàn. Đồng thời giúp giảm đau cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nên lặp lại 3-5 lần/ngày.
Lưu ý: Người bị thoái hóa đốt sống cổ dễ bị chấn thương nên cần thực hiện động tác từ từ, chậm rãi, nếu thấy đau nên dùng lại ngay.
Bài tập 3: Nâng và xoay vai
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, thẳng cổ, nâng hai vai lên tối đa, sau đó xoay từ trước ra sau.
- Bước 2: Đổi chiều xoay từ phía sau ra phía trước.
Động tác này giúp cơ vùng gáy và vai được thư giãn, tăng tính linh hoạt của đốt sống cổ bị ảnh hưởng do thoái hóa. Nên lặp lại bài tập 3-5 lần/ngày.
Bài tập 4: Co duỗi cổ
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, thẳng cổ, giữ nguyên thân mình, đưa đầu rướn về phía trước, đồng thời thở ra.
- Bước 2: Đưa đầu thụt về phía sau đồng thời hít vào.
Trong quá trình tập, bệnh nhân cần kết hợp với nhịp thở và cố gắng đưa đầu xa nhất có thể. Lặp lại bài tập 3-5 lần/ngày.
Bài tập 5: Căng cơ bắp tay
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, thẳng cổ, hai lòng bàn tay đan vào nhau, lật lòng bàn tay ra phía ngoài.
- Bước 2: Nâng cánh tay lên đưa ra phía sau đầu, giữ 10s rồi trở về vị trí ban đầu.
Lưu ý động tác đúng khi cơ vùng vai, bắp tay được căng giãn tối đa. Động tác này giúp tăng cường lưu thông máu xuống hai cánh tay, giảm tê bì vùng cánh tay.
Một số lưu ý khi tập luyện
Khi thực hiện 5 bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau đây để đạt hiệu quả tối đa:
- Bệnh nhân cần thăm khám tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
- Số lần và thời gian tập có thể thay đổi tùy vào thể trạng thực tế của mỗi người, không nên căng cố quá, có thể tập 1-2 bài tập trước sau đó tăng dần lên 4-5 bài/ngày.
- Luôn lắng nghe cơ thể: Ngừng lại nếu bạn cảm thấy bất kỳ đau đớn hoặc không thoải mái nào. Sự đau đớn có thể là dấu hiệu của việc thực hiện động tác không đúng cách hoặc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh chế độ luyện tập, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên ưu tiên điều trị dứt điểm cơn đau bằng phương pháp chuyên khoa phù hợp. Hiện nay, tập vật lý trị liệu cột sống cổ được xem là giải pháp “vàng” điều trị bảo tồn mà không dùng thuốc, không xâm lấn.
Có thể bạn quan tâm:
Vật lý trị liệu điều trị dứt điểm cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ
Những kỹ thuật vật lý trị liệu sử dụng tay kết hợp máy móc hiện đại sẽ tác động sâu vào mô mềm để tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng cho cơ bắp. Từ đó giúp giảm đau cơ, cứng cơ cũng như nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp.
Đồng thời, các động tác nắn chỉnh cũng giúp giải phóng áp lực chèn ép tại đốt sống và khớp, giúp giảm đau rõ rệt, thúc đẩy quá trình tự hồi phục tổn thương. Sau khi thực hiện vật lý trị liệu, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng, cơ thể khỏe khoắn hơn.
Tại Hà Nội, BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn vì:
- Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ, kỹ thuật viên công tác tại khoa được đào tạo bài bản về kỹ thuật chuyên ngành. Chính vì vậy, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị với các phương pháp trị liệu phù hợp và hiệu quả cao.
- Hệ thống thiết bị máy móc hiện đại: Các thiết bị sử dụng tại khoa đều được nhập khẩu Đức như: giường kéo dãn cột sống, máy siêu âm xung, hệ thống máy vi sóng, máy giao thoa, bồn thủy trị liệu, máy tập thể dục aqquatix… Đặc biệt, BVĐK Hồng Ngọc sở hữu bể bơi vận động thủy trị liệu hiện đại giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cho nhiều trường hợp.
- Người bệnh đến thăm khám và điều trị sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng BHYT và bảo lãnh bảo hiểm tiết kiệm tối đa chi phí.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị thoái hóa đốt sống cổ, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0911858622 để được hỗ trợ nhanh nhất.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: