Tình trạng mất ngủ vào cuối giấc

Tình trạng mất ngủ vào cuối giấc

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Câu hỏi:

Tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, thời gian gần đây tôi thường xuyên bị thức giấc sớm, cứ độ 3 – 4 giờ sáng là tôi đã dậy và không thể ngủ được tiếp. Xin hỏi tôi bị thức giấc sớm như vậy là do đâu, có thuốc gì chữa trị được cho chứng bệnh này? Lê Hoàng Long (Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Thức dậy sớm cũng là một dạng của mất ngủ. Mất ngủ là ngủ ít hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Ví dụ một người trước đây ngủ được 8 giờ mỗi ngày, giờ chỉ còn ngủ được 4 giờ. Mất ngủ có 3 loại:

- Mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ) hay gặp ở người trẻ tuổi.

- Mất ngủ giữa giấc (thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại).

- Mất ngủ cuối giấc (dậy sớm và không ngủ lại được) hay gặp ở người trung niên và người già.

mất ngủ

Mất ngủ cuối giấc hay gặp trong các bệnh sau:

- Mất ngủ tiên phát, ngoài triệu chứng mất ngủ, bệnh nhân không có bất kỳ một triệu chứng gì khác. Họ vẫn cảm thấy khỏe mạnh, trí nhớ và chú ý tốt, khả năng lao động không bị ảnh hưởng. Những người này thường hơi hưng phấn về buổi tối nên khó vào giấc ngủ.

Khi xem ti vi, đọc báo buổi tối thì họ hay ngủ gật, nhưng khi vào đến giường để ngủ thì họ lại không ngủ được.

Các bệnh nhân này thường khó vào giấc ngủ, thức dậy sớm và rất khó ngủ lại. Bệnh kéo dài ít nhất 1 tháng nhưng thường kéo dài trong nhiều năm.

Bệnh mất ngủ tiên phát cần điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin) hoặc đa vòng (mirtazapin) trong thời gian tối thiểu 18 tháng.

- Trầm cảm, ngoài mất ngủ, bệnh nhân còn có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau: nét mặt buồn bã, mất gần hết các hứng thú và sở thích, chán ăn (dẫn đến sút cân), mệt mỏi (nhất là buổi sáng), chú ý và trí nhớ kém, bi quan chán nản và tự ti, lo lắng vô cớ, ý nghĩ muốn chết.

Bệnh phải kéo dài ít nhất 2 tuần, nhưng thường kéo dài 9 tháng, nhiều trường hợp (nhất là với người già), bệnh kéo dài suốt đời.

Điều trị trầm cảm cần dùng thuốc chống trầm cảm. Nên ưu tiên dùng các thuốc chống trầm cảm mới như sertralin, paroxetin, mirtazapin…

Thời gian điều trị cần kéo dài tối thiểu 1 năm, với các bệnh nhân trên 45 tuổi thì phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm suốt đời.

Do bác không cung cấp đủ các thông tin về bệnh của mình nên tôi không thể trả lời chính xác bệnh của bác. Mong bác đối chiếu với các tiêu chuẩn nói trên để sơ bộ định hướng bệnh của mình.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay