Phương pháp phục hồi chức năng, tập luyện sau mổ gãy xương

Phương pháp phục hồi chức năng, tập luyện sau mổ gãy xương

16-05-2023

Sau mổ gãy xương, người bệnh thường phải cố định bằng dụng cụ chỉnh hình. Điều này có thể gây hiện tượng cứng khớp, teo cơ và suy giảm chức năng vận động. Tập luyện sau mổ gãy xương đóng vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng vận động, đồng thời giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giãn cơ…

Nguyên tắc phục hồi chức năng và tập luyện sau mổ gãy xương

Tích cực tập luyện và phục hồi chức năng sẽ tạo điều kiện tốt cho tiến trình liền xương, liền tổ chức. Bên cạnh đó, nguyên tắc phục hồi chức năng và tập luyện sau mổ gãy xương gồm:

  • Giảm tình trạng sưng đau, phù nề, điều hòa tuần hoàn, chống dính khớp.

  • Duy trì tầm vận động khớp, tránh teo cơ.

  • Phục hồi chức năng vận động của các chi tổn thương sau phẫu thuật.

tập luyện sau mổ gãy xương Tập luyện sau mổ gãy xương đóng vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng vận động.

Phục hồi chức năng sau mổ gãy xương

Mục đích của phục hồi chức năng sau mổ gãy xương là giảm sưng đau, phù nề, tăng tầm hoạt động của khớp, tăng sức mạnh cơ, phục hồi chức năng tối đa để người bệnh có thể đi lại, lao động bình thường.

- Dùng nhiệt

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh phát huy hiệu quả tốt nhất trong 48h sau phẫu thuật, có tác dụng giảm sưng, phù nề, giảm đau.

  • Chườm nóng: Tác dụng của chườm nóng là làm mềm tổ chức, tăng cường máu đến vùng chấn thương, tăng khả năng phục hồi chi thể. Khi chườm nóng, cần chú ý không dùng nhiệt sóng ngắn trên chi có cố định đinh. Nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.

  • Chiếu đèn hồng ngoại, đắp parafin từ 20 - 30 phút mỗi ngày.

- Xoa bóp: Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương 20-30 phút, điện xung 10-20 phút mỗi ngày.

- Tập vận động khớp: Người bệnh nên tập từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Thực hiện các động tác co duỗi để tăng độ linh hoạt cho các khớp, tránh tình trạng cứng khớp, giúp sụn khớp mềm mại. Tốc độ co duỗi khoảng 45 giây/lần, mỗi lần tập 10 - 15 phút, 4 - 6 lần/ngày.

tập luyện sau mổ gãy xương Tập co duỗi chân để tăng độ linh hoạt sau mổ gãy xương.

- Tập đi: Tập đi với sự hỗ trợ của các thiết bị hỗ trợ di chuyển như nạng, gậy chống.

  • Dùng nạng: Áp dụng khi xương chưa liền. Khi dùng nạng cần chú ý đi dáng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống chân, vai ngang bằng nhau. Thanh ngang đầu trên nạng tựa bên lồng ngực, không tỳ vào nách. Tập bước đi với hai tay chống nạng, mũi nạng kết hợp với chân lành tạo trụ tam giác vững. Bắt đầu bằng cách đưa hai nạng về phía trước trước 10 - 30cm rồi bước chân lành trước.

  • Dùng gậy chống: Áp dụng khi xương đã gần liền vững. Nên chống gậy bên chân lành, khi tập đi cần bước chân lành ra trước, gậy chống sẽ chịu sức nặng của chân bị thương.

    Khi xương liền vững, tỳ không đau có thể bỏ gậy chống và tập đi chậm rãi như bình thường.

- Tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ không vận động khớp khi khớp còn đau. Sau khi đỡ đau thì tập co cơ cử động khớp.

- Hoạt động trị liệu

  • Tăng cường các bài tập chức năng cổ bàn tay thông qua các hoạt động hàng ngày như cầm nắm, vắt khăn, xoay mở nắp chai, mặc quần áo, lật sách…

  • Tập vận động trong sinh hoạt hàng ngày như lên xuống cầu thang, ngồi xổm đứng lên. Đối với phẫu thuật xương tay thì tập nắm, mở bàn tay, tập cầm bút, đũa…

  • Tùy mức độ thương tổn, thời gian tập có thể từ 6 tháng - 24 tháng. Khi nào tập không còn thấy đau, không bị hạn chế thì mới đạt kết quả tốt.

tập luyện sau mổ gãy xương Tập luyện sau mổ gãy xương có thể kết hợp gậy chống hỗ trợ di chuyển.

Chế độ tập luyện sau mổ gãy xương

Tập luyện sau mổ gãy xương đạt hiệu quả cao nhất khi có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Các bài tập chỉ được thực hiện khi khớp xương đã ổn định, không có biến chứng. Với các trường hợp biến chứng, cần điều trị triệt để và theo dõi sát sao trước khi bắt đầu tập.

Tuần đầu

  • Chườm lạnh: Trong tuần đầu sau mổ gãy xương, người bệnh nên chườm lạnh để giảm tình trạng sưng, phù nề. Có thể chườm 3-5 lần/ngày, mỗi lần 10-20 phút.

  • Tập đẳng trường (gồng cơ tĩnh): Bài tập co cơ nhưng gây ra vận động khớp.

  • Tập luyện các khớp các cơ bổ trợ xung quanh.

  • Hiệu quả bài tập tốt nhất là khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Sau 2 - 4 tuần

  • Chườm nóng: Giúp làm mềm tổ chức, tăng cường lưu thông máu đến vùng chấn thương, tăng khả năng phục hồi.

  • Bài tập tăng sức mạnh cơ: Tập phục hồi từ những nhóm cơ ít bị tổn thương. Có thể áp dụng các bài tập nắn chỉnh, xoa bóp thúc đẩy lưu thông máu. Tập duy trì sức mạnh cơ, tạo thế cho cơ vận động với các nhóm cơ tổn thương nặng.

  • Nếu tập luyện đạt hiệu quả tốt, có thể tăng cường độ và biên độ luyện tập. Cố gắng duy trì đều đặn để vận động linh hoạt

  • Nếu có sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên, có thể tập bài tập luyện chịu lực tì đè với các xương gãy.

Sau 4 - 8 tuần

  • Tăng cường các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp với sự kết hợp của dây thun co giãn.

  • Tiếp tục các bài tập tì đè, tập đi lại và dần dần là các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

tập luyện sau mổ gãy xương Sử dụng thun co giãn hỗ trợ tập luyện sau mổ gãy xương tay.

Hiệu quả của tập luyện sau mổ gãy xương không chỉ cần liên tục, kiên trì mà còn phải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa hồi phục chức năng để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Tại Hà Nội, Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và tập luyện sau mổ gãy xương được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.

  • Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…

  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức giúp hỗ trợ tăng sức mạnh cơ, tăng cường vận động.

  • Kết hợp kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp tăng độ linh hoạt, giảm co cứng cơ, teo cơ, thư giãn cơ hiệu quả.

  • Đặc biệt, người bệnh đến tập luyện sau mổ gãy xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn các phương pháp tập luyện sau mổ gãy xương tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 024 7300 8866 (máy lẻ 2214) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay