14 sai lầm về ăn uống khi có bầu mẹ cần tránh

14 sai lầm về ăn uống khi có bầu mẹ cần tránh

28-04-2020
Ngoại khoa

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng thực tế có không ít người mắc phải những sai lầm về ăn uống khi có bầu. 

Bà bầu phải ăn cho 2 người

Thực tế: Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cần tăng lên, nhưng không đến mức tăng gấp đôi như mọi người vẫn tưởng. Có rất nhiều mẹ bầu chỉ tăng vài kilogam trong cả thai kỳ nhưng vẫn sinh ra em bé đủ cân và khỏe mạnh bình thường.

Việc cố ăn thật nhiều có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức cần thiết và gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các chuyên gia khuyên cáo, với phụ nữ bình thường cần 2000 kilo calo mỗi ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Khi có thai, nhu cầu năng lượng tăng lên, ở thời kỳ đầu cần thêm 100 kilo calo mỗi ngày, trong quý hai đến quý thứ ba thì mỗi ngày phải tăng thêm từ 250 đến 300 kilo calo cho đến khi sinh. 

Mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Tránh việc ăn quá ít hay quá nhiều sẽ gây thiếu hụt hoặc dư thừa calo, đều mang đến tác động tiêu cực.

Không ăn muối vì sợ phù nề

Thực tế: Muối là một chất dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi bạn đang mang thai. Bạn không nên bị loại bỏ hoàn toàn muối khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bởi vì thiếu muối cũng gây ra tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý chỉ ăn một lượng muối vừa phải, hạn chế những đồ ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ, vì việc thừa muối cũng gây ra các vấn đề về thận và huyết áp trong thai kỳ.

Khi mang thai, không cần phải quản lý trọng lượng nghiêm ngặt

Thực tế: Trọng lượng cơ thể nói lên rất nhiều về sức khỏe tổng thể của mẹ bầu. Bạn có thể bị tăng cân nhanh chóng khi ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh khác. Khi đó mẹ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao, khó sinh nở...

Vì thế, ngay cả trong thời gian bầu bí, bạn vẫn nên để ý đến cân nặng và chú ý nhiều hơn đến các thực phẩm đang ăn.

Theo chuẩn cân nặng của các bà bầu thì khi mang thai mẹ bầu chỉ nên tăng cân như sau:

– Nếu trước đó bạn có số cân nhẹ thì nên tăng từ 12 – 18kg.

– Nếu bạn có số cân nặng vừa phải thì nên tăng từ 11 – 15kg.

– Nếu bạn là người thừa cân thì nên tăng từ 6 – 11kg.

– Nếu bạn béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6 – 9kg.

– Nếu bạn mang thai song sinh thì nên tăng từ 16 – 20kg.

Sai lầm về ăn uống khi có bầu

Em bé trong bụng chỉ cần những gì người mẹ muốn ăn

Thực tế: Em bé dù chưa ra đời nhưng đang được phát triển trong bụng mẹ từ chính nguồn protein – một chất dinh dưỡng mà cơ thể người mẹ sử dụng để xây dựng mô.

Nếu chế độ ăn hàng ngày của mẹ thiếu hụt protein sẽ khiến em bé trong bụng không có đủ nguồn dưỡng chất để phát triển. Vì thế, dù khi mang thai mẹ có thể rất thèm một số món và không muốn ăn một số thực phẩm khác, thì cũng nên phải lưu ý cân bằng dinh dưỡng, bổ sung protein đầy đủ. Nếu không sức khỏe của mẹ và bé cũng sẽ đều bị ảnh hưởng.

Nếu mẹ bầu ăn ít chất béo, con sẽ chậm lớn

Thực tế: Em bé của bạn không phát triển từ chất béo trong cơ thể mẹ bầu. Chất béo chỉ là một nguồn năng lượng cho chính cơ thể người mẹ hoạt động. Chất béo này khác biệt hẳn với nguồn protein để xây dựng mô của thai nhi.

Việc ăn nhiều chất béo, mẹ bầu còn dễ phải đối mặt với chứng thừa cân hơn so với khi mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate hoặc protein. Vì thế mẹ hãy tránh xa sai lầm về ăn uống khi có bầu này nhé.

Uống nước dừa giúp sinh con da trắng: Sai lầm về ăn uống khi có bầu

Thực tế: Hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng uống nước dừa giúp sinh con da trắng. Trong 3 tháng mang thai đầu tiên, mẹ bầu không nên uống nước dừa để tránh bị nghén thêm, đầy hơi và khó hấp thu dưỡng chất. Bởi nước dừa có tính hàn và lượng chất béo cao.

Sau 3 tháng mang thai đầu tiên, mẹ bầu có thể uống mỗi ngày 1 quả dừa cải thiện tình trạng thiếu ối, bổ sung chất điện phân và các khoáng chất cần thiết như canxi, kali, natri, duy trì huyết áp và tăng cường hoạt động của cơ…

Ăn rau ngót có thể sảy thai

Thực tế: Thành phần papaverin trong rau ngót tăng khả năng co thắt tử cung nếu ăn với số lượng nhiều từ 3-5kg trong một ngày. Tuy nhiên để đảm bảo, với những trường hợp người mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm vẫn nên hạn chế ăn rau ngót.

Rau ngót chỉ nên được sử dụng sau khi sinh con hoặc sau khi nạo thai để nhanh chóng hết chất nhầy, sản dịch ra khỏi cơ thể.

Mẹ ăn cá chép sinh con da trắng, môi đỏ

Thực tế: Vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn cá chép trong thời kỳ mang thai giúp sinh con da trắng môi đỏ.

Tuy nhiên, cá chép cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh, hạn chế dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Đối với sức khỏe người mẹ, cá chép giúp chống viêm, tăng cường chức năng của tim, chức năng hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Mỗi tuần, thai phụ có thể ăn 1-2 bữa cá chép để bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ.

Ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh hơn

Một trong những sai lầm về ăn uống khi có bầu rất nhiều mẹ mắc phải đó là lầm tưởng rằng ăn nhiều trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh hơn.

Thực tế: Trứng ngỗng có trọng lượng lớn và hiếm nhưng giá trị dinh dưỡng không cao bằng trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A thua xa so với trứng gà. Trứng ngỗng còn có lượng chất béo cao dễ tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn bé thông mình, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa DHA, cholin, axit folic, axit béo…Và chỉ nên coi trứng ngỗng như một loại thực phẩm để bổ sung protein cho thai kỳ.

sai lầm ăn uống khi mang bầu

Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt

Thực tế: Bổ sung canxi càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai về ăn uống khi có bầu. Sai lầm này có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và hội chứng sữa muối kiềm, chỉ nên bổ sung một liều lượng phù hợp và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có 3 giai đoạn bổ sung canxi trong thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý:

– Từ 0 đến 12 tuần tuổi: Thai phụ cần bổ sung khoảng 800mg canxi mỗi ngày bằng việc uống 1-2 cốc sữa và ăn thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn này.

– Từ 13 đến 26 tuần tuổi: Đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi trong bụng, thai phụ cần được cung cấp khoảng 1200mg canxi. Ngoài việc ăn những thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu cũng nên tắm nắng để tổng hợp vitamin D hấp thu cho cơ thể.

– 3 tháng cuối thai kỳ: Nhu cầu canxi thời gian này tăng lên 1500mg canxi mỗi ngày. Các mẹ bầu vẫn duy trì uống bổ sung sắt, canxi và vitamin cho cơ thể.

Thuốc bổ có thể thay thế thức ăn

Thực tế: Thuốc bổ không thể thay thế hoàn toàn thức ăn, nhất là trong 3 tháng đầu không được dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bổ còn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không tốt cho mẹ và bé.

Thức ăn không chỉ cung cấp năng lượng, vitamin và muối khoáng mà còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể, nên ăn thức ăn theo 4 nhóm chất cần thiết từng ngày.

Ăn nhiều khiến con to và khó sinh

Thực tế: đây là một quan niệm sai lầm về ăn uống khi có bầu mà khá nhiều mẹ lầm tưởng.

Nhiều mẹ vì sợ ăn nhiều sẽ tăng cân nên không bổ sung dinh dưỡng, thậm chí kiêng khem ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên việc tăng cân khi mang thai là cần thiết, bởi đó không chỉ là sự tăng thêm của trọng lượng thai nhi mà còn nhiều yếu tố khác như nước ối, nhau thai...

Hầu hết thai nhi có trọng lượng trong khả năng sinh sản của mẹ, trừ trường hợp người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, việc sinh khó hay sinh dễ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước xương chậu của người mẹ nhiều hơn là kích thước của em bé.

Tinh bột là "xấu" và ăn càng ít càng tốt

Thực tế: Các mẹ bầu hiện đại thường có xu hướng ăn hạn chế tinh bột hoặc không ăn tinh bột để tránh tăng cân sau sinh nhiều. Thế nhưng thói quen này có thể khiến mẹ thiếu tinh bột gây hạ đường huyết khi mang thai do thiếu năng lượng.

Tinh bột có chức năng chính là duy trì năng lượng và lượng đường trong máu, sự trao đổi chất giữa mẹ và tế bào não của em bé phụ thuộc vào mức tiêu thụ đường trong máu.

Nhịn ăn nếu bị nghén hoặc nôn

Thực tế: Nhiều mẹ bầu kiêng hẳn một số thức ăn mà mình bị nghén hoặc nôn khi ăn lúc mang thai – đây là một sai lầm về ăn uống khi có bầu, làm tăng nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân bị nôn khi ăn có thể do thức ăn không tươi hoặc bị nghén nhất thời… chứ không phải do cơ thể đào thải thức ăn đó. Bạn nên chia nhỏ ăn từng ít một, ăn nhiều lần hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tìm thực phẩm thay thế phù hợp.

Nhìn chung chuyện ăn uống khi có bầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ nên tránh mắc phải những sai lầm đã được liệt kê trên đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng và khoa học nhất cung cấp cho em bé.

Nếu có những thắc mắc về vấn đề ăn uống, mẹ có thể hỏi trực tiếp bác sĩ khi đi khám thai định kỳ. Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, các mẹ bầu khi tới khám thai không chỉ được siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán các vấn đề sức khỏe và thai nhi, mà còn được bác sĩ chỉ dẫn tận tình và sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn.

Hiện nay, bệnh viện đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói với nhiều hình thức linh hoạt, đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các mẹ bầu. Với thai sản trọn gói, mẹ bầu yên tâm khi được chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhắc lịch định kỳ và được trực tiếp các bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn.

Tại khoa Sản của Hồng Ngọc, các máy móc thiết bị đều được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt hệ thống máy siêu âm hiện đại Voluson E8 hàng đầu thế giới sẽ mang đến những hình ảnh sắc nét, sống động và giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác nhất các vấn đề của thai nhi.

Mẹ có thể đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay