Rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày và công việc. Vì vậy cần nhận biết sớm các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở người lớn và điều trị để tránh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Rối loạn ngôn ngữ là như thế nào?
Ngôn ngữ được thể hiện bằng lời nói, chữ viết hoặc hình tượng. Để vận dụng tốt ngôn ngữ cần có thời gian học tập, thực hành và cả quá trình suy nghĩ, nhận thức kết hợp.
Rối loạn ngôn ngữ là những rối loạn mắc phải tại bất cứ giai đoạn nào trong quá trình kể trên, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nói, viết và thể hiện ra những suy nghĩ của bản thân cũng như gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng cũng có nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đạt tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Rối loạn ngôn ngữ ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, thậm chí có những trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân.
Có một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn ngôn ngữ gồm:
Di truyền
Rối loạn ngôn ngữ có khả năng di truyền do những bất thường ở hệ thần kinh trung ương có thể di truyền, gây ra các rối loạn về ngôn ngữ, tư duy cũng như một vài khía cạnh khác.
Bệnh ký thực tổn ở não
Não có vai trò quan trọng đối với khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Một số bệnh lý thực tổn ở não như viêm não, tai biến, xuất huyết não… đều có thể gây tổn thương vùng điều khiển ngôn ngữ, dẫn đến rối loạn ngôn ngữ.
Nguyên nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, rối loạn ngôn ngữ ở người lớn còn có thể do gặp các vấn đề về thính giác, rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần, hội chứng Rett…
Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ của người trưởng thành thường được biểu hiện rõ ở môi trường làm việc do thời gian trong ngày của họ dành nhiều cho công việc. Khi bị rối loạn ngôn ngữ, người trưởng thành thường có các biểu hiện dưới đây:
Lo lắng khi phải nói chuyện, đặc biệt là khi phải thuyết trình trước nhiều người.
Gặp khó khăn trong các cuộc tán gẫu, nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp.
Gặp khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi trực tiếp ngay cả khi đã biết được câu trả lời.
Không nhớ được những từ ngữ chuyên ngành cần phải ghi nhớ khi làm việc.
Thường nghiêm trọng hóa cả với những câu nói bình thường.
Không theo kịp các cuộc nói chuyện đông người, các cuộc họp có nhiều người phát biểu.
Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn.
Những dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ ở người lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và năng suất làm việc của họ.
Ảnh hưởng của chứng rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Rối loạn ngôn ngữ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại tác động đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Ngôn ngữ là phương tiện để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của chính mình. Đồng thời nó cũng là phương tiện để tiếp thu kiến thức và nâng cao các kỹ năng cần thiết. Khi bị rối loạn ngôn ngữ, người bệnh sẽ trở nên ít nói, kiệm lời hơn. Từ đó, họ mất dần các mối quan hệ do không thể chia sẻ, bày tỏ với nhau. Ngoài ra, năng suất làm việc cũng giảm sút do họ khó diễn đạt cũng như tiếp nhận kiến thức của người khác.
Bên cạnh đó, rối loạn ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến tâm lý, khiến họ tự ti, thường xuyên căng thẳng và phiền muộn, không giải tỏa được cảm xúc và suy nghĩ. Về lâu dài, có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu, sa vào rượu bia, chất kích thích.
Với những trường hợp rối loạn ngôn ngữ nặng, họ có thể cách ly hoàn toàn với xã hội, không giao tiếp với ai trừ một số người rất thân thuộc. Điều này gây tác hại to lớn đối với cuộc sống của người bệnh.
Các dạng rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở các dạng như rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận hoặc thậm chí có người bị cả hai.
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở người lớn
Đây là rối loạn thường gặp, khi khả năng nói hay viết của người bệnh có vấn đề. Người mắc chứng này thường gặp vấn đề trong việc ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp và khó khăn trong việc chọn từ. Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là:
Thường hay “ừm”, “ờm” do không chọn được từ ngữ phù hợp
Hay nói sai thứ tự các chữ trong câu
Thường bỏ mất chữ khi nói
Thường lặp lại câu hỏi trong thời gian suy nghĩ câu trả lời
Vốn từ vựng ít hơn so với bạn bè cùng trang lứa
Khả năng sử dụng ngôn từ và kết nối các câu kém
Không xác định được thời gian xảy ra sự việc, ví dụ đang ăn thì nói thành đã ăn.
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Ở dạng rối loạn này, người bệnh thường khó tiếp thu hoặc không hiểu và hiểu sai ý của người khác. Điều này khiến cho sinh hoạt thường ngày và công việc trở nên khó khăn hơn.
Phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Khi gặp phải chứng rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, cần đi khám và điều trị sớm để giảm thiểu tối đa những tác động của nó đến cuộc sống và công việc. Các cách điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ ở người lớn gồm:
Kiểm tra sức khỏe
Khi có những dấu hiệu bất thường về khả năng ngôn ngữ, nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng, xác định đúng nguyên nhân. Điều này giúp loại trừ các bệnh lý liên quan đến thính giác hoặc do suy giảm giác quan.
Âm ngữ trị liệu
Phương pháp này càng được thực hiện sớm thì càng đem lại kết quả khả quan. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
Chăm sóc tại nhà
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp có thể hỗ trợ người bệnh bằng cách:
Tạo sự thoải mái giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng khi trò chuyện hoặc trao đổi công việc
Kiên nhẫn chờ đợi người bệnh đưa ra câu trả lời
Khi nói chuyện, nên nói chậm rãi, dễ hiểu, nhất là khi đặt câu hỏi.
Tâm lý trị liệu
Rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, khó khăn trong việc giao tiếp, trao đổi ý kiến khiến người bệnh hình thành tâm lý khó chịu, ức chế, tự ti, thậm chí có thể gây ra một số hành vi khó kiểm soát. Vì vậy, trị liệu với bác sĩ tâm lý là cách để người bệnh cân bằng cảm xúc và hành vi.
Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp phù hợp, khuyến khích người bệnh phát triển ngôn ngữ tốt hơn để có thể hòa nhập với cộng động.
Tại BV Hồng Ngọc, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện là chuyên gia trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về tâm lý. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý như: khó giao tiếp, thu mình, rối nhiễu cảm xúc….
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người dân Việt Nam!
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
Thông tin liên hệ:
KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0947 616 006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/