Căng tức sữa ở sản phụ sau sinh và 4 cách xử trí nhanh chóng

Căng tức sữa ở sản phụ sau sinh và 4 cách xử trí nhanh chóng

27-02-2020

Căng tức sữa là hiện tượng mà rất nhiều sản phụ gặp phải. Sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày hầu như ai cũng  có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực. Đây là hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho bé.

Khi căng tức sữa, cần làm gì?

Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Nếu vú bị cương sữa khi đó sản phụ sẽ thấy ngực căng tức thì bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông. Sau đó, cần xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng giúp  căng sữa rất hữu hiệu.

Sau mỗi lần cho bé bú, để giảm sưng tuyến sữa, sản phụ có thể đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay. Có thể đắp lạnh bằng túi nước lạnh hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh (tránh bị lạnh quá, làm mát dịu nơi căng sữa).

Mỗi khi chuẩn bị cho bé bú, sản phụ cần đắp ấm bầu vú có thể giúp tăng tiết sữa. Sản phụ có thể xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú.

Khi bị cương sữa nhiều khiến đau tức để làm mềm tuyến sữa hãy dùng dụng cụ để hút sữa. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau sau khi cho bú cần hút sữa khoảng 5 – 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa ra. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn, tránh bị tắc tia sữa.

căng tức sữa Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 – 5 ngày hầu như ai cũng  có cảm giác căng ngực

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi bị căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc bé bú không hết và người mẹ không biết cách làm trống bầu sữa hiệu quả. Khi có các biểu hiện như: cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên.

Bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng, bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ… nếu để lâu sẽ bị có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú rất nguy hiểm. Lúc này sản phụ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm ngưng tiết sữa, vì các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

căng tức sữa Bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng

Để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, cách 3 giờ cho bé bú 1 lần (có thể 10 – 12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ). Mỗi lần cho bé bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Nếu bé không bú hết sữa nên vắt sữa bỏ đi để tránh tắc sữa.

Nếu để lâu sẽ bị có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú rất nguy hiểm. Lúc này sản phụ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc làm ngưng tiết

sữa, vì các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay