Hồi hộp: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Hồi hộp: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

26-01-2024

Cảm giác hồi hộp xuất hiện trong nhiều trường hợp, dấu hiệu thường gặp khi làm việc gắng sức khiến cơ thể mệt mỏi hoặc gặp biến cố lớn về tâm lý. Hồi hộp xuất hiện trong thời gian dài có thể đi kèm nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Hồi hộp là gì?

Hồi hộp được xem là trạng thái tinh thần không chắc chắn, lo âu, nghi ngờ và thiếu quyết đoán. Hầu như ai cũng đã từng có cảm giác hồi hộp. Tuy nhiên, mức độ và tần suất ở mỗi người khác nhau. Khi hồi hộp, tim đập nhanh thường kèm theo cảm giác đánh trống ngực. Khi đưa tay đặt lên ngực trái, người bệnh có thể cảm nhận được tim đập mạnh. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện rõ ràng hơn khi người bệnh có trạng thái xúc động, căng thẳng, hoạt động quá sức, sợ hãi,…

Cảm giác bồn chồn hồi hộp xuất hiện đột ngột nhưng không kèm theo các triệu chứng khác, thường không gây nguy hiểm. Một số trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý tim mạch khi xảy ra tình trạng tim đập nhanh bất thường, hồi hộp, kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở,…

Triệu chứng khi bị hồi hộp

Mức độ và triệu chứng khi bị hồi hộp ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng dưới đây khá phổ biến:

  • Cảm giác đánh trống ngực;

  • Choáng váng, chóng mặt;

  • Đuối sức, thậm chí ngất xỉu khi đánh trống ngực liên hồi;

  • Hụt nhịp hoặc hụt hơi;

  • Tim đập nhanh hơn hoặc đập chậm hơn, nhịp đập mạnh;

 Tim đập nhanh là một triệu chứng điển hình khi bị hồi hộp Tim đập nhanh là một triệu chứng điển hình khi bị hồi hộp
  • Căng cơ;

  • Đổ mồ hôi nhiều;

  • Trằn trọc, khó ngủ;

  • Dễ nổi cáu, khó tập trung

  • Khó ngủ, mất ngủ, hay tỉnh giấc trong lúc ngủ;

  • Tay chân run

  • Khó khăn khi thở, thở dốc;

  • Sợ hãi, lo lắng hay bồn chồn;

  • Cảm nhận được mạch đập ở cổ hoặc họng;

Tự nhiên có cảm giác bồn chồn, hồi hộp là triệu chứng thường gặp ở mỗi người. Với các trường hợp, người bệnh mắc rối loạn lo âu thì tình trạng này nghiêm trọng và dai dẳng hơn.

Để được tư vấn khám tim mạch, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Nguyên nhân gây ra hồi hộp

Nguyên nhân ngoài bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác hồi hộp. Dưới đây là các nguyên nhân không phải bệnh lý:

Bị lo lắng, stress trong công việc và cuộc sống: Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone adrenaline. Loại hormone này sẽ tác động lên thần kinh giao cảm, khiến cho tim đập nhanh hơn, gây ra cảm giác hồi hộp.

Thường xuyên căng thẳng, áp lực sẽ khiến cho tim đập nhanh, gây ra cảm giác bồn chồn Thường xuyên căng thẳng, áp lực sẽ khiến cho tim đập nhanh, gây ra cảm giác bồn chồn

Rối loạn lo âu: Khi mắc vấn đề tâm lý này, người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực rằng cảm giác hồi hộp tim đập nhanh là điềm gì và thường xuyên có cảm giác khó chịu, sợ hãi mơ hồ, thậm chí là cảm giác bị đè nặng ở ngực, đau đầu, bồn chồn, siết chặt,…

Sử dụng nhiều chất kích thích: Các loại đồ uống chứa caffeine như rượu, bia sẽ làm gia tăng tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, thở gấp,…

Ăn quá nhiều socola: Đây là nguyên nhân gây hồi hộp mà nhiều người thường bỏ qua. Mặc dù socola có thể hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, hồi hộp.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh: Giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới có nhiều biến đổi, gây ra tình trạng tim đập nhanh, cảm giác khó chịu, gắt gỏng,… và thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Tập luyện, hoạt động với cường độ cao: Hồi hộp, tim đập nhanh thường xuất hiện ở các vận động viên thể thao hoặc những người lao động gắng sức, với các biểu hiện đánh trống ngực, thở dốc.

Tác dụng phụ của thuốc: Hồi hộp, căng thẳng, lo lắng do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị hen suyễn, cảm cúm,… Nếu người bệnh cảm thấy tình trạng hồi hộp kéo dài, cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Nguyên nhân bệnh lý

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim quá nhanh hoặc chậm gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc hệ thống dẫn truyền nhịp ở trong tim bị tổn thương. Điều này gây ra vấn đề tim co bóp không đồng bộ khiến bệnh nhân cảm thấy hồi hộp.

Rung nhĩ: Rối loạn nhịp tim cũng có thể gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, hồi hộp,…

Rối loạn thần kinh tim: Đây là bệnh lý lành tính, gây ra triệu chứng tim đập nhanh, chậm, gây ra cảm giác choáng váng, tăng huyết áp,…

Một số tình trạng rối loạn nhịp tim khác, bao gồm ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang,…khiến người bệnh bị khó thở, mệt mỏi, hồi hộp.

Các yếu tố nguy cơ gây ra hồi hộp

Hồi hộp do nhiều nguyên và các yếu tố dưới đây là gia tăng tình trạng hồi hộp:

  • Căng thẳng kéo dài;

  • Thường xuyên bị sợ hãi, hoảng sợ hoặc rối loạn lo âu;

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh;

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lo lắng Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lo lắng
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra tình trạng hồi hộp và tim đập nhanh;

  • Mắc bệnh lý về tuyến giáp;

  • Mắc các bệnh lý tim mạch;

  • Rối loạn chuyển hóa và các vấn đề liên quan khác;

Hồi hộp là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người có thắc mắc hồi hộp, lo lắng điềm gì, nhưng đây là triệu chứng cảnh báo những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác. Triệu chứng này xảy ra khi tim hoạt động quá mức trong các trường hợp: căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, mãn kinh,... Trong những trường hợp này, bệnh thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Vậy hồi hộp là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề như:

  • Sốt cao, sốt >39 độ C;

  • Thiếu máu;

  • Mắc các bệnh về tuyến giáp;

  • Tình trạng huyết áp thấp;

  • Rối loạn nhịp tim;

  • Bị rối loạn thần kinh tim;

  • Rung nhĩ;

  • Ngoại tâm thu;

  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất;

  • Bệnh liên quan đến động mạch vành;

  • Bệnh về cơ tim;

  • Bệnh van tim.

Khi tình trạng hồi hộp xuất hiện với tần suất liên tục, với mức độ nặng, có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý tim mạch. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.

Biến chứng của hồi hộp gây ra bởi bệnh tim

Nếu hồi hộp được xác định là gây ra bởi các bệnh lý tim mạch, có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe:

Ngất xỉu: Tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, kèm theo tình trạng huyết áp giảm, người bệnh có thể bị ngất. Đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh,...

Suy tim: Tim bị tổn thương trong thời gian dài sẽ khiến máu không thể bơm như bình thường, gây ra suy tim.

Nếu hồi hộp do biến chứng từ các bệnh tim mạch, có thể gây ra suy tim Nếu hồi hộp do biến chứng từ các bệnh tim mạch, có thể gây ra suy tim

Ngừng tim: Cảm giác hồi hộp với mức độ nghiêm trọng có thể dẫn tới tình trạng tim ngừng đập.

Đột quỵ: Hồi hộp cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân rung nhĩ. Điều này dẫn tới sự hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới đột quỵ.

Chẩn đoán chứng hồi hộp

Hồi hộp được chẩn đoán qua quá trình thăm khám lâm sàng. Bác sĩ tiến hành kiểm tra các chỉ số sức khỏe như sốt, huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxy của máu. Bác sĩ cũng kiểm tra tình trạng hồi hộp có phải do nguyên nhân của bệnh cường giáp hay thiếu máu không.

Nếu không phát hiện được các vấn đề liên quan đến bệnh lý tim mạch, bệnh nhân có thể yên tâm. Một số trường hợp, các triệu chứng của hồi hộp kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn để chẩn đoán, bao gồm:

Điện tâm đồ: Với những tín hiệu điện tim ghi lại được, cho phép phát hiện các bất thường về nhịp tim, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch.

Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ trường hợp hồi hộp do bệnh cường giáp hoặc thiếu máu.

Holter điện tâm đồ: Giúp ghi lại nhịp tim trong một khoảng thời gian dài. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được các triệu chứng lâm sàng của tình trạng rối loạn nhịp tim.

Điện tâm đồ giúp ghi lại nhịp tim trong thời gian nhất định để chẩn đoán tình trạng rối loạn nhịp tim Điện tâm đồ giúp ghi lại nhịp tim trong thời gian nhất định để chẩn đoán tình trạng rối loạn nhịp tim

Kiểm tra gắng sức: Nhằm kiểm tra lưu lượng máu từ động mạch vành vận chuyển đến tim có ổn định không. Ngoài ra, kiểm tra này cũng xác định các biểu hiện đau đầu, hồi hộp, tim đập nhanh có liên quan đến bệnh lý tim mạch không.

Các phương pháp chẩn đoán chứng hồi hộp khác cũng thường được sử dụng như: Chụp X- quang, chụp MRI, siêu âm tim,...

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng hồi hộp chỉ kéo dài trong vài giây và không kèm theo các triệu chứng khác thì không cần quá lo lắng. Khi cảm thấy hồi hộp, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, hít thở sâu để điều chỉnh nhịp tim ổn định. Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý liên quan tới tim mạch, cơn hồi hộp ở mức độ trầm trọng, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Mặt khác, khi bị hồi hộp kèm theo các biểu hiện dưới đây thì bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp kiểm tra chuyên sâu:

  • Đau tức ngực;

  • Khó thở;

  • Nhịp tim không đều;

  • Choáng váng, chóng mặt;

  • Đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, run;

  • Kiệt sức, mệt mỏi;

  • Ngất.

Cách phòng ngừa chứng hồi hộp

Một số cách làm hết hồi hộp, tim đập nhanh dưới đây nên được thực hiện:

Loại bỏ những thói quen thiếu lành mạnh

  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc để giữ tinh thần thoải mái;

  • Giảm tải căng thẳng, stress, tránh các suy nghĩ tiêu cực làm gia tăng tình trạng hồi hộp;

  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp với thể trạng sức khỏe.

  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa caffeine,....;

  • Luôn giữ trạng thái vui vẻ, suy nghĩ lạc quan, thư giãn cơ thể.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Cân bằng các chất dinh dưỡng từ thực vật, động vật;

  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt;

Nên cân bằng nhóm thực phẩm từ động vật và thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày Nên cân bằng nhóm thực phẩm từ động vật và thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ,...

  • Luôn uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước ép từ trái cây, rau của quả.

Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác

Cách chữa bệnh hồi hộp nhanh và hiệu quả nhất chính là việc thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là tình trạng hồi hộp và tim đập nhanh.

Ngoài ra, đối với những trường hợp đang điều trị chứng hồi hộp, việc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ cũng rất quan trọng nhằm theo dõi tình trạng diễn biến của bệnh cũng như kịp thời xử lý những vấn đề bất thường.

Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan tới chứng hồi hộp hoặc các bệnh lý tim mạch khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline

Thông tin liên hệ:

Chuyên khoa Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

– Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt lịch khám: 0911 858 616

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay