Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng

Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng

01-10-2021

Nắm bắt được dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình nuôi con bằng sữa mẹ của các mẹ “bỉm” đạt hiệu quả tối ưu. Việc trẻ bú đúng khớp ngậm sẽ đem lại nhiều lợi ích như: trẻ bú được nhiều sữa hơn, xương hàm trẻ phát triển cân đối, mẹ không bị đau hay nứt đầu ti…

Vì sao mẹ nên cho trẻ tập bú sớm?

Việc mẹ tăng cường tập cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. 

Đối với trẻ, việc học ngậm bắt vú giai đoạn mới sinh sẽ dễ dàng hơn khi bầu ngực của mẹ còn mềm mại. Lượng sữa non mà trẻ bú được trong những ngày đầu sau sinh chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể quý giá, giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Đối với mẹ, động tác mút vú của trẻ sẽ kích thích quá trình tiết oxytocin ở não mẹ. Đây là chất kích thích sữa trong vú chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung, ngưng chảy máu sau sinh. Bên cạnh đó, bầu vú được kích thích bằng động tác mút của bé ngay sau sinh sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất đủ sữa sau này. Điều này đồng nghĩa với việc cho trẻ bú muộn sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ.

Hướng dẫn chi tiết các bước cho con ngậm bắt bú đúng cách

Trẻ ngậm bắt vú đúng Tập cho trẻ bú sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Ngay sau khi ra đời, trẻ nên được bú mẹ ngay để tập phản xạ với đầu ti mẹ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. 

Mẹ nên thực hiện các bước dưới đây sẽ tạo điều kiện để trẻ ngậm bắt vú đúng cách.

Bước 1:

Đặt bé áp vào người mẹ, mặt bé gần với bầu vú. 

Bước 2:

Để đầu bé hơi ngửa sao cho môi trên dễ dàng chạm vào núm vú của mẹ. Điều này sẽ giúp bé có thể há rộng miệng.

Bước 3:

Đưa miệng bé lại gần vú mẹ.

Khi bé bắt đầu há miệng rộng, cằm có thể chạm vào vú mẹ trước, đầu ngửa ra để bắt đầu há rộng miệng, giúp đưa lưỡi chạm tới bầu vú càng nhiều càng tốt.

Bước 4:

Khi cằm bé đã chạm ngực mẹ, mũi giữ khoảng cách thông thoáng thì bé há miệng. Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới. Môi bé mở ra ngoài, không bị vặn hay mím vào phía trong.

Miệng bé gắn chặt vào quầng vú, ngậm vú kín miệng. Lúc này, phần lớn quầng vú nằm trong miệng bé. Khi bé đang mút, mẹ sẽ không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.

Với cách ngậm vú đúng, lưỡi bé sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.

Trẻ ngậm bắt vú đúng Ngậm bắt vú đúng cách sẽ giúp bé bú được nhiều sữa hơn, đủ no sau mỗi cữ bú

Trẻ ngậm bắt vú sai cách có sao không

Khi trẻ ngậm bắt vú không đúng cách mẹ sẽ cảm thấy đau nhức ở đầu vú. Lúc này, mẹ cần dừng và thử lại các bước ở trên. Nếu mẹ vội vã đưa bé ngậm vú sẽ khiến bé chỉ ngậm được đầu vú. Hậu quả là mẹ bị đau nhức vú còn trẻ không thể bú đủ sữa.

Mẹ cần lưu ý, khi rời khỏi miệng bé, núm vú tròn trịa và dài hoặc giữ nguyên hình dáng như trước khi bú. Trẻ ngậm bắt vú sai có thể khiến núm vú bị dẹt hoặc xẹp lại. 

Ngậm bắt vú sai cách không chỉ làm mẹ bi đau và bé không bú đủ sữa mà thậm chí làm con khó chịu và không tiếp nhận ti mẹ ở những lần ti sau, dẫn đến việc cho bú rất khó khăn. 

Tư thế bú đúng

Để giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách, mẹ cần lưu ý cho trẻ bú ở tư thế đúng:

  • Có thể nằm hoặc ngồi sao cho cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, dẽ chịu

  • Lưu ý để đầu, vai và mông trẻ ở trên cùng một đường thắng

  • Bụng trẻ áp vào bụng mẹ

  • Mặt bé quay vào vú mẹ, môi trên chạm núm vú để trẻ chỉ cần mở miệng là bắt được núm ti. 

Trẻ ngậm bắt vú đúng cách Để đầu, vai và mông bé ở một đường thẳng là tư thế đúng khi cho bé bú

12 dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng cách

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng, các mẹ cần lưu ý:

- Miệng bé ngậm đầy bầu vú mẹ;

- Môi trên và môi dưới rộng mở;

- Môi dưới chìa ra ngoài, không uốn vào trong. Có thể mẹ sẽ không nhìn thấy môi dưới của con;

- Cằm bé chạm vào bầu ngực mẹ, mũi bé gần chạm bầu ngực và bé không bị khó thở

- Hai má bé căng phồng;

- Lưỡi bé chìa ra, chồng lên môi dưới khi ngậm bắt vú và nằm dưới quầng vú khi bú;

- Mẹ không bị đau khi bé bú;

- Bé ép ngực vào người mẹ, tư thế thoải mái mà không phải xoay đầu khi bú;

- Mẹ chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ hoặc không nhìn thấy quầng vú. Tuy nhiên điều này còn tùy theo kích thước của quầng vú và miệng bé. Nếu quầng vú bị lộ thì phần trên phải nhiều hơn phần dưới mới thể hiện dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng cách.

- Bé mút chậm và sâu. Mẹ nghe thấy tiếng bé nuốt sữa. Một số bé nuốt rất nhẹ, hơi thở ngắt quãng là biểu hiện duy nhất cho thấy bé đang nuốt.

- Tai bé có thể ‘vẫy’ nhẹ.

Cuối cùng thì mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng nhờ vào cảm giác của chính mình. Mẹ hãy tập trung cảm nhận đầu vú khi bé ngậm, sẽ không có cảm giác đau. Mẹ sẽ cảm thấy hơi ngứa ran khi trẻ mút sữa ra khỏi các nang sữa. Điều đó chứng tỏ bé đã ngậm vú đúng cách.

Trẻ ngậm bắt vú đúng Hai má bé căng phồng là một trong những dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng

Trẻ ngậm bắt vú đúng, khớp ngậm đúng đem lại lợi ích gì?

  • Bé bú đúng khớp ngậm thì mẹ sẽ luôn đủ sữa cho bé bú

  • Mẹ sẽ không bị đau đầu ti, hay nứt cổ gà khi

    nuôi con bằng sữa mẹ

  • Tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con, bé nhận được nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất

  • Phát triển xương hàm tối ưu, tránh mọc lệch răng khôn khi trưởng thành, giúp gương mặt cân đối

  • Phát triển hộp sọ tối ưu, chống bẹp đầu, giúp bé thông minh,

  • Giúp cơ lưỡi bé khỏe mạnh, khả năng nhai tốt, tạo tiền đề tốt cho việc ăn dặm

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên cho trẻ bú ngay sau sinh và ít nhất 6 tháng đầu đời để trẻ nhận được nguồn sữa quý giá giàu kháng thể. Tuy nhiên, để nuôi con bằng sữa mẹ một cách khoa học và hiệu quả, mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng, để con bú được nhiều sữa nhất.

** Hiện tại, 100% mẹ bầu sinh con tại Bệnh viện Hồng Ngọc cả sinh thường và sinh mổ được được thực hiện phương pháp da kề da với con ngay sau sinh. Trẻ được ngậm bắt vú mẹ và bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó các mẹ nên thực hiện phương pháp này theo sự tư vấn của bác sĩ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay