Chấm dứt 13 năm đau đớn dai dẳng do thoái hóa khớp gối nhờ phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Chấm dứt 13 năm đau đớn dai dẳng do thoái hóa khớp gối nhờ phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

02-11-2021

Sau 13 năm phải sống chung với các cơn đau khớp gối dai dẳng, giờ đây sau ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo tại Bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh nhân Nguyễn Thị Khanh đã có thể sinh hoạt bình thường, bước đi tự tin bằng đôi chân của mình. Cuộc sống của bà Khanh bước sang một trang mới vui vẻ và khỏe mạnh hơn.                                    

13 năm kiên trì điều trị thoái hóa khớp gối nhưng bất lực vì không hiệu quả

Từ tháng 02/2020 đến 07/2021, bà Nguyễn Thị Khanh (55 tuổi, giáo viên, trú tại Sơn La) đã từng rất nhọc nhằn với hơn 20 lần nhập viện vì cơn đau thoái hóa khớp gối lâu năm. Hai khớp gối lúc bấy giờ đã thoái hóa và biến dạng, bị cong vẹo ra ngoài. Khi đi bộ bà có cảm giác vẹo người sang bên phải nhiều hơn, việc di chuyển rất khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đoạn đường ngắn từ trong nhà ra sân ngõ, 30 phút đứng nội trợ trong căn bếp hay những sải chân tự tin trên bục giảng từ lâu đã trở nên rất khó khăn và bất khả kháng đối với bà Khanh. Được biết, cơn đau đã làm phiền cuộc sống của bà Khanh được gần 13 năm nay (từ năm 2008) mặc dù bà đã rất kiên trì điều trị các phương pháp đông tây y kết hợp nhưng kết quả không được như kỳ vọng.

Nếu như tôi không đi điều trị mà bệnh nó trầm trọng hơn thì là nhẽ đương nhiên. Nhưng tôi thuộc diện là đi điều trị liên tục. Năm ngoái, gần như kín 1 năm tôi nằm trong viện, cứ điều trị liên tiếp 15 ngày rồi ra viện nghỉ 2 ngày nhưng không có tín hiệu tích cực. Có chăng cũng chỉ là giảm đau nhức thì thôi.”– Bà Khanh kể lại quãng thời gian y học gần như bất lực với tình trạng của mình.

Những phương pháp điều trị thông thường như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu – thủy châm hay đắp paraffin đều đã được áp dụng vào trường hợp của bà Khanh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã can thiệp hút dịch ở nội khớp đồng thời tiêm kháng viêm nhưng kết quả là bà vẫn phải chịu đựng cơn đau ngày một nặng thêm. Con đường đi tìm phương pháp chữa trị hiệu quả cho căn bệnh của bà Khanh cũng gian nan như chính cách từng ngày bà bước đi khó nhọc.

Chính vì vậy, bà đã được cho lời khuyên can thiệp về bên ngoại khoa thì mới hi vọng một kết quả tốt hơn. Bà Khanh tìm tới Bệnh viện Hồng Ngọc để khám, chụp chiếu và kiểm tra cụ thể tình trạng của mình.

Bác sĩ Giang Lam - người trực tiếp thăm khám cho bà Khanh, đã phân tích kĩ tình trạng của bệnh như sau: “Mặt 2 xương khớp gối của bệnh nhận là đã bị tổn thương rất nhiều. Đặc biệt là ở giữa 2 khớp gối ở cả 2 chân đã có 1 khe hở rất lớn, mặt trên trong của xương chày bị tiêu sụn và xương. Chính vì vậy mới thấy rõ hiện tượng xô lệch sai vị trí, biến dạng toàn bộ khớp gối của bệnh nhân.”

Bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân thay khớp gối. Đây được coi là phương pháp điều trị tối ưu và duy nhất dành cho bà Khanh lúc bấy giờ.

ca khớp gối Ảnh: Hình ảnh phim X-quang khớp gối (phải) bị thoái hóa và khớp gối (trái) bị thoái hóa của bệnh nhân Nguyễn Thị Khanh (55 tuổi)

Thay khớp gối – bước ngoặt chấm dứt 13 năm đau đớn do thoái hóa khớp gối

Thông thường, bệnh nhân bị thoái khóa khớp gối sẽ khám và điều trị bảo tồn đúng cách, như uống thuốc, tiêm, vật lý trị liệu. Thay khớp gối được chỉ định khi khớp gối đau nhiều mà các phương pháp điều trên không hiệu quả, khớp gối biến dạng ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Riêng trường hợp của bà Khanh, bệnh nhân với tiền sử bị loãng xương nặng, béo phì và đang trong độ tuổi tiền mãn kinh nên xảy ra sự thoái hóa khớp gối nhanh và nặng hơn người bình thường. Chính vì vậy, sau khi được chỉ định bắt buộc thay khớp gối là bắt buộc, quyết định đồng ý phẫu thuật của bà Khanh như một sự đánh cược. Nhưng bà quyết định đặt niềm tin vào bác sĩ Lam- tin vào BV Hồng Ngọc, thay vì phải chịu các cơn đau đớn của khớp gối như hiện tại.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công trong gần 1 tiếng đồng hồ do ekip bác sĩ BVHN dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Giang Lam (BVHN) và sự hỗ trợ của bác sĩ Sơn (BV Việt Đức). Điểm đáng lưu ý cho ca phẫu thuật lần này, bác sĩ Giang Lam chia sẻ:

Trong trường hợp thay khớp gối toàn phần như bệnh nhân Khanh do bệnh nặng, khớp gối biến dạng nhiều điểm mấu chốt để nhận định ca phẫu thuật có thành công hay không là phải cân bằng phần mềm cho bệnh nhân. Cần phải lấy lại tư thế bình thường cho bệnh nhân bằng việc xác định chính xác trục chi thể.

ảnh khớp gối Ảnh: Hình ảnh phim X-quang cả hai bên khớp gối bị thoái hóa đã được thay khớp gối nhân tạo của bệnh nhân Nguyễn Thị Khanh (55 tuổi)
ảnh khớp gối Ảnh: Bệnh nhân Nguyễn Thị Khanh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật

Khớp gối nhân tạo chúng tôi sử dụng gồm các thành phần kim loại sẽ gắn vào xương và đuợc giữ chặt bằng một lớp xi măng y khoa mỏng. Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm ba thành phần chính là: Phần lồi cầu đùi, phần mâm chày (2 thành phần này làm bằng hợp kim- kim loại), mảnh chèn nằm giữa hai thành phần trên (làm bằng polyethylen chất lượng cao).

Đây là phương pháp được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không còn có hiệu quả. Sau khi thay khớp gối 3 ngày là bệnh nhân có thể tập đi lại bằng nạng và đi lại, sinh hoạt bình thường chỉ sau 20 ngày.” Bác sĩ Lam cho biết thêm.

Chăm sóc sau mổ cho những bệnh nhân như bà Khanh là rất quan trọng. Lưu ý nhất đó là tình trạng tim mạch và tắc tĩnh mạch chi sau mổ và phục hồi cơ năng cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần phải được dùng thuốc chống đông sau mổ.

Tập phục hồi chức năng sớm, đúng cách, đúng kĩ thuật rất là quan trọng, giúp bệnh nhân lấy lại cơ năng chân, đầu gối một cách dễ dàng. Phải tập phục hồi chức năng thật tốt và khám lại thường xuyên để bác sĩ có những lời khuyên.

ảnh khớp gối Ảnh: Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập vận động sau phẫu thuật

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải tập phục hồi chức năng thật tốt thì chức năng vận động mới được cải thiện. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cần khoa học hơn để khắc phục tình trạng béo phì và loãng xương vốn có bởi đây là nhóm có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp và nhiều bệnh khác.

Bác sĩ cũng dành lời khuyên có những ai đang gặp vấn đề về cân nặng (thừa cân, béo phì), bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ tiền mãn kinh nên chú ý hơn trong việc đo mật độ loãng xương của mình. Thêm vào đó, khuyến cáo những bệnh nhân viêm khớp nhẹ lựa chọn hình thức bơm tiêm hoặc đắp thuốc lá vào khớp gối sẽ ảnh hưởng đến phần mềm ở vị trí này, khiến tình trạng bị thoái hóa khớp gối trở nặng hơn.

13 năm chữa bệnh của bà Khanh với mong mỏi: "Chân không đau, có thể đi lại như những người bình thường khác ở tầm tuổi tôi" cũng đã thành hiện thực. Đây chỉ là một trong số những ca bệnh điều trị và phẫu thuật thành công tại khoa Ngoại – BV Hồng Ngọc. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc luôn hướng tới mục tiêu dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lương cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, là nơi khách hàng gửi trọn niềm tin.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay