Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm - Nhận biết để có hướng điều trị đúng

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm - Nhận biết để có hướng điều trị đúng

13-08-2022

Việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc chữa trị theo từng giai đoạn. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm là gì? Cùng tìm hiểu để có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp cho từng giai đoạn.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sốt thắt lưng, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Các loại thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được chia thành nhiều loại, dựa theo vị trí và sự chèn ép vào thần kinh, tủy sống.

Theo vị trí

Dựa theo vị trí thoát vị, có thể chia thành các loại sau:

Thoát vị đĩa đệm ra sau: Đây là loại thoát vị khá phổ biến. Với loại này, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau mỏi, đau lan, nhức nhối, tê bì.

Thoát vị đĩa đệm ra trước: Với thể bệnh này người bệnh thường không bị đau vì nhân nhầy không chèn ép vào thần kinh và tủy sống.

Thoát vị địa đệm nội xốp hay thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống.

các giai đoạn thoát vị đĩa đệm Rất nhiều trường hợp bị thoát vị đĩa đệm

Theo sự chèn ép vào thần kinh và tủy sống

Dựa theo tiêu chí này, có thể chia thoát vị đĩa đệm thành các loại sau:

Thoát vị đĩa đệm trung tâm: Ở thể này, nhân nhầy thoát ra sẽ chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Người bệnh sẽ thường xuyên bị tê bì chân tay. Đây là loại thoát vị nguy hiểm nhất vì nhân nhầy chèn ép tủy sống nhiều có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn chức năng vận động và mất kiểm soát hệ bài tiết.

Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Ở thể này, nhân nhầy sẽ chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh: Có thể là chèn bên trái hoặc bên phái.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn I: Giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm

Biểu hiện sự biến dạng của nhân nhầy, bắt đầu xuất hiện một vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi và nhân nhầy ấn lõm vào chỗ khuyết này. Hình ảnh này chỉ thấy trên phim chụp đĩa đệm, còn trên phim thường và lâm sàng chưa thấy có biểu hiện.

Giai đoạn II: Lồi đĩa đệm 

Nhân nhầy lồi về một phía của vòng sợi bị suy yếu, có nhiều chỗ rạn, rách vòng sợi rõ rệt hơn nhưng chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi, bắt đầu giảm chiều cao khoang đốt sống. Do nhân nhầy đè ép vào vòng sợi đã bị suy yếu nên đĩa đệm bị phình ra nhất là ở phía sau. 

Hình ảnh chụp đĩa đệm đã có những dấu hiệu tổn thương khá phong phú. Về lâm sàng có thể là thời kỳ đau thắt lưng cục bộ, hãn hữu lồi đĩa đệm có thể gây kích thích rễ thần kinh.

các giai đoạn thoát vị đĩa đệm Bệnh thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn

Giai đoạn III: Thoát vị đĩa đệm 

Đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhầy cùng với tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này chụp đĩa đệm cho thấy thoát vị nhân nhầy đã hoặc chưa gây đứt dây chằng dọc sau. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và có thể chia ra 3 mức độ:

  • Kích thích rễ.

  • Chèn ép rễ, còn một phần dẫn truyền thần kinh.

  • Mất dẫn truyền thần kinh.

Giai đoạn IV: Hư đĩa đệm - Khớp đốt sống – Discarthrosis

Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp, mọc gai xương ở bờ viền của các thân đốt sống. 

Lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính tái phát, có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép trong trong lỗ tiếp hợp đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.

Trong lâm sàng, bệnh lý đĩa đệm có thể không tiến triển tuần tự qua từng giai đoạn đã nêu trên mà có thể có những bước tiến triển đột biến do những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài gây ra, nhất là yếu tố chấn thương và tải trọng không cân đối quá mức. Có thể gặp thoái hóa đĩa đệm nặng gây khóa cứng đốt sống nên không có thoát vị đĩa đệm.

Những lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm

Trên 90% tổng số bệnh nhân đau thắt lưng hông (thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm được điều trị Nội khoa, có khoảng 5 -10% số bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật…

Người bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

Thay đổi chế độ vận động

Trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân nên nằm nghỉ tại giường với tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo chân làm co nhẹ khớp gối và khớp háng giúp giảm áp lực nội đĩa đệm.

Cũng có thể cho bệnh nhân nằm ở tư thế nào đỡ đau nhất. Thời gian nằm nghỉ tại giường là 5-7 ngày, đôi khi có thể kéo dài đến hai tuần hoặc hơn.

Về mặt tâm lý

Bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân về mục đích và yêu cầu của phương pháp nằm bất động để bệnh nhân yên tâm và tự giác thực hiện. Chế độ bất động một cách kiên quyết và kịp thời sẽ tránh làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn, làm giảm kích thước của thoát vị đĩa đệm và tạo điều kiện cho sự tái tạo tổ chức. Từ đó các thoát vị mới và nhỏ có thể trở lại vị trí ban đầu.

Lưu ý khác

Trên cơ sở bệnh nhân nằm bất động có thể tiến hành kết hợp một số phương pháp điều trị khác như: Chườm nóng, kéo giãn nhẹ, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, châm cứu, vật lý trị liệu và dùng thuốc...Tùy trường hợp mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

các giai đoạn thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau

Tuần thứ hai, thứ ba trở đi bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và tập một số động tác nhẹ ở tư thế nằm do bác sĩ hướng dẫn. Chế độ tập cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Tránh các tư thế và động tác làm xuất hiện áp lực tải trọng cao, đột ngột hoặc không cân đối.

  • Tránh các lực đẩy và xén cắt do vận động cột sống thắt lưng quá mức và trái chiều. Không được cúi gấp thân để nâng vật nặng, tránh mang, xách không cân đối một bên lệch người... Nên “xuống tấn” dùng lực của cơ đùi. Giữ tư thế cột sống thẳng trong mọi tình huống vận động.

  • Không ngồi, nằm dưới sàn nhà bởi khi ngồi dậy cần sự gắng sức và độ vươn của cột sống.

  • Khi ngủ dậy phải tuân thủ tư thế nghiêng người, thả hai chân xuống sàn, ngồi dậy. Không nên bật dậy theo tư thế thẳng người.

  • Ho, hắt hơi ở tư thế ngồi, gội đầu ở tư thế nằm trong giai đoạn điều trị.

  • Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, một tư thế không đổi.

  • Không đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao trong thời gian điều trị cũng như sau thời gian điều trị từ 3 đến 6 tháng.

  • Nên kết hợp vật lý trị liệu trong điều trị với các loại thiết bị như máy kéo giãn cột sống, điện xung, laser, xung kích,... cùng với các bài tập nắn chỉnh chuyên sâu đưa nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí.

  • Ngoài ra, bệnh nhân nên xây dưng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung các loại rau xanh và các loại vitamin tốt cho xương khớp như vitamin D, nhóm B,...

Sau khi điều trị ổn định, thời gian để trở lại sinh hoạt bình thường là từ 3-6 tháng.

Khi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm tại Khoa Cơ xương khớp BV Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:

- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc...

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,... cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp... ở giai đoạn khởi phát.

- Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại Hồng Ngọc sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau nhanh chóng, cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người bệnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay