điều cần biết về bệnh dại ở người

điều cần biết về bệnh dại ở người

27-02-2020

Bệnh dại ở người hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta biết cách xử trí ngay từ ban đầu. Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), hàng năm trên thế giới có khoảng 55.000 người tử vong vì dại. Mặc dù bệnh dại đã có từ lâu và hoàn toàn có thể phòng tránh được nhưng ở các tỉnh nông thôn nước ta, bệnh dại vẫn đang diễn biến phức tạp và gây ra những sự mất mát thương tâm cho các gia đình.

Bệnh dại ở người là gì?

Bệnh dại là bệnh do virus rabies (virus dại) gây nên. Bệnh dại có tính chất cực kì nguy hiểm và gần như 100% bệnh nhân mắc bệnh dại đều dẫn đến tử vong. Đây là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, tấn công vào hệ thần kinh trung ương và dẫn đến tử vong.

Bệnh dại lây truyền từ súc vật qua các vết cắn, vết liếm của súc vật mắc bệnh dại, đặc biệt là chó

Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, do công tác phòng chống bệnh dại và kiểm soát vật nuôi còn nhiều bất cập nên bệnh dại ở người vẫn xuất hiện và diễn biến phức tạp.

bệnh dại ở người Virus gây bệnh dại

Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại ở người

Virus dại chủ yếu lây truyền từ các động vật mắc sẵn bệnh dại qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người. Bệnh dại vô cùng nguy hiểm, khi đã nhiễm virus dại, khả năng tử vong của người bệnh là vô cùng lớn, gần như là 100%.

Nhóm động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao là động vật có vú máu nóng như: cáo, chó sói đồng, chó sói, chó rừng, chó nhà, chuột, mèo, trâu bò, dơi, gấu trúc…Đặc biệt chó và mèo là những vật nuôi trong nhà phổ biến, có nhiều cơ hội tiếp xúc, gần gũi với con người nên mọi người thường chủ quan, ít đề phòng, tạo cơ hội cho việc truyền nhiễm bệnh dại.

Virus dại được lây truyền qua nước bọt của động vật bị bệnh và bài tiết ra ngoài, theo vết cắn, vết xước trên da vào cơ thể con người rồi dần dần theo dây thần kinh đến thần kinh trung ương. Tại đây, virus sinh sản với tốc độ rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Lúc này, nhìn bề ngoài người bệnh vẫn rất bình thường nhưng virus dại đã xâm nhập trở lại với mật độ cao ở tuyến nước bọt. Virus dại dần phá hoại các tế bào thần kinh và làm xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh dại.

Virus dại chủ yếu lây truyền từ các động vật mắc sẵn bệnh dại qua các vết cắn, vết liếm vào vết thương của người

Biểu hiện của bệnh dại ở người

Bệnh sẽ tiến triển theo 2 thể: thể cuồng hoặc thể liệt nhưng phổ biến nhất vẫn là ở thể cuồng.

Thể cuồng

Trong khoảng thời gian 2 đến 4 ngày đầu nhiễm virus dại, người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng tấy tại vết bị cắn hoặc bị liếm. Ngoài ra bệnh nhân sẽ có những triệu chứng kèm theo như bực tức, chán nản, muốn la hét, trở nên hung bạo, muốn đập phá, chống lại những người quanh mình cùng với việc sợ ánh sáng, tiếng động, hạ huyết áp và đôi khi còn có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày hoặc lâu hơn. Bệnh nhân nhanh chóng bị suy sụp, hôn mê, ngất đi rồi chết do bị liệt cơ hô hấp.

Thể liệt

Kém phổ biến hơn thể cuồng. Với thể liệt, bệnh nhân không có dấu hiệu phấn khích quá độ như thể cuồng, thay vào đó là biểu hiện co thắt, run rẩy rồi dần dần liệt 1 hoặc 2 chi dưới rồi lan ra toàn cơ thể. Bệnh nhân thường tử vong vào ngày thứ 4 kể từ khi mắc bệnh.

Cách phòng bệnh dại ở người

- Tiêm phòng cho tất cả chó, mèo nuôi trong nhà

- Diệt động vật, gia súc bị nghi là bị súc vật dại cắn

- Phải xích, nhốt chó cẩn thận, không để chó ra ngoài đường mà không có rọ mõm.

- Tránh tiếp xúc, vuốt ve và ôm các vật nuôi lạ vì chúng có thể tấn công, cắn người muốn tiếp cận

- Khi bị chó hoặc mèo dại cắn, phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế để kiểm tra và tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm phòng cho vật nuôi là một trong những cách hiệu quả nhằm ngăn ngừa bệnh dại

Xử ý vết thương khi bị động vật cắn

- Nhanh chóng rửa kĩ vết thương bằng xà phòng đặc 20%, nước muối đặc và dội sạch bằng nước sạch

- Bôi chất sát khuẩn (như cồn, cồn iot) vào vết thương

- Không nên băng kín vết thương

- Gây tê tại chỗ gần vết thương để tránh sự lan rộng của virus vào cơ thể

- Đến cơ sở y tế để kiểm tra khi nghi ngờ súc vật bị dại hoặc lên cơn dại

Bệnh dại khi đã lên cơn thì việc tử vong là điều chắc chắn. Vì vậy, khi bị súc vật cắn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơ là theo dõi diễn biến của bệnh. Khi thấy nghi ngờ, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến khám và tiêm phòng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế để có biện pháp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy đến.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi thêm thông tin và tư vấn của bác sĩ tại fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay