Áp xe vú là căn bệnh ít gặp ở nam giới nhưng lại hay gặp ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ người phụ nữ sinh đẻ, nuôi con.
Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú từ trên da vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết sây sát ở núm vú và vùng quầng vú; đường gián tiếp: vi khuẩn từ một ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết đến gây áp-xe vú.
Áp xe là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm sưng và tích tụ mủ ở một vị trí trên cơ thể. Bệnh lý này thường xuất phát do vi khuẩn gây nhiễm trùng với các triệu chứng như sưng nóng đỏ đau. Một trong những loại áp xe gây nhiều phiền toái và đau đớn nhất là áp xe vú.
Áp xe vú có thể xảy ra ở mọi người, trong mọi độ tuổi và không biệt giới tính. Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất là ở mẹ bỉm sữa, đặc biệt trong 6 tháng sau sinh do vú phải hoạt động quá mức hoặc tắc sữa gây viêm. Bệnh cũng có thể xảy ra với sạng áp xe dưới quầng vú ở những phụ nữ béo phì và người có kích thước ngực lớn.
Hình ảnh áp xe vú thường gặp
Áp xe vú có thể xảy ra ở cả nam và nữ, đặc biệt có khoảng 30% mẹ bầu gặp tình trạng này. Bệnh thường do vi khuẩn gây ra, trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu, ít gặp hơn là phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí.
Ở phụ nữ mang thai những tháng cuối và đang cho con bú, bệnh xảy ra do sức đề kháng của cơ thể suy giảm vì ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi… Đặc biệt, tình trạng ứ đọng sữa trong tuyến vú sau sinh là các yếu tố chủ yếu gây áp-xe vú ở phụ nữ.
Vị trí ổ áp xe có thể trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến. Một ổ áp xe thường trải qua hai giai đoạn viêm và tạo thành áp xe, hoại thư vú.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Dấu hiệu lâm sàng của áp xe vú còn phụ thuộc vào vị trí, giai đoạn bệnh. Ban đầu bệnh thường khởi phát đột ngột với chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Mẹ có thể thấy đau nhức sâu ở trong tuyến vú, đau tăng khi khám, khi cử động vai, cánh tay, 1 bên vú bị viêm to ra, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên to và đau.
Áp xe vú có thể được biểu hiện với vùng da trên ổ viêm nóng, đỏ, phù nề nếu nằm ngay dưới da hoặc trên bề mặt của tuyến (một số trường hợp không ghi nhận biểu hiện trên da do ổ viêm ở sâu trong tuyến).
Các dấu hiệu xét nghiệm gồm:
Ở giai đoạn tạo áp xe mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, gầy yếu nhanh. Bệnh nhân thấy đau nhức nhối sâu trong tuyến vú, đau tăng khi vận động vai, cánh tay, khi cho con bú. Vú sưng to, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.
Nếu ổ áp xe nằm ở sâu thì da cũng có thể vẫn bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, núm vú tụt. Nếu ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa thì có thể thấy sữa lẫn mủ chảy qua đầu núm vú. Chọc đúng ổ áp xe có thể hút được mủ.
Các bác sĩ Sản khoa cho biết áp xe vú là bệnh lý nguy hiểm, ó thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Điều trị áp xe vú chủ yếu dựa vào kháng sinh kết hợp với phương án chích rạch, tháo mủ. Đối với các ổ áp xe nông dưới da, vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Các áp xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ và chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất. Các bác sĩ thường rạch từ 7-10cm nhưng phải cách núm vú từ 2-3cm.
Sau khi tháo mủ cần đặt dẫn lưu bằng ống cao su hoặc mét gạc, thường xuyên bơm rửa ổ áp xe hằng ngày qua ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng kháng sinh toàn thân.
Khi có những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ có kinh nghiệm điều trị áp xe vú hiệu quả, tránh tiền mất tật mang. Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân và đặc biệt là núm vú hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn cho mẹ và bé.
Một số biện pháp phòng áp xe vú được khuyến cáo bao gồm:
Đặc biệt, mẹ cần lưu ý không nên cho bé ti bên vú bị áp xe/ sưng vì có thể làm nhiễm trùng lan rộng và có thể làm bé bú phải sữa thiếu chất lượng.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.