Xuất tinh máu do nguyên nhân nào

Xuất tinh máu do nguyên nhân nào

15-11-2013
Sống khỏe

Xuất tinh máu là một triệu chứng thường gặp trong các dạng rối loạn xuất tinh và nó làm cho người bệnh cảm thấy rất lo lắng, mặc dù nguyên nhân ít khi là hậu quả của một bệnh lý ác tính.

Xuất tinh máu được định nghĩa là có máu trong tinh dịch, có thể tinh dịch lẫn những sợi máu tươi hoặc cả khối tinh dịch có màu nâu thẫm. 

Các nguyên nhân xuất tinh máu

Khi có bất thường về tinh trùng, người ta thường nghĩ đến một vài tổn thương của các cơ quan sinh ra nó.

Nguyên nhân túi tinh

- Viêm túi tinh là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể là do viêm ngược dòng từ viêm đường tiểu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Vì vậy, khi thăm khám thường khai thác bệnh sử có từng bị nhiễm trùng đường tiểu không.

- Viêm túi tinh do lao cũng thường gặp, có thể là tiên phát hoặc thứ phát sau từ một cơ quan nào đó trong cơ thể.

- Nang túi tinh hay nang ống phóng tinh cũng gây ra xuất tinh máu.

Xuất tinh máu Xuất tinh máu do các nguyên nhân liên quan đến túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo

Nguyên nhân từ tuyến tiền liệt

- Do sinh thiết tuyến tiền liệt, chọc kim qua đường trực tràng để lấy mẫu sinh thiết và làm tổn thương tuyến tiền liệt, khi xuất tinh sẽ gây ra tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch.

- Viêm tuyến tiền liệt (30% các trường hợp) 

- Ung thư tuyến tiền liệt: khối ung thư phát triển và xuất huyết sẽ gây ra xuất tinh máu. Như vậy, xuất tinh máu có thể là gợi ý tình trạng ung thư tuyến tiền liệt và là dấu hiệu giúp ta nghĩ tới ung thư tuyến tiền liệt để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Giãn tĩnh mạch tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra xuất tinh máu.

- U xơ tuyến tiền liệt, sỏi tiền liệt tuyến.

- Nang tuyến tiền liệt, có những nang trong tuyến tiền liệt khi vỡ ra có thể gây xuất tinh máu. Sau phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt hoặc áp điện điều trị bướu lành, tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân từ niệu đạo

- Viêm niệu đạo cũng gây ra xuất tinh máu, đặc biệt là viêm bàng quang.

- Nang niệu đạo, polyp niệu đạo.

- Chấn thương niệu đạo, chấn thương tầng sinh môn.

Ngoài ra, chấn thương tinh hoàn, sau phẫu thuật chích xơ trĩ nội cũng có thể gây ra tình trạng xuất tinh máu. Các bệnh toàn thân như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh gan mạn tính, bệnh tự miễn cũng có thể gây ra xuất tinh máu mặc dù cơ chế chưa được xác định rõ ràng.

Chẩn đoán xuất tinh máu

Để chẩn đoán xuất tinh máu cần hỏi bệnh nhân có tiền sử sinh thiết tuyến tiền liệt không, có bị nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục trước đó hay không?

Các bệnh lý viêm tuyến tiền liệt và túi tinh, bệnh tăng huyết áp, lao tuyến tiền liệt và túi tinh, sỏi tuyến tiền liệt và túi tinh, cơ địa chảy máu, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư túi tinh và giãn tĩnh mạch tuyến tiền liệt.

Xuất tinh máu Chẩn đoán xuất tinh máu bằng xét nghiệm và các phương tiện hình ảnh học khác

Các xét nghiệm chẩn đoán 

- Tổng phân tích và cấy nước tiểu: giúp chẩn đoán bệnh nguyên có thể là tình trạng viêm túi tinh thứ phát sau viêm bàng quang hay viêm niệu đạo. Nếu nghi ngờ lao, cần cấy nước tiểu để tìm trực khuẩn lao.

- Cấy và phân tích tinh dịch đồ: chẩn đoán xác định được xuất tinh máu, có thể nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ để hổ trợ việc điều trị.

- PSA cho những bệnh nhân > 40 tuổi để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt.

- Chức năng đông máu toàn bộ cho bệnh nhân xuất tinh máu trên 2 tháng.

Các phương tiện hình ảnh học

- Siêu âm qua trực tràng: cho hình ảnh rõ nét của túi tinh, ống phóng tinh có thể xác định các nguyên nhân gây xuất tinh máu như: nang, sỏi túi tinh; soi tuyến tiền liệt, có thể có hình ảnh gợi ý tình trạng viêm túi tinh trên siêu âm trực tràng.

- Cộng hưởng từ: giúp chẩn đoán xuất huyết từ túi tinh hay tuyến tiền liệt.

- Soi bàng quang: giúp phát hiện tổn thương ở niệu đạo và tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, xuất huyết cổ bàng quang…

Nội soi túi tinh và sinh thiết túi tinh khi có bất thường trên siêu âm hoặc cộng hưởng từ.

Điều trị xuất tinh máu

Điều trị nội khoa bao gồm dùng kháng sinh trong những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục, viêm túi tinh, viêm bàng quang.

Kháng sinh thường được lựa chọn là kháng sinh tác dụng trên đường tiết niệu như nhóm: quinolon, nhóm tetracycline… Trong trường hợp điều trị không đáp ứng thì ta có thể điều trị theo kết quả cấy tinh dịch và theo kháng sinh đồ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay