Viêm VA độ 3 là trường hợp nặng khi kích thước lympho đã quá lớn đè lên khẩu cái và gần như che lấp toàn bộ mũi sau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hô hấp của người bệnh.
VA (viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides) là một cấu trúc lympho nằm ở vòm họng đóng vai trò nhận biết các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng rồi tự phát sinh các miễn dịch để chống cự lại.
Viêm VA (bệnh sùi vòm mũi họng) xảy ra khi VA phải “làm việc” quá mức, chống lại số lượng lớn vi khuẩn dẫn tới viêm, sưng phồng lên và gia tăng kích thước bất thường.
Viêm VA ở mức độ cấp tính thông thường sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khoảng 7 -10 ngày điều trị. Nhưng khả năng cao viêm VA sẽ tái phát trở lại nhiều lần, các chuyên gia tai mũi họng đã phân chia tình trạng viêm VA thành 4 mức độ khác nhau tương ứng từ nhẹ đến nặng dần.
Đối với các trường hợp nhẹ (viêm VA độ 1 và viêm VA độ 2) sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh, nhưng khi diễn biến nặng hơn (viêm VA độ 3 và viêm VA độ 4) sẽ phát sinh nhiều triệu chứng đặc trưng và tác động lớn tới sức khỏe tổng thể.
Trường hợp nặng của viêm VA cấp tính là viêm VA độ 3. Bệnh có dấu hiệu chuyển biến phức tạp ở giai đoạn này làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Khối lympho VA ở giai đoạn viêm VA độ 3 tăng kích thước, đè lên cửa khẩu cái, che lấp hết mũi sau khiến người bệnh phải thở bằng miệng
Kích thước của khối lympho ở giai đoạn viêm VA độ 3 cũng đã tăng dần kích thước, đè lên cửa khẩu cái và gần như che lấp hết mũi sau tới khoảng 50 – 75% gây cản trở nghiêm trọng tới quá trình vận chuyển không khí vào vận hành cơ thể.
Nguy hiểm hơn khi không điều trị kịp thời, viêm VA độ 3 sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 4 làm cho người bệnh bị nghẹt thở hoàn toàn và chỉ có thể thở bằng miệng.
Bên cạnh việc tăng kích thước và gây tình trạng khó thở, người bệnh bị viêm VA độ 3 còn có nhiều dấu hiệu khác như:
Triệu chứng điển hình của viêm VA độ 2: Cơn sốt cao, chảy nhiều nước mũi, cơ thể mệt mỏi, khó thở
Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác được phát hiện khi bác sĩ thăm khám lâm sàng, soi mũi trước, khám tai, khám khoang miệng:
Tình trạng bệnh viêm nhiễm VA cấp tính đã tiến triển nặng khi ở giai đoạn viêm VA độ 3, lúc này bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng tác động lớn tới sức khỏe của người bệnh mà nhiều khả năng sau điều trị còn dễ tái phát trở lại.
Mọi đối tượng đều có thể mắc viêm VA nhưng trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 4 – 7 tháng và 5 – 7 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do sức đề kháng của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu chưa thực sự khỏe mạnh, trẻ rất dễ bị đuối sức khi bị viêm VA độ 3 nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tránh việc sốt cao dẫn đến tổn thương não, kèm theo những cơn co giật, người lờ mờ, nguy hiểm hơn là hôn mê.
Nếu không phát hiện sớm viêm VA độ 3 và điều trị đúng cách sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:
Không xử lý kịp thời và đúng cách bệnh viêm VA độ 3 quá phát còn gây ra một số hậu quả lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh, dẫn tới một số bệnh lý khác như thấp khớp cấp, viêm nhiễm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tấy thành bên họng hoặc hạch dưới hàm…
Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu viêm VA độ 3 để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau khi có kết quả nội soi, triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đề ra hướng điều trị tích cực.
Khi có những dấu hiệu sau người bệnh cần tìm gặp bác sĩ ngay:
Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm VA độ 3 cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ
Mỗi người cần nhận biết được tầm nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh viêm VA độ 3, tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt. Nên chủ động tới bác sĩ để được thăm khám khi nghi ngờ bản thân bị viêm VA từ giai đoạn khởi phát, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn ở giai đoạn này.
Trường hợp bị viêm VA độ 3, bác sĩ chuyên khoa bệnh tai mũi họng sẽ chẩn đoán bệnh sau đó đưa ra chỉ định điều trị nội khoa thông qua việc kê đơn dùng một số loại thuốc Tây ở dạng thuốc uống, thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi.
Thông thường, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh Erythromycin hoặc Amoxicillin để dùng trong khoảng 7 – 10 ngày. Nếu cơ thể không đáp ứng được thuốc Cefaclor hoặc Cefuroxim sau 3 ngày thì có thể đổi sang dùng thuốc khác.
Những loại thuốc trên thực tế đều là những loại thuốc điều trị nguyên căn bệnh, ở những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc loãng đờm, thuốc tăng cường sức đề kháng…
Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ,
Đối với những trường hợp bị viêm VA độ 3, sau lộ trình điều trị nội khoa nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm sẽ được các bác sĩ tai mũi họng chỉ định nạo VA. Người bệnh không nhất thiết phải nhập viện để điều trị vì nạo VA là phương pháp điều trị không quá phức tạp.
Không chỉ giúp loại bỏ khối lympho chèn ép đường thở mà nạo VA còn giúp phòng ngừa một số biến chứng có khả năng xảy ra.
Nền y học ngày càng phát triển hiện nay đã phát triển nhiều phương pháp nạo VA không đau, ít chảy máu, vết thương mau lành và ít gây ra biến chứng, giúp người bệnh chấm dứt các biểu hiện khó chịu. Thế nhưng, bệnh tình có thể tái phát trở lại sau khoảng thời gian nạo VA. Vậy nên để tránh gặp trường hợpt tái phát, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và lối sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám kịp thời khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ.
Công nghệ dao plasma cắt amidan và nạo VA thế hệ mới
Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm VA độ 3, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc điều trị, người bệnh cũng cần quan tâm và chú ý thêm về chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hằng ngày.
Để hỗ trợ điều trị bệnh và giúp phòng ngừa bệnh xuất hiện rủi ro hoặc phòng ngừa tái phát trở lại sau khi được điều trị cần có một lối sống khoa học theo lời khuyên từ chuyên gia:
Khi thấy các dấu hiệu của viêm VA, người bệnh cần chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời người bệnh cũng cần kết hợp điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại sau khi điều trị.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/