Viêm phổi: cẩm nang cập nhật cách chẩn đoán và điều trị

Viêm phổi: cẩm nang cập nhật cách chẩn đoán và điều trị

27-06-2023

Bệnh viêm phổi lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh nhân có thể phải nhập ICU điều trị tích cực, có nguy cơ tử vong mức 4 – 5 (41,5% - 57,0%).

Tổng quan về viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi từ phế nang, ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản tận cùng và viêm tổ chức liên kết khe kẽ. Khi bị viêm, khu vực phế nang và các đường dẫn khí nằm bên trong phổi đều có thẻ chứa đầy mủ hoặc chất lỏng.

Các tác nhân gây bệnh thường do nấm, virus, vi khuẩn. Cũng do vậy nên bệnh có thể được phân loại theo nguyên nhân, hoặc mục đích phân loại.

Phân loại theo nguyên nhân

  • Viêm phổi do nấm

  • Viêm phổi do virus

  • Viêm phổi do vi khuẩn

  • Viêm phổi do hóa chất

Phân loại theo nguồn lây nhiễm

  • Viêm phổi từ bệnh viện

  • Viêm phổi từ cộng đồng

Triệu chứng tiêu biểu của viêm phổi

Đối với mọi người, triệu chứng bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, hãy tham khảo các dấu hiệu viêm phổi để xác định bệnh.

  • Sốt ớn lạnh, đổ mồ hôi

  • Mệt mỏi

  • Khó thở

  • Đau tức ngực khi ho, thở mạnh

  • Buồn nôn, nôn khan, nôn mửa

  • Khó tiêu, tiêu chảy

  • Ho cùng với đờm đặc

  • Lú lẫn, mê man (đối với người cao tuổi)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi còn hạn chế với dấu hiệu không giống như ở người lớn. Nhưng, có thể xác định bệnh thông qua các triệu chứng:

  • Ho

  • Nôn mửa

  • Sốt cao khó hạ, co giật

  • Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn

  • Trẻ gặp bứt rứt, mệt mỏi

  • Da mặt tím tái

  • Ngủ li bì, khi thở bị rút lõm lồng ngực

Nguyên nhân gây ra viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn

Hầu hết các trường hợp, vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh viêm phổi lây nhiễm qua đường giọt bắn (khi lỡ hít, nuốt phải khi người bệnh ho, hắt hơi). Khi lây nhiễm qua đường hô hấp thì những người có bệnh lý nền sẽ gặp nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Bệnh nhân mắc viêm phổi do các vi khuẩn trong không khí

Viêm phổi do virus

Virus cũng là tác nhân lây lan bệnh với con đường hô hấp. Bên cạnh đó, virus có thể bám vào các đồ vật xung quanh, khiến bệnh nhân lây nhiễm khi tiếp xúc cùng.

Các virus gây bệnh tiêu biểu là: Influenza typ A, influenza typ B (virus cúm), virus hợp bào đường hô hấp, adeno virus, parainfluenza virus,…

Viêm phổi do nấm

Các bào tử của nấm ở ngoài môi trường có thể là nguyên nhân viêm phổi mà bệnh nhân không ngờ tới. Nấm có thể cư trú trong cơ thể người bệnh mà không phát bệnh. Tuy nhiên, những bệnh nhân có sức khỏe suy yếu là đối tượng nguy cơ gây viêm nhiễm ở phổi.

Các đối tượng dễ mắc phải nấm là: người hay hít khói thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, môi trường ẩm mốc.

Viêm phổi do hóa chất

Viêm phổi hít do hóa chất gây nên là mặt bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh diễn tiến nặng hay nhẹ là do nhiều nguyên nhân: thể trạng người bệnh, thời gian phơi nhiễm, loại hóa chất, hiệu quả sơ cứu sau phơi nhiễm.

Hóa chất do người bệnh hít phải rất hại đối với các cơ quan nội tạng. Các cơ quan khác có thể gặp ảnh hưởng nghiêm trọng, trường hợp xấu nhất có thể bị tử vong.

Viêm phổi bệnh viện

Bệnh nhân có thể bị nhiễm viêm phổi sau 48h kể từ lúc nhập viện dù rằng không bị nhiễm trùng, không có vấn đề về hô hấp. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn mà các bệnh nhân cần lưu tâm bởi chúng cản trở và ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh lí trước đó.

Bao gồm:

  • Sinh sống trong các nhà điều dưỡng.

  • Điều trị hoặc cấp cứu tại bệnh viện trong thời gian từ 2 ngày trở lên.

  • Tiếp xúc với phòng lọc máu trong 30 ngày đổ lại.

  • Phải tiêm truyền tĩnh mạch, chăm sóc vết thơng trong 30 ngày đổ lại.

Viêm phổi cộng đồng

Bệnh nhân có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người khác. Bởi vì lây nhiễm qua đường hô hấp, bệnh nhân dù chỉ tiếp xúc thời gian ngắn nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm phổi

Trẻ em

Nhóm đối tượng đặc biệt dễ mắc phải bệnh phổi nhất phải kể đến trẻ em dưới 2 tháng tuổi và dưới 5 tuổi. Số trẻ em tử vong từ bệnh này cũng cao nhất so với các nhóm bệnh khác

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong thai kì có hệ miễn dịch yếu hơn, nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Các nguy cơ từ thai kỳ khi mắc bệnh như: suy hô hấp, sinh non, sảy thai, biến chứng thai kỳ,… Do vậy, mẹ bầu cần đi khám ngay nếu như có triệu chứng viêm phổi.

Người lớn tuổi

Với sức đề kháng kém, người cao tuổi dễ mắc các bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển mùa. Nếu phát hiện có dấu hiệu viêm phổi, người cao tuổi cần nhập viện điều trị ngay, tránh dẫn đến biến chứng suy hô hấp.

Các yếu tố rủi ro khác

  • Người mắc các bệnh mãn tính hoặc có tiền sử các bệnh: hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim.

  • Bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, chăm sóc dài ngày tại bệnh viện.

  • Người sống và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều khói thuốc.

  • Người có hệ miễn dịch yếu: thực hiện hóa trị, đã từng ghép tạng, suy giảm miễn dịch HIV, sử dụng steroid dài ngày.

Cách chẩn đoán viêm phổi

Bác sĩ sẽ phán đoán và kết luận mức độ nguy cơ của bệnh viêm phổi thông qua chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Đối với các bệnh nhân không rõ triệu chứng, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra căn nguyên.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ tham vấn về tình trạng bệnh lý để phán đoán lâm sàng. Tìm hiểu các dấu hiệu viêm phổi như: ho, sốt, đau thắt ngực, khó thở, li bì, tím tái,…

  • Theo dõi nhịp thở để chẩn đoán độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Theo dõi các tiếng ran có xu hướng bất thường: ran nổ, ran ầm,…

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: tình trạng nhiễm trùng phổi được thể hiện qua số lượng bạch cầu.

  • Nuôi cấy đờm: xác định nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị tốt nhất.

  • Chụp X-quang lồng ngực: chụp các tổn thương từ phế nang, mô kẽ phổi.

  • Chụp CT Scan: xác định đốm mờ ở phổi để tìm ra tổn thương.

  • Nội soi phế quản: quan sát đường thở bằng ống soi mềm nhằm đưa ra phán đoán tốt hơn về bệnh.

Cần chụp X-quang phổi cho chẩn đoán cận lâm sàng viêm phổi chính xác nhất

Kết hợp phương án lâm sàng và cận lâm sàng giúp bác sĩ chuyên khoa hiểu kĩ với bệnh lý của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị tối ưu nhất.

Biến chứng thường gặp của viêm phổi

Bệnh viêm phổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu như không được điều trị sớm và dứt điểm.

Nhiễm trùng huyết

Bệnh nhân từ khi nhiễm viêm phổi, số lượng bạch cầu trong máu đã giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Biến chứng của việc này gây nhiễm trùng đường máu, gây suy nội tạng (trong trường hợp xấu nhất).

Suy hô hấp

Bệnh nhân khi không được điều trị kịp thời sẽ giảm lượng oxy cần thiết cho các hoạt động sống. Điều này là gián đoán hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Với biến chứng này, bệnh nhân cần nhập viện và dùng máy thở cho đến khi tình hình khả quan hơn.

Tràn dịch màng phổi

Các chất lỏng tích tụ giữa khoang ngực và mô lót phổi khi bị viêm phổi rất nguy hiểm. Chúng cần được loại bỏ hoặc dẫn lưu dịch đi.

Áp-xe phổi

Tình trạng viêm nhiễm trở nặng hơn, trở thành khối áp-xe. Chúng tích tụ lại bên trong khoang phổi.

Cách điều trị viêm phổi

Sau khi chẩn đoán tình trạng và nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo thang điểm tiên lượng điều trị CURB-65. Từ đó bệnh nhân sẽ tiến hành điều trị viêm phổi tại nhà, hoặc nhập viện điều trị.

Điều trị tại nhà

Nếu viêm phổi nhẹ, bệnh nhân sẽ được uống thuốc theo đơn của bác sĩ hàng ngày. Hầu hết các triệu chứng cơ bản của bệnh sẽ đỡ sau vài ngày sử dụng đơn thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tới bệnh viện ngay nếu như tình trạng bệnh không thuyên giảm: sốt cao không hạ, khó thở, đau ngực trầm trọng,..

Uống thuốc đầy đủ, đúng liều là điều cần làm khi điều trị viêm phổi

Điều trị tại bệnh viện

Các bệnh nhân viêm phổi nặng hoặc có bệnh lý nghiêm trọng về hô hấp sẽ được nhập viện để điều trị nội trú.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi sẽ được chỉ định nhập viện ngay lập tức sau khi tiến hành chẩn đoán. Trẻ em lứa tuổi 2 – 5 tuổi sẽ được nhập vào khoa nhi để theo dõi và điều trị bệnh.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được chăm sóc y tế 24/7 nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.

Các loại thuốc điều trị

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân nhiễm bệnh, bệnh nhân viêm phổi sẽ được chỉ định đơn thuốc phù hợp. Thuốc điều trị viêm phổi sẽ được kê theo 2 dạng:

  • Thuốc kháng sinh: điều trị bệnh viêm phổi do nguyên nhân mắc là vi khuẩn.

  • Thuốc điều trị triệu chứng: tùy theo các dấu hiệu lâm sàng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phù hợp. Các triệu chứng cần theo dõi và điều trị là: sốt, ho, đờm, sổ mũi,…

Phòng tránh bệnh viêm phổi

Nguy cơ viêm phổi sẽ được giảm bớt khi mọi người áp dụng các phương pháp phòng ngừa đúng cách.

  • Tiêm phòng định kỳ: nên tiêm vắc-xin phòng ngừa các tác nhân gây bệnh cúm, viêm phổi, phế cầu.

  • Tăng cường vệ sinh tay: vi khuẩn, virus hoàn toàn có thể loại bỏ khi khử trùng hoặc rửa tay với xà phòng

  • Không hút thuốc lá: khói thuốc lá có làm hỏng khả năng chống nhiễm trùng của phổi.

  • Sinh hoạt lành mạnh: giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để phòng tránh tác nhân nguy cơ.

  • Đeo khẩu trang nơi công cộng: bảo vệ đường hô hấp, tránh tiếp xúc với giọt bắn bên ngoài.

  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày: giúp khai thông đường thở, tiêu diệt vi khuẩn trong đường thở.

Chăm sóc người bệnh viêm phổi

Người bệnh cần được quan tâm và chăm sóc đúng mức để nhanh khỏi bệnh hơn. Hãy thiết lập lối sống lành mạnh để tăng đề kháng phòng tránh nguy cơ.

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục tốt nhất.

  • Uống đủ nước hàng ngày: giúp tăng tuần hoàn máu, làm loãng chất nhầy cổ họng, giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh.

  • Uống thuốc theo chỉ định: hãy dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian.

  • Môi trường sống thông thoáng: thực hiện các cách để đảm bảo môi trường sống cho người bệnh như: vệ sinh chăn màn, để không khí tự nhiên lưu thông, nhiệt độ phòng ấm, không quá lạnh,…

Quan tâm chăm sóc người bệnh viêm phổi giúp bệnh nhanh khỏi hơn

Bệnh viêm phổi vẫn có nguy cơ tử vong khi chỉ số tiên lượng bệnh CURB-65 ở mức 4 – 5 (41,5% - 57,0%). Bệnh nhân không nên quá chủ quan để bệnh diễn tiến nặng và khó kiểm soát.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

Thông tin liên hệ:

KHOA HÔ HẤP – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

  • 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  • Số 8 Châu Văn Liêm, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Hotline: 0947.616.006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay