Thời điểm thời tiết lạnh hoặc giao mùa, vấn đề “Viêm phổi cấp là gì” được nhiều người quan tâm bởi diễn biến bệnh rất nhanh và phức tạp, cần phải đề phòng bệnh.
Viêm phổi cấp là gì?
Viêm phổi cấp là bệnh đường hô hấp do viêm nhiễm ở phế nang phổi. Bệnh mang diễn tiến nhanh, phức tạp nên được gọi là viêm phổi cấp.
Bệnh viêm phổi cấp là gì – được xác định khi các tác nhân gây bệnh vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể, xâm nhập vào đường hô hấp để tạo thành viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm, vi khuẩn, virus; hoặc ảnh hưởng từ điều kiện sinh hoạt, các bệnh hệ thống,… Nguy cơ mắc viêm phổi cấp khá cao trong cộng đổng bởi bệnh có diễn tiến nhanh và phức tạp.
Nguyên nhân khởi phát viêm phổi cấp
Viêm phổi cấp do virus
Một trong những điều khi tìm hiểu “Viêm phổi cấp là gì”, là cập nhật về nguyên nhân khởi phát bệnh. Nguyên nhân đầu tiên là do virus với các chủng loại như sau:
Virus cúm chủng A và B: chủ yếu gây bệnh với người lớn.
Virus hợp bào hô hấp (RSV): nguyên nhân chính khởi phát bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Các loại virus khác: herpes simplex, coronaviruses, virus parainfluenza và adenovirus (gây đau mắt đỏ), rhinovirus, sởi và thủy đậu (trường hợp hiếm).
Viêm phổi cấp do phế cầu
Vi khuẩn phế cầu (vi khuẩn streptococcus pneumonia) cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đặt câu hỏi “Viêm phổi cấp là gì”. Bệnh cấp tính từ vi khuẩn phế cầu có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Đối tượng chủ yếu là: người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và người suy giảm miễn dịch.
Các loại vi khuẩn các cần kể tên đến như:
Vi khuẩn haemophilus influenzae: Đặc trưng với nhiều loại nhiễm trùng khác nhau được các nhà khoa học ghi nhận. Bệnh nhân mắc chủng này có chung đặc điểm bệnh lý như: viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn Legionnaires: Với triệu chứng viêm phổi nặng, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng. Loại vi khuẩn này còn khiến người bệnh bị sốt Pontiac.
Viêm phổi do Mycoplasma: Là dạng vi khuẩn mang nhiều chủng loại nhất (hơn 200 loại). Loại vi khuẩn này bám vào mô phổi, nhân giống và khiến phổi bị viêm nhiễm. May mắn là nếu mắc viêm phổi cấp do mycoplasma, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, dễ hồi phục hơn.
Viêm phổi do lao: Nếu bệnh nhân đang thắc mắc vấn đề “Viêm phổi cấp là gì” thì cần biết tới vi khuẩn gây lao mycobacterium tuberculosis. Chủng vi khuẩn này có tốc độ nhân bản nhanh, dễ lây lan với biểu hiện ho ra máu đối với những người bị nhiễm.
Đối tượng dễ mắc viêm phổi cấp
Bệnh nhân cần hết sức cảnh giác và thấu hiểu “Viêm phổi cấp là gì” bởi đây là “dịch bệnh bị lãng quên” được nhiều tổ chức sức khỏe quốc tế cảnh báo. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải bởi bệnh có tính lây nhiễm cao.
Tuy nhiên, nhóm đối tượng dễ mắc phải nhất là:
Trẻ em: Cần chú ý các bé từ 2 tháng tuổi tới 5 tuổi.
Người cao tuổi: Nhóm đối tượng có sức đề kháng kém, đồng mắc nhiều bệnh lý mãn tính, chức năng cơ thể giảm do tuổi cao, chịu nhiều ảnh hưởng của bia rượu, thuốc lá (trong quá khứ),…
Phụ nữ mang thai: Với hệ miễn dịch suy yếu do ảnh hưởng của thai kì. Người bệnh mắc viêm phổi cấp khi mang bầu dễ gặp nhiều bệnh lý thai kì, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
Các yếu tố rủi ro khác:
Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý khác, đang được chăm sóc tại bệnh viện.
Người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính: Tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),…
Người bị ức chế/ suy giảm khả năng miễn dịch: Sử dụng steroid dài hạn, người đã ghép tạng, người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc đang được hóa trị điều trị bệnh,…
Những người sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm: nhiều khói thuốc, khói bụi.
Các yếu tố nguy có trên làm tăng tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi cấp. Do vậy, mọi người cần phải có cách phòng ngừa thích hợp.
Định nghĩa “Viêm phổi cấp là gì” đã được làm rõ qua bài viết. Với nguyên nhân gây bệnh đến từ virút, vi khuẩn, người dân cần phải tự bảo vệ và có cách phòng bệnh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Để được tư vấn viêm phổi cấp là gì, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:
Chuyên khoa Hô hấp – BVĐK Hồng Ngọc
Số 55, Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0947 616 006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác