[TỔNG QUAN] Viêm niệu đạo mãn tính: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

[TỔNG QUAN] Viêm niệu đạo mãn tính: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

27-11-2023
Sống khỏe

Viêm niệu đạo cấp nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành viêm niệu đạo mãn tính. Khi đã tiến triển thành mãn tính, việc điều trị khỏi hoàn toàn là không thể, bệnh nhân sẽ phải sống chung với bệnh.

Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng gì?

Niệu đạo bị viêm do nhiễm khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn như lậu cầu, E.Coli, Chlamydia… Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm sẽ ngày càng nặng nề, tiến triển xấu và chuyển sang thể bệnh mãn tính.

Viêm niệu đạo mãn tính là giai đoạn nặng của tình trạng viêm niệu đạo kéo dài. Việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn để kiểm soát các triệu chứng và cũng không thể chữa trị dứt điểm. Bên cạnh đó, người bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo mãn tính

Viêm niệu đạo cấp nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến viêm niệu đạo mãn tính

Viêm niệu đạo gây ra bởi tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm kéo dài không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, tái phát nhiều lần. Một số nguyên nhân dưới đây dẫn đến việc niệu đạo bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm:

  • Không vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh sai cách bộ phận sinh dục.

  • Thường xuyên mặc quần lót, quần quá bó sát gây bí niệu đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.

  • Sử dụng nguồn nước không sạch hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh chứa chất hóa học gây kích ứng niệu đạo khi vệ sinh vùng kín.

  • Thường xuyên thủ dâm.

  • Có đời sống tình dục không lành mạnh như: quan hệ tình dục quá mức, quan hệ không an toàn, quan hệ với nhiều người, không dùng bao cao su khi quan hệ…

  • Bất thường ở bao quy đầu: hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu… khiến việc đi tiểu khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

  • Biến chứng sau thủ thuật: đặt sonde tiểu, nong niệu đạo…

Các triệu chứng của viêm niệu đạo mãn tính

Các triệu chứng của viêm niệu đạo mãn tính xuất hiện với tần suất thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Tiểu rắt, tiểu nóng.

  • Tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên bị mót tiểu.

  • Khó khăn khi đi tiểu.

  • Xuất hiện khí hư bất thường, có mùi hôi khó chịu ở nữ giới.

  • Đau lưng, đau vùng xương chậu.

  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ, tiết dịch bất thường.

  • Đau nghiêm trọng khi quan hệ tình dục.

  • Sốt, ớn lạnh.

  • Bao quy đầu của nam giới có thể tiết dịch mủ màu xanh, vàng và dịch tiết có mùi hôi tanh khó chịu.

Khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được điều trị đúng cách. Viêm niệu đạo mãn tính dù không chữa được dứt điểm nhưng cũng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng để người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng của viêm niệu đạo mãn tính

Việc điều trị viêm niệu đạo mãn tính không chỉ kéo dài, khó khăn hơn cấp tính mà nó còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng khác như:

Bệnh lý đường tiết niệu

Viêm niệu đạo mãn tính khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài, làm phát sinh nhiều bệnh lý khác ở đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh…

viem nieu dao man tinh Viêm niệu đạo mãn tính có thể biến chứng thành các bệnh lý thận tiết niệu khác

Hệ thống bài tiết niệu tiểu gặp vấn đề

Tình trạng viêm kéo dài khiến hệ bài tiết nước tiểu bị rối loạn. Phát sinh tình trạng hẹp niệu đạo dẫn đến khó khăn khi đi tiểu, tiểu buốt, thậm chí là bí tiểu.

Bệnh thận mãn tính

Bệnh viêm niệu đạo mãn tính có thể gây nhiễm trùng ngược và dẫn đến bệnh thận mãn tính. Thận mãn tính nếu không điều trị sớm, sẽ tiến triển thành giai đoạn cuối và người bệnh cần phải lọc máu cả đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Rối loạn chức năng tình dục

Đây là một biến chứng thường gặp ở nam giới bị viêm niệu đạo mãn tính. Nguyên nhân là do tinh dịch di chuyển từ túi tinh đi ra ngoài sẽ phải thông qua niệu đạo. Khi niệu đạo gặp vấn đề, quá trình sinh tinh và chức năng sinh sản của người bệnh bị ảnh hưởng. Đồng thời, gây ra rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương.

Chẩn đoán viêm niệu đạo mãn tính như thế nào?

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh để chẩn đoán sơ bộ. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm niệu đạo có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác về thận tiết niệu nên bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Các xét nghiệm thường được sử dụng gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu để xác định được loại vi khuẩn gây bệnh.

  • Xét nghiệm máu với những trường hợp nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do các chủng vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

  • Xét nghiệm dịch do niệu đạo tiết ra.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm kể trên, bác sĩ sẽ có cơ sở để kết luận bệnh chính xác nhất. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo mãn tính

Viêm niệu đạo mãn tính không thể chữa dứt điểm nhưng nếu điều trị đúng cách, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo mãn tính

Thông thường, các trường hợp viêm niệu đạo mãn tính được chỉ định điều trị kháng sinh theo đúng tác nhân gây bệnh. Kháng sinh có thể là đường uống hoặc tiêm truyền.

Với những trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần, niệu đạo, hút dịch mủ từ niệu đạo…

Trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc tuân thủ uống thuốc, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hằng ngày, nhất là bộ phận sinh dục.

  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.

  • Khi quan hệ phải sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn như đeo bao cao su…

  • Không tự ý bỏ thuốc, ngưng điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Nếu có bất thường cần đi khám ngay.

Nếu có nhu cầu đăng ký thăm khám với chuyên gia Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay