Viêm họng xung huyết là một bệnh lý thường gặp chủ yếu vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Nếu không kịp thời điều trị triệt để viêm họng xung huyết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của người mắc.
Viêm họng xung huyết (hay viêm amidan xung huyết, viêm họng cấp tính) là tình trạng khi niêm mạc họng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây xung huyết, sưng tấy, đau rát, phù nề.
Viêm họng xung huyết phổ biến đối với mọi đối tượng từ trẻ em tới người lớn, bệnh bùng phát nhiều nhất vào mùa đông khi thời tiết thay đổi, xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời cùng viêm mũi xoang, viêm VA, viêm mũi, viêm amidan
Vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng xung huyết. Các vi khuẩn, virus gây viêm họng xung huyết có nguồn gốc từ không khí, thức ăn hoặc liên quan đến các bệnh thủy đậu, cam rlanhj, cúm, bạch hầu quai bị….
Niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus tấn công dấn đến viêm họng xung huyết
Ngoài ra, bệnh viêm amidan xung huyết còn xảy ra bởi các yếu tố nguy cơ khác:
Viêm họng xung huyết do nguyên nhân từ virus thông thường sẽ tự khỏi sau 3 – 5 ngày đồng thời giảm dần các triệu chứng.
Nếu bệnh do nguyên nhân từ vi khuẩn, các dấu hiệu sẽ kéo dài ngày hơn.
Dưới đây là các dấu hiệu chung của viêm họng xung huyết dù xuất phát từ nguyên nhân virus hay vi khuẩn:
Niêm mạc họng bị xung huyết, sưng tấy, đau rát, phù nề
Viêm amidan xung huyết sẽ tiến triển và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị:
Nguyên tắc điều trị viêm họng xung huyết: trường hợp không có xét nghiệm định loại virus hoặc vi khuẩn, viêm họng xung huyết ở bệnh nhân trên 3 tuổi sẽ cần được điều trị như viêm họng cấp do liên cầu.
Việc điều trị viêm họng xung huyết sẽ kết hợp giữa sử dụng kháng sinh, các thuốc điều trị triệu chứng giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm và các thuốc điều trị tại chỗ.
Bệnh nhân cần tăng cường chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian nhiễm bệnh trong thời gian mắc bệnh. Nhũng thực phẩm nên ăn chủ yếu là thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, hải sản, củ cải, chuối…; thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi; thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá, sữa; uống nhiều nước, trà gừng, trà mật ong…
Trong thời gian viêm họng xung huyết nên hạn chế ăn các thực phẩm như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các đồ uống lạnh có gas, rượu, bia, thực phẩm ngọt, nhiều đường…
Uống nước gừng, nước chanh và nước mật ong hằng ngày đề phòng ngừa viêm họng xung huyết
Có rất nhiều triệu chứng của bệnh viêm họng xung huyết khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người mắc bệnh.
Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần tự giác vệ sinh tai mũi họng thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với bụi, hóa chất, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đồng thời tránh tiếp xúc với người đang bị cúm, viêm đường hô hấp trên, chăm chỉ luyện tập thể lực thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Viêm họng xung huyết rất phổ biến nên bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để khi người bệnh sớm phát hiện và điều trị tích cực. Trường hợp bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng. Vậy nên khi thấy những triệu chứng nghi ngờ, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/