Những người bị viêm gan B có thể phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Các biến chứng này chủ yếu xảy ra do viêm gan B mạn tính mà không được điều trị.
Các biến chứng của viêm gan B
Xơ gan
Trong số 5 người bị viêm gan B mãn tính (trong thời gian dài tới nhiều năm) thì thường có 1 người bị biến chứng thành xơ gan.
Xơ gan thường không gây ra nhiều triệu chứng đáng chú ý cho đến khi tổn thương gan xảy ra trên diện rộng, khi đó, nó có thể gây ra:
Mệt mỏi và cảm giác yếu ớt;
Chán ăn, ăn không ngon miệng;
Sụt cân;
Ngứa da;
Đau bụng, trướng bụng;
Sưng mắt cá chân.
Xơ gan hiện chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển chứ chưa có thuốc hay phương pháp điều trị khỏi.
Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phải ghép gan.
Ung thư gan
Mỗi năm, có khoảng 5% số người bị viêm gan B phát triển thành ung thư gan.
Các triệu chứng của ung thư gan bao gồm:
Sụt cân mà không biết nguyên do;
Chán ăn, ăn không ngon miệng;
Lúc nào cũng thấy trướng bụng kể cả khi ăn rất ít;
Người mệt mỏi, xanh xao;
Da và mắt màu vàng (vàng da).
Điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật để loại bỏ phần gan bị ảnh hưởng hoặc ghép gan.
Viêm gan siêu vi B
1% số trường hợp bị viêm gan B cấp tính có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn là viêm gan B tối cấp. trường hợp này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công “nhầm” gan và gây ra hậu quả nghiêm trọng với các triệu chứng như:
Lú lẫn;
Đột quỵ;
Trướng bụng, phù nề do tích tụ chất lỏng;
Vàng da nặng.
Viêm gan B tối cấp có thể khiến gan ngừng hoạt động và thường gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.
Mức độ nguy hiểm của viêm gan B
Khả năng lây nhiễm cao
Virus viêm gan B được tìm thấy trong máu và dịch cơ thể, chẳng hạn như tinh dịch và dịch âm đạo của người bị nhiễm bệnh.
Nó dễ dàng được lan truyền qua các con đường:
Từ mẹ sang con trong khi sinh;
Bằng cách tiêm thuốc và dùng chung kim tiêm;
Người dùng ma túy chung kim tiêm và các thiết bị khác như thìa và bộ lọc cũng có thể lây nhiễm;
Bằng cách quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh mà không sử dụng bao cao su;
Bằng cách xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể hoặc điều trị y tế hoặc nha khoa trong môi trường không vệ sinh với thiết bị không được vệ sinh;
Bằng cách dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo bị nhiễm máu;
Các tiếp xúc dịch cơ thể và máu khác.
Viêm gan B không lây lan bằng cách hôn, nắm tay, ôm, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ sành sứ và đồ dùng.
Không có triệu chứng rõ ràng
Nhiều người bị viêm gan B sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khiến họ không nhận ra rằng họ đã mắc bệnh.
Nhiều người đã nhiễm bệnh nhưng chỉ sau 2-3 tháng mới bắt đầu có những dấu hiệu nhưng không dễ nhận ra hoặc thường bị lầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh khác như:
Mệt mỏi, sốt và đau nhức giống như cúm thông thường;
Chán ăn thì hầu như ai cũng thường xuyên gặp phải;
Tiêu chảy thường không ai nghĩ liên quan đến viêm gan B;
Đau bụng là triệu chứng quá phổ biến ở nhiều bệnh;
Vàng da và mắt cũng rất khó nhận ra nếu bệnh chưa nặng.
Cần lưu ý nếu thấy các triệu chứng lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì cần phải xét nghiệm và thực hiện các phương pháp chẩn đoán ngay để được điều trị kịp thời
Viêm gan B có thể chữa khỏi được không?
Điều trị viêm gan B tùy thuộc vào thời gian bị nhiễm bệnh.
Nếu mới tiếp xúc với vi-rút trong khoảng 2-3 ngày, việc điều trị khẩn cấp có thể giúp bạn không bị nhiễm bệnh.
Nếu bị viêm gan B cấp tính, bệnh nhân có thể được điều trị để giảm các triệu chứng trong khi cơ thể chống lại nhiễm trùng chứ không trị được dứt điểm.
Nếu bị viêm gan B mãn tính(trên 6 tháng), bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc kiểm soát vi-rút và giảm nguy cơ tổn thương gan.
Viêm gan B mạn tính không điều trị được dứt điểm mà thường cần điều trị lâu dài hoặc suốt đời và theo dõi thường xuyên để kiểm tra bất kỳ vấn đề nào về gan.
Người bị viêm gan B nên làm gì?
Để “sống chung” với viêm gan B, người bị bệnh nên:
Tránh quan hệ tình dục không an toàn bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng. Trừ khi chắc chắn rằng bạn tình của người bệnh đã được tiêm vắc-xin viêm gan B;
Tránh dùng chung kim tiêm để tiêm thuốc với người khác đề phòng ngừa truyền nhiễm;
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan bệnh, chẳng hạn như không dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu với người khác. Người có những tiếp xúc gần gũi khác cần phải được tiêm phòng;
Không có chế độ ăn uống đặc biệt cho người bị viêm gan B. Tuy nhiên người bị viêm gan B nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh, tránh nhiễm những bệnh khác;
Tránh uống rượu bởi vì điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề nghiêm trọng về gan;
Nếu bệnh nhân viêm gan B mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ;
Những người bị viêm gan B vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nhưng tốt nhất là cần thông tin với bác sĩ trước vì bản thân phụ nữ mang thai có thể cần được chăm sóc thêm hay thuốc có thể cần phải thay đổi;
Có nguy cơ phụ nữ mang thai bị viêm gan B truyền bệnh cho con trong khoảng thời gian sinh, nhưng nguy cơ này có thể giảm bằng cách đảm bảo em bé được tiêm phòng ngay sau khi sinh./.
Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: