Viêm dạ dày khi mang thai - những điều cần biết

Viêm dạ dày khi mang thai - những điều cần biết

20-03-2020
Ngoại khoa

Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày khi mang thai.á

Viêm dạ dày xảy ra khi nào?

Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc của ruột hoặc dạ dày bị ăn mòn và chịu sự ảnh hưởng của axit dạ dày. Viêm dạ dày trong thời gian dài sẽ có khả năng làm hỏng các thành dạ dày, gây loét, xuất huyết và thậm chí là ung thư. Ngoài viêm dạ dày khi mang thai, có một số rối loạn khác liên quan đến hệ thống tiêu hóa thường gặp ở thai phụ bao gồm:

- Nôn và buồn nôn

- Trào ngược dạ dày thực quản

- Hội chứng ruột kích thích

- Bệnh viêm ruột

Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày khá phổ biến, tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày ít xảy ra hơn ở phụ nữ mang thai và ít biến chứng hơn.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày khi mang thai

Viêm dạ dày khi mang thai Buồn nôn là triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Không có một nghiên cứu chính xác nào cho biết nguyên nhân xác định của viêm dạ dày. Bệnh này xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).

Ở phụ nữ có thai, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây viêm dạ dày khi mang thai có thể bao gồm:

  • Óm nghén quá mức: Các triệu chứng như nôn khan, nôn nhiều làm cho dạ dày bị kích thích quá mức từ đó tăng tiết dịch vị, có thể làm viêm, loét dạ dày. 

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Hormine progesterone tăng đột ngột, trong khi hormoen nội tiết estrogen suy giảm. Tình trạng này cùng với sự giãn nở của tử cung làm áp lực ổ bụng tăng lên và kích thích dạ dày co bóp nhiều hơn gây đau bụng. 

  • Viêm dạ dày khi mang thai có thể xuất phát từ thực đơn ăn uống của mẹ bầu. Trong thời gian ốm nghén, mẹ bầu có xu hướng ăn những thực phẩm có vị chua hoặc quá ngọt. Điều này làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và gây viêm. 

  • Qua căng thẳng cũng dễ khiến mẹ bầu bị đau dạ dày: Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu thường xuyên lo lắng về sức khỏe của bản thân và thai nhi, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ thì lo lắng này còn rõ rệt hơn. Tình trạng này kéo dài vô tình làm tăng áp lực lên dây thần kinh não - ruột, từ đó làm tăng axit trong dạ dày và gây viêm loét. 

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Triệu chứng viêm dạ dày khi mang thai

Những triệu chứng của viêm dạ dày khi mang thai gần giống những triệu chứng viêm dạ dày thông thường, bao gồm: 

  • Đầy hơi, ợ chua và ợ nóng

  • Buồn nôn, ói mửa

  • Phân màu tối hoặc có màu đen do

    xuất huyết dạ dày

     
  • Đau bụng dữ dội ở phần giữa bụng, đôi khi đau ở vùng dưới sườn. 

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Chẩn đoán viêm dạ dày khi mang thai

Hầu hết các mẹ bầu bị viêm dja dày khi mang thai đều có thể thuyên giảm triệu chứng bệnh sau tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này thường cùng thời điểm với kết thúc giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, ở một số mẹ, do vi khuẩn gây viêm loét phát triển quá mức, tình trạng đau dạ dày có thể ngày càng nghiêm trọng và cần đến gặp bác sĩ. 

Viêm dạ dày khi mang thai Chẩn đoán viêm dạ dày bằng cách xác định vị trí đau

Khi đến khám dạ dày tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và các dấu hiệu của bệnh nhân để đưa ra kết luận sơ bộ. Trong từng hợp nghi ngờ viêm dạ dày khi mang thai, thai phụ sẽ được yêu cầu nội soi thực quản dạ dày tá tràng. 

Đây là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhất và đem lại kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng như có xuất huyết hoặc tình trạng nôn mửa ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. 

Thuốc điều trị viêm dạ dày khi mang thai

Có thể uống thuốc chống viêm dạ dày vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Hầu hết các thuốc điều trị viêm dạ dày đều có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi nên cần phải rất thận trọng, cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Phần lớn, thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu gây hại cho thai. Cụ thể:

- 3 tháng đầu thai kỳ: Là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…). Một số thuốc ddieuf trị viêm dja dày khi mang thai có thể cản trở sai lệch quá trình trao đổi chất của trẻ, gây ra dị tật, quái thai.

- 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện. Giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc nên ít bị gây hại. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này.

- 3 tháng cuối: Là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải. Trong khi đó nhau thai đã thay đổi (mỏng đi) nên nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai. Giai đoạn này thuốc gây hại cho thai, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.

Viêm dạ dày khi mang thai Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày lúc mang thai

Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm triệu chứng viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày thực chất là sử dụng thuốc để tác động vào vết viêm hoặc giảm các triệu chứng của bệnh. Một số lưu ý khi điều trị triệu chứng gồm:

  • Với tình trạng nôn mửa kéo dài: Không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon vì có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Nếu nôn nhiều có thể cho thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin

  • Với triệu chứng đau hạ sườn: Không dùng thuốc giảm đau trong

    3 tháng đầu của thai kỳ

    . Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.

  • Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết.

Đối với nhom thuốc chống acid, về mặt lâm sàng, chưa phát hiện tình trạng quái thai và dị dạng. Do avayj, thia phụ có thể sử dụng thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị viêm dạ dày khi mang thai    

Người có thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết.    

Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc kể cả với thuốc không nằm trong danh mục thuốc phải kê đơn cũng cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Bởi tính an toàn này là tương đối và chỉ có được khi dùng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.    

Khi bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều thấp vừa đủ chữa bệnh không nên nôn nóng muốn khỏi ngay, không dùng liều cao.

Cách điều trị viêm dạ dày khi mang thai tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn, nhiều mẹ bầu đã tìm đến các phương pháp tự nhiên để chữa bệnh dạ dày với mong muốn tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế thì các phương thuốc dân gian sẽ có tác dụng với chứng đau dạ dày ở mức độ nhất định. Những mẹ bị viêm dạ dày mức độ nhẹ có thể thử một số bài thuốc sau:

  • Uống trà hoa cúc hằng ngày để phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó giảm đau hiệu quả. 
  • Sử dụng dầu dừa để tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa viêm dạ dày khi mang thai. 
  • Bổ sung đậu bắp trong thực dơn hằng ngày để bảo vệ niêm mạc, làm dịu cơn đau.
  • ...

Những biện pháp trên chỉ có tác dụng với viêm dạ dày nhẹ. Đối với trường hợp đau kéo dài, nôn ói thường xuyên và xuất huyết tiêu háo thì cần can thiệp y tế. 

Ngăn ngừa viêm dạ dày khi mang thai

Câu hỏi của nhiều mẹ bầu là làm thế nào để phòng viêm dạ dày khi mang thai. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất béo

  • Sôcôla

  • Nước ép cam quýt

  • Caffeine

  • Cây bạc hà

Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày khi mang thai cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc chống viên, không uống rượu và bỏ thuốc lá.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay