Viêm bao hoạt dịch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05-05-2023

Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở vị trí khớp vai, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay… gây ra các cơn đau nhức dữ dội và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Viêm bao hoạt dịch là gì?

Bao hoạt dịch hay túi hoạt dịch là lớp đệm nhỏ nằm trong bao khớp, chứa chất dịch lỏng với nhiệm vụ bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Bao hoạt dịch thường nằm ở các vị trí quanh khớp vai, khớp háng, khuỷu tay, cổ tay, khớp gối và bàn chân.

Viêm bao hoạt dịch khớp là tình trạng các chất lỏng trong túi hoạt dịch tụ lại gây viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy các cơn đau đột ngột hoặc đau dai dẳng, dữ dội tùy mức độ nghiêm trọng. Ngay cả khi điều trị khỏi, bệnh vẫn có xu hướng tái phát trở lại.

viêm bao hoạt dịch Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các chất lỏng trong túi hoạt dịch tụ lại gây viêm nhiễm.

Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch

Biểu hiện của bệnh viêm bao hoạt dịch khá đặc trưng và dễ nhận biết. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh bao gồm:

  • Đau nhức tại vị trí khớp viêm: Người bệnh sẽ cảm thấy đau kéo dài hoặc đột ngột đến rồi biến mất, đau khi vận động nhẹ hoặc sờ nắn vào, hạn chế phạm vi chuyển động của vùng khớp bị viêm. Các cơn đau có thể trầm trọng hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi nằm đè lên vùng khớp bị tổn thương hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài.

  • Sưng đỏ, bầm tím, có thể phát ban vùng khớp bị viêm. Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể gây khó khăn khi cầm nắm.

  • Cứng và khô khớp: Bao hoạt dịch bị viêm khiến chức năng bôi trơn khớp bị ảnh hưởng. Lâu dần, vùng khớp viêm bị khô gây cứng khớp, hạn chế phạm vi chuyển động, đặc biệt là khi thực hiện động tác dạng hoặc xoay. Người bệnh có thể cảm nhận khớp lỏng lẻo hoặc âm thanh lọc cọc khi vận động.

  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

viêm bao hoạt dịch Viêm bao hoạt dịch khớp gối gây sưng đỏ dễ nhận biết.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch phần lớn xuất hiện ở người cao tuổi do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào với nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, xương khớp của con người càng lão hóa theo quy luật tự nhiên. Lúc này, chức năng hoạt động của các bao hoạt dịch ở khớp kém hơn, dễ gặp chấn thương và bị viêm.

  • Chấn thương: Khớp gối và khủy tay là các vị trí có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên khi các khớp này bị chấn thương, bao hoạt dịch dễ bị nhiễm trùng và viêm.

  • Tính chất nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi hoạt động một khớp thường xuyên hoặc lao động chân tay sẽ tạo áp lực lên khớp khiến khớp bị quá tải, bao hoạt dịch bị tổn thương gây viêm bao hoạt dịch. Có thể kể đến vận động viên điền kinh, lễ tân, nhân viên văn phòng, làm vườn…

  • Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, tiểu đường cũng là nguyên nhân có thể gây bệnh viêm bao hoạt dịch.

Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng tại chỗ như tình trạng đau, mức độ đau, vùng sưng tấy, bầm tím vùng khớp bị viêm.

  • Phân tích dịch khớp: Có tác dụng chẩn đoán tình trạng viêm và nguyên nhân gây viêm. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc hút dịch khớp để xét nghiệm.

  • Chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI hoặc siêu âm: Xác định các tổn thương, tràn dịch trong ổ khớp và phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác.

viêm bao hoạt dịch Chụp cộng hưởng từ hỗ trợ chẩn đoán viêm bao hoạt dịch.

Phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch

Tùy vào nguyên nhân và vị trí viêm mà phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Ở giai đoạn đầu, nguyên tắc điều trị viêm bao hoạt dịch là điều trị triệu chứng bằng nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm kết hợp vật lý trị liệu. Các thuốc điều trị triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn tùy mức độ tiến triển.

Điều trị dùng thuốc

Dựa trên tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, gan, thận. Vì vậy, liều lượng và cách sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp viêm nặng hoặc không đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid, có thể áp dụng tiêm Glucocorticoid vào bao hoạt dịch. Ngoài ra, người bệnh viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.

Vật lý trị liệu

Ứng dụng vật lý trị liệu trong điều trị viêm bao hoạt dịch nhằm mục đích giảm đau, ngăn ngừa nguy cơ tái phát, tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Người bệnh nên thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ ở vùng khớp bị viêm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Tùy theo mức độ tổn thương, thời gian phục hồi ở mỗi người là khác nhau, bệnh nhân có thể cải thiện sau 2 - 8 tuần điều trị.

viêm bao hoạt dịch Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi tổn thương trong điều trị viêm bao hoạt dich.

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa và có xuất hiện tràn dịch, bác sĩ có thể thực hiện chọc hút dịch nhằm loại bỏ dịch khớp thừa, giảm cơn đau tạm thời, ngăn tình trạng viêm nặng hơn. Tuy nhiên, việc chọc hút dịch quá mức có thể làm tổn thương mô mềm vùng chọc hút, nguy cơ nhiễm trùng khớp.

Vì vậy, nếu điều trị tích cực từ 3 tháng trở lên mà tình trạng không cải thiện, người bệnh có thể phải tiến hành tiến hành nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các mô bị tổn thương, giảm áp lực lên trên túi hoạt dịch. Phẫu thuật nội soi ít gây nhiều đau đớn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Xem thêm: Viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối bệnh viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh do tình trạng lão hóa xương khớp. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh khi xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý.

  • Tránh hoạt động lặp đi lặp lại một vùng khớp quá thường xuyên hoặc chỉ giữ các khớp ở một tư thế trong thời gian dài.

  • Hạn chế mang vác nặng để tránh sức ép lên các vùng khớp như khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng…

  • Xây dựng và duy trì chế độ vận động, thể dục hợp lý để tăng cường độ linh hoạt của các khớp. Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…

  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải để tránh tạo áp lực lên các vùng khớp.

  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý về xương khớp

viêm bao hoạt dịch Tập yoga có thể ngăn ngừa nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý nguy hiểm không chỉ gây nên các cơn đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm bao hoạt dịch được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.

  • Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…

  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức giúp phát hiện sớm tình trạng viêm bao hoạt dịch.

  • Kết hợp kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau nhức do viêm bao hoạt dịch, cải thiện vận động cho người bệnh.

  • Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị viêm bao hoạt dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian khách sạn bệnh viện 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh viêm bao hoạt dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay