Tại Việt Nam có tới hơn 90% phụ nữ đã từng quan hệ tình dục bị mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Đây là bệnh lý phổ biến, có thể gây khó chịu cho nhiều chị em phụ nữ và ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phái đẹp. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng viêm âm đạo trong bài viết dưới đây!
Viêm âm đạo là bệnh gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm tại niêm mạc âm đạo, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến nhất, chủ yếu được nhận biết với tình trạng tăng tiết dịch âm đạo, dịch tiết ra có mùi hôi và ngứa vùng kín. Nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu do nấm, virus và vi khuẩn phát triển quá mức làm thay đổi pH vùng kín, dẫn đến nhiễm khuẩn kéo dài.
Các triệu chứng thường gặp của viêm âm đạo gồm: ngứa, tăng dịch âm đạo, giảm ham muốn hoặc đau khi quan hệ tình dục.
6 dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo dễ nhận biết
Ngứa rát vùng kín là một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo
Viêm âm đạo tương đối phổ biến và có những dấu hiệu khá dễ nhận biết. 6 triệu chứng viêm âm đạo điển hình bao gồm:
Cảm giác ngứa hoặc châm chích ở vùng âm đạo
Hầu hết những chị em bị viêm âm đạo đều cảm thấy ngứa do tác động của vi khuẩn đến vùng da nhạy cảm. Triệu chứng ngứa âm đạo xảy ra do âm đạo tăng/ giảm tiết dịch bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan.
Ngứa râm ran như kiến bò, ngứa theo từng cơn hoặc ngứa theo từng thời điểm là tình trạng thường thấy nhất. Có nhiều chị em thấy ngứa hơn vào buổi tối và đỡ ngứa hơn vào ban ngày.
Đặt lịch khám phụ khoa cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn qua hotline 0916.690.018 hoặc qua form dưới đây.
Khí hư bất thường
Khí hư có mùi khó chịu, màu sắc bất thường là một trong những dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất của bệnh viêm âm đạo. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà khí hư sẽ có những đặc điểm riêng.
Khí hư màu vàng, có khi chuyển xanh và có mùi tanh, có bọt: viêm âm đạo do vi khuẩn Trichomonas.
Khí hư màu màu trắng, giống bã đậu có mùi hơi chua: Viêm âm đạo cho nấm Candida
Khí hư màu trắng xám, mùi hôi tanh: Viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella vaginalis
Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
Viêm âm đạo làm tổn thương niêm mạc, gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Thêm vào đó, viêm nhiễm kéo dài là nguyên nhân làm quá trình tiết dịch gặp bất thường, là yếu tố chính gây "khô" trong lúc quan hệ.
Ở nhiều chị em, do vùng viêm đã lan rộng nên còn gặp phải tình trạng chảy máu sau quan hệ. Ngoài ra, vì lo ngại về mùi của vùng kín mà nhiều chị em trốn tránh chuyện chăn gối, làm giảm ham muốn tình dục.
Đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng kéo dài
Đau bụng dưới và đau thắt lưng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có thể là một trong các triệu chứng của viêm âm đạo.
Viêm âm đạo là tình trạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm trong âm đạo và âm hộ, trong trường hợp không được điều trị kịp thời, vùng viêm có thể lan đến các bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng tử cung, vòi trứng,... Đây là nguyên nhân làm cho chị em bị đau vùng chậu và tức vùng bụng dưới kéo dài.
Viêm âm đạo có thể gây đau tức vùng bụng dưới
Đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh
Tình trạng đau bụng kéo dài suốt kì kinh, đau dữ dội và kèm theo các triệu chứng như ngứa âm đạo, máu kinh có mùi hôi bất thường và màu sắc khác lạ của máu kinh có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo. Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do tác nhân gây viêm tác động vào nội tiết tố.
Tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý vì đau bụng kinh dữ dội cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau: Rối loạn kinh nguyệt, viêm buồng trứng, u xơ tử cung và nhiều hơn nữa. Nếu gặp phải các triệu chứng này nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán một cách chính xác.
Chảy máu vùng kín bất thường
Chảy máu vùng kín bất thường có thể là một trong các dấu hiệu của viêm âm đạo. Tình trạng này xảy ra do tác động của vi khuẩn và nấm ở trong vùng âm đạo làm niêm mạc bị tổn thương, dễ gây chảy máu.
Chị em có thể thấy máu có dạng đốm, thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí là không vì bất cứ nguyên nhân nào. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa khác...
Viêm âm đạo do đâu?
Viêm âm đạo thường do vi khuẩn và nấm tác động vào vùng kín gây ra. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu nhất:
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn nấm Candida
Nấm candida là loại nấm vốn sống trên da và trong hệ tiêu hóa của con người. Khi độ pH trong âm đạo bị thay đổi hoặc hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu thì loại nấm này có thể phát triển quá mức, gây viêm nhiễm âm đạo.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng dễ làm cho những lợi khuẩn trong âm đạo bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, làm nấm men phát triển quá mức. Ngoài ra, viêm nấm âm đạo còn thường xuyên xảy ra ở những người thường xuyên mặc quần áo bó sát và ở mẹ bầu.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm dạo do nấm candida là khí hư có màu trắng, dạng như bã đậu, có mùi chua tanh và gây ngứa. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng khả năng tái phát cũng rất cao.
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn vi khuẩn
Các loại vi khuẩn như E- coli, trùng roi, streptococcus cũng là các nguyên nhân gây viêm âm đạo. Các vi khuẩn này có thể tạo ra môi trường dịch âm đạo không cân bằng, gây viêm và các triệu chứng khác như đau, ngứa và khí hư có màu xám xanh, có bọt.
Trùng roi là nguyên nhân gây viêm âm đạo
Sự sinh sôi và phát triển quá mức của vi khuẩn làm dịch âm đạo có mùi tanh, hơi loãng và sẽ càng rõ rêt khi quan hệ tình dục. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gặp ở những phụ nữ có tần suất quan hệ tình dục đều đặn.
Viêm âm đạo do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo bao gồm:
Chlamydia: Chlamydia là bệnh tình dục thường gặp ở cả 2 phái. Đối với nữ giới, bệnh có thể gây viêm âm đạo với các triệu chứng như khí hư màu vàng, tiểu buốt, ngứa và rát âm đạo.
Bệnh lậu: Bệnh lậu có thể gây ra biến chứng là viêm âm đạo với các triệu chứng như khí hư màu xanh, có bọt, mùi hôi tanh, chảy dịch bất thường và đau khi quan hệ tình dục.
Genital Herpes có thể gây viêm, phồng rộp âm đạo. Chị em có thể thấy vùng kín nóng rát và dịch âm đạo tiết dịch bất thường.
Sùi mào gà: làm cho vùng kín sưng đỏ, đau ngứa tạo điều kiện cho vi khuẩn HPV lây lan vào âm đạo, gây viêm đỏ....
Viêm âm đạo do sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp
Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp và có tính sát khuẩn cao làm mất cân bằng pH vùng kín, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Việc thụt rửa âm đạo không theo chỉ định, thụt rửa âm đạo không đúng cách làm cho vi khuẩn đi sâu vào trong gây viêm nhiễm lan rộng.
Ngoài ra, sử dụng quần lót không thông thoáng, giấy lau vùng kín không vệ sinh hay sử dụng các dụng cụ sinh lý như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san,... không sạch sẽ cũng dễ gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ ở từng thời điểm có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh phụ khoa. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng, thời gian mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh hay có sử dụng thuốc tránh thai thường bị viêm âm đạo.
Viêm âm đạo có thể xảy ra ở cả phụ nữ có thai
Tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể làm mất cân bằng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, làm thay đổi môi trường âm đạo và gây viêm.
Cách phòng tránh viêm âm đạo hiệu quả nhất
Các bác sĩ Sản Phụ khoa cho biết, viêm âm đạo có thể hạn chế nếu thực hiện nếp sống, sinh hoạt khoa học, vệ sinh.
Phòng tránh viêm âm đạo bằng việc vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín sai cách làm vi khuẩn gây hại sinh sôi quá đà. Việc thụt rửa âm đạo quá mức, dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn mạnh, dùng nước quá nóng để vệ sinh vùng kín vô tình làm thay đổi môi trường pH âm đạo và là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
Vì vậy, chị em lưu ý cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ cần vệ sinh thật kỹ.
Lưu ý: Không sử dụng nước hoa, bột talc hay sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
Quan hệ tình dục với tần suất vừa phải
Việc quan hệ tình dục với tần suất dày đặc, quan hệ với nhiều bạn tình trong thời gian ngắn và thực hiện những "tư thế khó" khi quan hệ làm âm đạo bị tổn thương và dẫn đến viêm nhiễm.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo chị em nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, tránh quan hệ mạnh bạo và chung thủy với mối quan hệ 1 : 1.
Thay đồ lót thường xuyên
Vi khuẩn rất dễ sinh sôi nếu vùng kín quá ẩm ướt. Vì vậy, bên cạnh việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, chị em cũng cần lưu ý thay và giặt đồ lót thường xuyên, loại bỏ đồ lót dã sử dụng 6 tháng/ lầm.
Hạn chế sử dụng đồ lót có chất liệu ren, da và những loại ít thấm hút. Sử dụng đồ lót quá chật cũng dễ khiến chị em bị kích ứng và ngứa vùng kín.
Không sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích và đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo chị em không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cafe. Không sử dụng chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe phụ khoa.
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ vừa có tác dụng sớm phát hiện bệnh phụ khoa, vừa có thể giúp chị em có thêm kiến thức để phòng tránh viêm âm đạo. Các bác sĩ khuyên phái đẹp nên thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng / lần. Với những chị em đã từng mắc và điều trị các bệnh lý phụ khoa cần theo dõi và tuân thủ lịch khám mà bác sĩ chỉ định.
Chẩn đoán viêm âm đạo
Viêm âm đạo có thể được chẩn đoán bằng các bước kiểm tra và xét nghiệm. Các bước chẩn đoán có thể bao gồm:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện khám vùng kín để tìm ra các dấu hiệu của viêm âm đạo. Khám lâm sàng sẽ bao gồm khám bằng mắt thường xem xét các bộ phận như âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn...
Xét nghiệm dịch âm đạo: Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm âm đạo, bác sĩ thường lấy dịch âm đạo của bệnh nhân và kiểm tra dưới kính hiển vi, hoặc nuôi cấy để xác định nấm/ vi khuẩn.
Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các chỉ số bệnh lý, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu và đánh giá mức độ viêm cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của phái đẹp.
Trong trường hợp chưa thể xác định được tình trạng và nguyên nhân bệnh lý, có thể các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và các bước khám phụ khoa khác để đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Những đối tượng dễ bị viêm âm đạo
Một số đối tượng rất dễ bị viêm âm đạo:
Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh
Phụ nữ đang mang thai
Người có sử dụng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai
Người có sử dụng thuốc kháng sinh, có hệ miễn dịch yếu và bị rối loạn kinh nguyệt
Người bị khô âm đạo
Những người có quan hệ tình dục không lành mạnh: tăng nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết cũng rất dễ mắc bệnh viêm âm đạo.
Điều trị viêm âm đạo như thế nào?
Có nhiều phương pháp để điều trị viêm âm đạo, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 5 phương pháp điều trị viêm âm đạo chủ yếu nhất là:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm âm đạo được tiến hành khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Với từng loại vi khuẩn và nấm khác nhau, các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau sao cho phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay một số thuốc kháng sinh thường thấy nhất là metronidazol 500 mg (điều trị viêm âm đạo do trùng roi), Itraconazole (trị viêm âm đạo do nấm Candida)
Tuy nhiên, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nhờn thuốc hoặc sử dụng sai loại thuốc dấn đến không điều trị được bệnh.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo là môt phương pháp để điều trị viêm âm đạo. Đây được cho là phương pháp phổ biến nhất vì có thể tác động tiêu diệt vi khuẩn trong âm đạo. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt phù hợp và chỉ định thời gian sử dụng.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và có thời gian điều trị khác nhua. Thong thường, người dùng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc đặt trong thời gian từ 3 - 7 ngày. Nếu quá thời gian trên mà bệnh không có tiến triển thì cũng không được dùng thêm mà phải tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Cũng như thuốc kháng sinh, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc đặt âm đạo. Nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc cũng không tự ý dùng thêm.
Sử dụng Probiotics
Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do vi khuẩn có hại phát triển quá mức. Chính vì thế, việc bổ sung vi khuẩn có lợi cũng là một trong các phương pháp điều trị bệnh lành tính. Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng hệ vi sinh cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng probiotics qua thực phẩm hoặc qua thuốc.
Tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị viêm âm đạo
Tuy nhiên, probiotics chỉ thích hợp trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm âm đạo ở mức độ nhẹ. Với mức độ nặng và vùng viêm lan rộng thì phải có biện pháp "nặng đô" hơn.
Thay đổi lối sống
Nếu nguyên nhân gây viêm âm đạo là do lối sống thì việc thay đổi lối sống là biện pháp cần thiết. Trước hết bạn cần ăn uống đủ bữa và đủ chất, tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Dừng sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích, uống nước ép và ăn hoa quả và biện pháp nên làm.
Thêm vào đó, bạn cũng nên lưu ý về giấc ngủ. Nên ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy trước 7 giờ sáng để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn nhất. Trong trường hợp viêm âm đạo do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc là tham khảo những cách để giảm tác dụng phụ của thuốc với sức khỏe của bản thân.
Duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách
Để phòng ngừa và điều trị bệnh một cách nhanh chóng nhất thì việc duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách là vô cùng quan trọng. Bạn nên thay đồ lót hàng ngày, sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp là phương án tối ưu nhất.
Đặc biệt, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Tại Việt Nam có tới hơn 90% phụ nữ đã từng quan hệ tình dục bị mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Đây là bệnh lý phổ biến, có thể gây khó chịu cho nhiều chị em phụ nữ và ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phái đẹp. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng viêm âm đạo trong bài viết dưới đây!
Viêm âm đạo là bệnh gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm tại niêm mạc âm đạo, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến nhất, chủ yếu được nhận biết với tình trạng tăng tiết dịch âm đạo, dịch tiết ra có mùi hôi và ngứa vùng kín. Nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu do nấm, virus và vi khuẩn phát triển quá mức làm thay đổi pH vùng kín, dẫn đến nhiễm khuẩn kéo dài.
Các triệu chứng thường gặp của viêm âm đạo gồm: ngứa, tăng dịch âm đạo, giảm ham muốn hoặc đau khi quan hệ tình dục.
6 dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo dễ nhận biết
Ngứa rát vùng kín là một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo
Viêm âm đạo tương đối phổ biến và có những dấu hiệu khá dễ nhận biết. 6 triệu chứng viêm âm đạo điển hình bao gồm:
Cảm giác ngứa hoặc châm chích ở vùng âm đạo
Hầu hết những chị em bị viêm âm đạo đều cảm thấy ngứa do tác động của vi khuẩn đến vùng da nhạy cảm. Triệu chứng ngứa âm đạo xảy ra do âm đạo tăng/ giảm tiết dịch bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan.
Ngứa râm ran như kiến bò, ngứa theo từng cơn hoặc ngứa theo từng thời điểm là tình trạng thường thấy nhất. Có nhiều chị em thấy ngứa hơn vào buổi tối và đỡ ngứa hơn vào ban ngày.
Đặt lịch khám phụ khoa cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn qua hotline 0916.690.018 hoặc qua form dưới đây.
Khí hư bất thường
Khí hư có mùi khó chịu, màu sắc bất thường là một trong những dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất của bệnh viêm âm đạo. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà khí hư sẽ có những đặc điểm riêng.
Khí hư màu vàng, có khi chuyển xanh và có mùi tanh, có bọt: viêm âm đạo do vi khuẩn Trichomonas.
Khí hư màu màu trắng, giống bã đậu có mùi hơi chua: Viêm âm đạo cho nấm Candida
Khí hư màu trắng xám, mùi hôi tanh: Viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella vaginalis
Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
Viêm âm đạo làm tổn thương niêm mạc, gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Thêm vào đó, viêm nhiễm kéo dài là nguyên nhân làm quá trình tiết dịch gặp bất thường, là yếu tố chính gây "khô" trong lúc quan hệ.
Ở nhiều chị em, do vùng viêm đã lan rộng nên còn gặp phải tình trạng chảy máu sau quan hệ. Ngoài ra, vì lo ngại về mùi của vùng kín mà nhiều chị em trốn tránh chuyện chăn gối, làm giảm ham muốn tình dục.
Đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng kéo dài
Đau bụng dưới và đau thắt lưng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có thể là một trong các triệu chứng của viêm âm đạo.
Viêm âm đạo là tình trạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm trong âm đạo và âm hộ, trong trường hợp không được điều trị kịp thời, vùng viêm có thể lan đến các bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng tử cung, vòi trứng,... Đây là nguyên nhân làm cho chị em bị đau vùng chậu và tức vùng bụng dưới kéo dài.
Viêm âm đạo có thể gây đau tức vùng bụng dưới
Đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh
Tình trạng đau bụng kéo dài suốt kì kinh, đau dữ dội và kèm theo các triệu chứng như ngứa âm đạo, máu kinh có mùi hôi bất thường và màu sắc khác lạ của máu kinh có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo. Ngoài ra, viêm âm đạo cũng có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do tác nhân gây viêm tác động vào nội tiết tố.
Tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý vì đau bụng kinh dữ dội cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau: Rối loạn kinh nguyệt, viêm buồng trứng, u xơ tử cung và nhiều hơn nữa. Nếu gặp phải các triệu chứng này nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán một cách chính xác.
Chảy máu vùng kín bất thường
Chảy máu vùng kín bất thường có thể là một trong các dấu hiệu của viêm âm đạo. Tình trạng này xảy ra do tác động của vi khuẩn và nấm ở trong vùng âm đạo làm niêm mạc bị tổn thương, dễ gây chảy máu.
Chị em có thể thấy máu có dạng đốm, thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí là không vì bất cứ nguyên nhân nào. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa khác...
Viêm âm đạo do đâu?
Viêm âm đạo thường do vi khuẩn và nấm tác động vào vùng kín gây ra. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu nhất:
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn nấm Candida
Nấm candida là loại nấm vốn sống trên da và trong hệ tiêu hóa của con người. Khi độ pH trong âm đạo bị thay đổi hoặc hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu thì loại nấm này có thể phát triển quá mức, gây viêm nhiễm âm đạo.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng dễ làm cho những lợi khuẩn trong âm đạo bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, làm nấm men phát triển quá mức. Ngoài ra, viêm nấm âm đạo còn thường xuyên xảy ra ở những người thường xuyên mặc quần áo bó sát và ở mẹ bầu.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm dạo do nấm candida là khí hư có màu trắng, dạng như bã đậu, có mùi chua tanh và gây ngứa. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng khả năng tái phát cũng rất cao.
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn vi khuẩn
Các loại vi khuẩn như E- coli, trùng roi, streptococcus cũng là các nguyên nhân gây viêm âm đạo. Các vi khuẩn này có thể tạo ra môi trường dịch âm đạo không cân bằng, gây viêm và các triệu chứng khác như đau, ngứa và khí hư có màu xám xanh, có bọt.
Trùng roi là nguyên nhân gây viêm âm đạo
Sự sinh sôi và phát triển quá mức của vi khuẩn làm dịch âm đạo có mùi tanh, hơi loãng và sẽ càng rõ rêt khi quan hệ tình dục. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gặp ở những phụ nữ có tần suất quan hệ tình dục đều đặn.
Viêm âm đạo do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo bao gồm:
Chlamydia: Chlamydia là bệnh tình dục thường gặp ở cả 2 phái. Đối với nữ giới, bệnh có thể gây viêm âm đạo với các triệu chứng như khí hư màu vàng, tiểu buốt, ngứa và rát âm đạo.
Bệnh lậu: Bệnh lậu có thể gây ra biến chứng là viêm âm đạo với các triệu chứng như khí hư màu xanh, có bọt, mùi hôi tanh, chảy dịch bất thường và đau khi quan hệ tình dục.
Genital Herpes có thể gây viêm, phồng rộp âm đạo. Chị em có thể thấy vùng kín nóng rát và dịch âm đạo tiết dịch bất thường.
Sùi mào gà: làm cho vùng kín sưng đỏ, đau ngứa tạo điều kiện cho vi khuẩn HPV lây lan vào âm đạo, gây viêm đỏ....
Viêm âm đạo do sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp
Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp và có tính sát khuẩn cao làm mất cân bằng pH vùng kín, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Việc thụt rửa âm đạo không theo chỉ định, thụt rửa âm đạo không đúng cách làm cho vi khuẩn đi sâu vào trong gây viêm nhiễm lan rộng.
Ngoài ra, sử dụng quần lót không thông thoáng, giấy lau vùng kín không vệ sinh hay sử dụng các dụng cụ sinh lý như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san,... không sạch sẽ cũng dễ gây viêm âm đạo.
Viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ ở từng thời điểm có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh phụ khoa. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng, thời gian mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh hay có sử dụng thuốc tránh thai thường bị viêm âm đạo.
Viêm âm đạo có thể xảy ra ở cả phụ nữ có thai
Tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể làm mất cân bằng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, làm thay đổi môi trường âm đạo và gây viêm.
Cách phòng tránh viêm âm đạo hiệu quả nhất
Các bác sĩ Sản Phụ khoa cho biết, viêm âm đạo có thể hạn chế nếu thực hiện nếp sống, sinh hoạt khoa học, vệ sinh.
Phòng tránh viêm âm đạo bằng việc vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín sai cách làm vi khuẩn gây hại sinh sôi quá đà. Việc thụt rửa âm đạo quá mức, dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn mạnh, dùng nước quá nóng để vệ sinh vùng kín vô tình làm thay đổi môi trường pH âm đạo và là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
Vì vậy, chị em lưu ý cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ cần vệ sinh thật kỹ.
Lưu ý: Không sử dụng nước hoa, bột talc hay sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
Quan hệ tình dục với tần suất vừa phải
Việc quan hệ tình dục với tần suất dày đặc, quan hệ với nhiều bạn tình trong thời gian ngắn và thực hiện những "tư thế khó" khi quan hệ làm âm đạo bị tổn thương và dẫn đến viêm nhiễm.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo chị em nên sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, tránh quan hệ mạnh bạo và chung thủy với mối quan hệ 1 : 1.
Thay đồ lót thường xuyên
Vi khuẩn rất dễ sinh sôi nếu vùng kín quá ẩm ướt. Vì vậy, bên cạnh việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, chị em cũng cần lưu ý thay và giặt đồ lót thường xuyên, loại bỏ đồ lót dã sử dụng 6 tháng/ lầm.
Hạn chế sử dụng đồ lót có chất liệu ren, da và những loại ít thấm hút. Sử dụng đồ lót quá chật cũng dễ khiến chị em bị kích ứng và ngứa vùng kín.
Không sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích và đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo chị em không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cafe. Không sử dụng chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe phụ khoa.
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ vừa có tác dụng sớm phát hiện bệnh phụ khoa, vừa có thể giúp chị em có thêm kiến thức để phòng tránh viêm âm đạo. Các bác sĩ khuyên phái đẹp nên thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng / lần. Với những chị em đã từng mắc và điều trị các bệnh lý phụ khoa cần theo dõi và tuân thủ lịch khám mà bác sĩ chỉ định.
Chẩn đoán viêm âm đạo
Viêm âm đạo có thể được chẩn đoán bằng các bước kiểm tra và xét nghiệm. Các bước chẩn đoán có thể bao gồm:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện khám vùng kín để tìm ra các dấu hiệu của viêm âm đạo. Khám lâm sàng sẽ bao gồm khám bằng mắt thường xem xét các bộ phận như âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn...
Xét nghiệm dịch âm đạo: Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm âm đạo, bác sĩ thường lấy dịch âm đạo của bệnh nhân và kiểm tra dưới kính hiển vi, hoặc nuôi cấy để xác định nấm/ vi khuẩn.
Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các chỉ số bệnh lý, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu và đánh giá mức độ viêm cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của phái đẹp.
Trong trường hợp chưa thể xác định được tình trạng và nguyên nhân bệnh lý, có thể các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và các bước khám phụ khoa khác để đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Những đối tượng dễ bị viêm âm đạo
Một số đối tượng rất dễ bị viêm âm đạo:
Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh
Phụ nữ đang mang thai
Người có sử dụng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai
Người có sử dụng thuốc kháng sinh, có hệ miễn dịch yếu và bị rối loạn kinh nguyệt
Người bị khô âm đạo
Những người có quan hệ tình dục không lành mạnh: tăng nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết cũng rất dễ mắc bệnh viêm âm đạo.
Điều trị viêm âm đạo như thế nào?
Có nhiều phương pháp để điều trị viêm âm đạo, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 5 phương pháp điều trị viêm âm đạo chủ yếu nhất là:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm âm đạo được tiến hành khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Với từng loại vi khuẩn và nấm khác nhau, các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau sao cho phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay một số thuốc kháng sinh thường thấy nhất là metronidazol 500 mg (điều trị viêm âm đạo do trùng roi), Itraconazole (trị viêm âm đạo do nấm Candida)
Tuy nhiên, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nhờn thuốc hoặc sử dụng sai loại thuốc dấn đến không điều trị được bệnh.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo là môt phương pháp để điều trị viêm âm đạo. Đây được cho là phương pháp phổ biến nhất vì có thể tác động tiêu diệt vi khuẩn trong âm đạo. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt phù hợp và chỉ định thời gian sử dụng.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và có thời gian điều trị khác nhua. Thong thường, người dùng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc đặt trong thời gian từ 3 - 7 ngày. Nếu quá thời gian trên mà bệnh không có tiến triển thì cũng không được dùng thêm mà phải tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Cũng như thuốc kháng sinh, chị em không nên tự ý sử dụng thuốc đặt âm đạo. Nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc cũng không tự ý dùng thêm.
Sử dụng Probiotics
Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do vi khuẩn có hại phát triển quá mức. Chính vì thế, việc bổ sung vi khuẩn có lợi cũng là một trong các phương pháp điều trị bệnh lành tính. Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng hệ vi sinh cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng probiotics qua thực phẩm hoặc qua thuốc.
Tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị viêm âm đạo
Tuy nhiên, probiotics chỉ thích hợp trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm âm đạo ở mức độ nhẹ. Với mức độ nặng và vùng viêm lan rộng thì phải có biện pháp "nặng đô" hơn.
Thay đổi lối sống
Nếu nguyên nhân gây viêm âm đạo là do lối sống thì việc thay đổi lối sống là biện pháp cần thiết. Trước hết bạn cần ăn uống đủ bữa và đủ chất, tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Dừng sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích, uống nước ép và ăn hoa quả và biện pháp nên làm.
Thêm vào đó, bạn cũng nên lưu ý về giấc ngủ. Nên ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy trước 7 giờ sáng để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn nhất. Trong trường hợp viêm âm đạo do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc là tham khảo những cách để giảm tác dụng phụ của thuốc với sức khỏe của bản thân.
Duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách
Để phòng ngừa và điều trị bệnh một cách nhanh chóng nhất thì việc duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách là vô cùng quan trọng. Bạn nên thay đồ lót hàng ngày, sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp là phương án tối ưu nhất.
Đặc biệt, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.