Bệnh sa trực tràng ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí

Bệnh sa trực tràng ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí

15-11-2013
Sống khỏe

Sa trực tràng là tình trạng thoát xuống của phần trên trực tràng qua hậu môn ra ngoài. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 50 tuổi.

Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ

Ở trẻ em, nguyên nhân gây sa trực tràng là do bất thường cấu trúc giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn, kèm theo tình trạng gây tăng áp lực lên tầng sinh môn khi bị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ …

sa trực tràng Sa trực tràng là tình trạng phần dưới trực tràng lòi ra ngoài hậu môn

Sa trực tràng có nguy hiểm không?

Sa trực tràng là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề, nhưng gây cho bệnh nhi nhiều phiền hà trong sinh hoạt và khối ruột sa ra ngoài làm cha mẹ bé rất hốt hoảng.

Khi nào cần phẫu thuật?

Đa số trường hợp sa trực tràng có thể điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp phẫu thuật nếu trực tràng vẫn còn sa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.

Trẻ cần được điều trị tích cực các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như: táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.

Cách xử trí sa trực tràng tại nhà

Cha mẹ có thể theo dõi trẻ tại nhà và trợ giúp bé đẩy khối sa trực tràng lên. Cho bé nằm ngửa, mông kê cao, 2 chân dạng và được một người phụ nắm vào vùng kheo, giữ và giơ chân cao lên. Đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm vệ sinh sạch khối sa, các ngón bàn tay phải nắm gọn khối sa, ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối sa trực tràng, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên (tay của người đẩy phải được vệ sinh sạch sẽ và không để móng tay dài).

sa trực tràng Sa trực tràng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bé, nhất là việc đại tiện

Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khép dần hai chân của bé lại. Khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng, hai nếp mông khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy trong một lúc, vì đôi khi chỉ cần trẻ quấy khóc cũng làm khối sa tụt ra trở lại.

Những điều cần lưu ý

Không nên cho trẻ ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện, vì trong tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng nên dễ bị sa ra ngoài. Nên bế ngửa trẻ ở tư thế lưng dựa vào lòng mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi trẻ khép lại, như tư thế “xi” bé đi tiêu lúc nhỏ. Trong trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, thì dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Những trẻ sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.  

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay