Xơ nang tuyến vú có quá nguy hiểm?

Xơ nang tuyến vú có quá nguy hiểm?

15-11-2013
Sống khỏe

Nhiều chị em sau khi đi khám về tâm lý bị đè nặng và hoang mang vì xơ nang tuyến vú. Vậy thực chất xơ nang tuyến vú có nguy hiểm hay không và làm gì khi bị xơ nang tuyến vú?

Xơ nang tuyến vú là gì?

Xơ nang tuyến vú là vấn đề y khoa phổ biến, còn gọi là thay đổi sợi bọc tuyến vú, là một dạng tổn thương lành tính, thường gặp ở nữ giới.

Theo các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng thường gặp, do ảnh hưởng của tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ.

Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 60% các cục u trong vú phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không phải là ung thư và trên 90% nữ ở vào tuổi tiền mãn kinh có thay đổi sợi bọc tuyến vú và được xem là một biểu hiện của quá trình lão hóa.

Trong đời sống sinh lý bình thường ở nữ giới, mỗi chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác động của nội tiết tố sinh dục estrogen và progesterone, các mô tuyến vú giãn nở, giữ nước lại và căng lên, những vùng có mật độ chắc hơn, khi sờ có cảm giác như bướu; sau khi hành kinh, các cảm giác này giảm dần rồi trở lại bình thường.

Trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt, việc kích thích này cứ lặp đi lặp lại làm cho mô tuyến vú trở nên chắc và hình thành các nang nhỏ chứa dịch, trong các ống dẫn bị tắc hoặc bị giãn, nhất là khi có tình trạng mất quân bình giữa hai nội tiết tố estrogen và progesterone, ở người tiền mãn kinh hoặc người thường xuyên bị tress; khi đó tuyến vú có những vùng bất thường tạo thành những u cục hay những mảng chắc gồ lên dưới da hoặc những hạt rất nhỏ rải rác khắp hai vú.

Xơ nang tuyến vú là bệnh tương đối phổ biến ở phụ nữ

Triệu chứng xơ nang tuyến vú

Đau ngực

Đau ở vú là triệu chứng thường gặp nhất khi bị xơ nang tuyến vú, xảy ra ở trong thời kỳ kinh nguyệt, nhất là ở giai đoạn tiền mãn kinh. Ở người có bộ ngực “dày”, đau có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 vú, vị trí thường là 1/4 trên ngoài hoặc vùng 1/2 dưới của vú, có thể đau lan ra cánh tay cùng bên.

Mức độ đau và thời gian đau thay đổi tùy từng cơ địa mỗi người. Có người chỉ đau nhẹ vào 1 tuần lễ trước ngày có kinh, ít đau hơn khi có kinh.

Căng tức

Có người đau liên tục, hoặc có cảm giác căng ở hai vú. Nếu sờ vào sẽ thấy các mảng hoặc dạng cục ở vú, đây là dấu hiệu thường gặp.

Người bệnh có thể nhận biết hoặc phát hiện qua siêu âm hay chụp nhũ ảnh, có cảm giác đau hay khó chịu khi ấn vào. Một số trường hợp có nang to, tròn, chắc, di động, chứa nhiều dịch tạo cảm giác căng căng khi ấn vào.

Triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, đau bụng hoặc đau lưng nhiều khi hành kinh.

Chẩn đoán xơ nang tuyến vú

Ngày nay siêu âm là phương tiện được chỉ định rộng rãi, không gây độc hại, an toàn, đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng, không đau, không làm thủ thuật xâm lấn vào tuyến vú, giúp xác định tính chất đặc hay nang, số lượng, vị trí xơ nang tuyến vú.

Ngoài ra có thể kết hợp nhũ ảnh, nhưng chỉ sử dụng khi thật cần thiết, vì có tia phóng xạ và không có giá trị hơn siêu âm, ít áp dụng trong các trường hợp tuyến vú mỏng, hoặc chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) khi sang thương dạng đặc.

Xơ nang tuyến vú được chẩn đoán thông qua siêu âm

Điều trị xơ nang tuyến vú

  • Để khắc phục tình trạng các triệu chứng đau và tăng nhạy cảm nhiều ở vú, nên chuẩn bị cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng chế độ dinh dưỡng.

  • Nên ăn cơm gạo trắng thường ngày nên thay bằng gạo lứt để bổ sung nhiều vitamin nhóm B, bổ sung lượng canxi có trong bơ sữa, tăng lượng magiê có trong trái cây rau quả để giảm ứ nước, giảm căng ngực.

  • Tránh các thức ăn có nhiều muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như: cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, uống nhiều nước, bổ sung vitamine B6, magiê, kali.

  • Chỉ dùng thuốc giảm đau khi các triệu chứng đau và tăng nhạy cảm nhiều ở vú như paracetamol 500mg, uống không quá 3 viên trong ngày. Chườm nóng tại chỗ, dùng nịt ngực thích hợp.

Về điều trị, để giảm thiểu mô tuyến vú hiện đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Điều trị ngoại khoa chỉ thực hiện khi các nang chứa dịch to căng đau, và những xơ nang có kết quả siêu âm, nhũ ảnh hay chọc hút bằng kim nhỏ có nghi ngờ ác tính (ung thư vú)./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay