Xét nghiệm máu được bác sĩ chỉ định thực hiện để hỗ trợ quá trình chẩn đoán các bệnh lý khác nhau, như thiếu máu, nhiễm trùng, cholesterol cao, HIV, ung thư,... Vậy xét nghiệm máu gồm những xét nghiệm gì, thực hiện ở đâu uy tín?
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm được thực hiện dựa trên việc lấy các mẫu máu vào các ống chống đông khác nhau. Tùy vào mục đích xét nghiệm, xét nghiệm máu giúp đo và đánh giá hàm lượng một số chất nhất định có trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.
Ngoài ra, kiểm tra máu còn được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị và đánh giá hiệu quả của thuốc giúp bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Phân loại
Xét nghiệm máu gồm các xét nghiệm hóa sinh – nội tiết hormon – xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm di truyền, tế bào,…
Tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) là loại xét nghiệm thường được chỉ định nhất. Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu,… bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe chung, hoặc hỗ trợ chẩn đoán các bất thường như ung thư máu, bạch huyết,…
Tổng phân tích tế bào máu được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau
Loại xét nghiệm này giúp đánh giá nhiều chỉ số khác nhau. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện dựa trên thành phần huyết thanh và huyết tương. Dựa trên việc xác định các định lượng có trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý liên quan tới xương khớp, tình trạng cơ và nhiều cơ quan khác.
Xét nghiệm sinh hóa máu gồm xét nghiệm về đường huyết, canxi, mỡ máu,…để đánh giá các tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, cùng chức năng gan, tim, thận.
Xét nghiệm miễn dịch máu
Giúp đo nồng độ các kháng thể có trong máu, giúp phát hiện các bệnh lý tự miễn, dị ứng và nhiễm trùng.
Xét nghiệm huyết học
Được sử dụng để đo lường các đặc tính của máu, bao gồm độ nhớt, độ đông máu,... Xét nghiệm huyết học được sử dụng để đánh giá khả năng đông máu của máu, phát hiện các bệnh lý về máu,...
Xét nghiệm di truyền
Nhằm mục đích phân tích DNA của người bệnh để tìm kiếm các đột biến gen liên quan đến các bệnh lý di truyền. Xét nghiệm di truyền được sử dụng để sàng lọc các bệnh lý di truyền.
Xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì?
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về gan, thận, xương khớp
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán chính xác nhiều loại bệnh lý:
Bệnh về máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để sàng lọc các bệnh về máu, rối loạn liên quan tới thành phần có trong máu, như viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, hay nghiêm trọng hơn là ung thư máu,…thông qua các chỉ số xét nghiệm máu:
Tế bào hồng cầu: Định lượng tế bào hồng cầu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hay các tình trạng rối loạn khác.
Tế bào bạch cầu: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, thậm chí là ung thư máu.
Tiểu cầu: Sự bất thường về số lượng tiểu cũng cảnh báo các vấn đề về rối loạn chảy máu hoặc bệnh tụ huyết khối.
Hematocrit (Hct)
: Nếu chỉ số Hematocrit cao có thể xác định bệnh nhân bị mất nước hoặc mắc các vấn đề rối loạn đông máu, bệnh về tủy xương.
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Giúp chẩn đoán các bệnh liên quan tới thiếu máu.
Bệnh lý về gan và thận
Chỉ số đường (glucose) có trong máu giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Viêm gan C: Còn được gọi là xét nghiệm kháng thể HCV, được sử dụng để xác định xem một người có bị nhiễm vi-rút Viêm gan C hay không, tìm kháng thể virus viêm gan C trong máu.
Rối loạn mỡ máu (cholesterol, HDL-C, triglycerid)
Các chỉ số xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành thông qua những xét nghiệm máu liên quan tới lipid (cholesterol và triglyceride):
Cholesterol: Đo lượng chất béo trong máu và nguy cơ gây bệnh tim.
Triglycerid: Đây là chất béo có trong máu, nó sẽ chuyển hóa lượng calo không cần sử dụng thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Bệnh liên quan tới hoạt động của enzym
Kiểm tra enzyme có trong máu để chẩn đoán các bệnh lý về men gan, men tim,…
Các bệnh lý khác cũng được phát hiện qua xét nghiệm máu: HIV, Gout, thiếu máu não, nhiễm trùng não,…
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nhóm máu như nhóm máu A, B, AB hay O và phát hiện chính xác nhiều loại bệnh lý. Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu:
Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu người bệnh đang mắc một bệnh lý nào đó, kết quả xét nghiệm máu có thể bị thay đổi.
Thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu.
Sử dụng một số loại thuốc điều trị dài ngày có thể ảnh hưởng tới các chỉ số xét nghiệm máu
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
Thời gian nhịn ăn: Kết quả xét nghiệm máu thường được lấy khi người bệnh nhịn ăn từ 8-12 tiếng.
Quy trình thực hiện
Kỹ thuật viên thực hiện quá trình lấy máu qua đường tĩnh mạch
Các bước xét nghiệm máu được thực hiện như sau:
Kỹ thuật viên lấy máu sẽ bôi thuốc sát trùng lên vị trí lấy máu.
Để lấy máu, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ sử dụng một kim tiêm để lấy máu từ tĩnh mạch.
Sau khi lấy máu, kỹ thuật viên sẽ dán một miếng băng cá nhân lên vị trí lấy máu để ngăn ngừa chảy máu.
Mẫu máu sẽ được cho vào ống chứa mẫu có dán tên và đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích. Việc phân tích mẫu máu có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại xét nghiệm được yêu cầu.
Những lưu ý khi lấy máu xét nghiệm
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và thời gian nhịn ăn (Một số loại xét nghiệm máu yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 8-12 tiếng) trước khi xét nghiệm máu.
Bác sĩ có thể yêu cầu ngừng sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm chức năng trước khi xét nghiệm máu.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe như dị ứng, rối loạn đông máu, người lấy mẫu đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần thông báo với bác sĩ.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra mức chi phí cụ thể cho danh mục xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
Loại xét nghiệm máu: Các danh mục trong gói xét nghiệm máu cơ bản sẽ có mức chi phí thấp hơn gói xét nghiệm máu chuyên sâu.
Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà ngày càng phổ biến. Kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh. Vì vậy, chi phí cho dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà sẽ cao hơn dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại trung tâm y tế.
Khách hàng thường sẽ phải trả thêm chi phí khi thực hiện dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà
Có sự chênh lệch về mức giá xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế.
Với một số trường hợp có kết quả xét nghiệm máu bất thường hoặc nghi ngờ mắc thêm các loại bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Điều này sẽ làm tăng chi phí xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu ở đâu uy tín?
Khách hàng tới lấy máu để xét nghiệm luôn được ội ngũ nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc phục vụ tận tâm, nhiệt tình
Xét nghiệm máu là kỹ thuật quan trọng, cần có các máy móc xét nghiệm hiện đại, phải đảm bảo độ chính xác và kỹ thuật vô trùng cao để tránh gây ra các bệnh lây truyền khi thực hiện.
Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở, bệnh viện uy tín để đạt hiệu quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín được khách hàng cả nước lựa chọn để thực hiện dịch vụ xét nghiệm máu.
Bệnh viện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến bậc nhất như: Máy phân tích máu tự động Sysmex CA-1500, máy xét nghiệm miễn dịch Architect Plus – Abbott, Máy phân tích huyết học tự động Cell Dyn Ruby,…cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế, điều dưỡng có chuyên môn cao, nhẹ nhàng, tận tâm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm khi thực hiện xét nghiệm máu.
Các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm máu
Lượng máu được lấy trong quá trình xét nghiệm là bao nhiêu?
Lượng máu cụ thể được lấy khi xét nghiệm máu còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm. Trung bình, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml đến 6ml máu qua đường tĩnh mạch.
Xét nghiệm máu có đau không?
Đây là thủ thuật đơn giản và chỉ mất vài phút. Quá trình đưa tiêm vào tĩnh mạch có thể sẽ gây cảm giác khó chịu và sẽ hết ngay sau vài giây.
Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?
Kết quả xét nghiệm thường có kết quả sau 1 – 2 giờ. Đối với các xét nghiệm máu chuyên sâu, sau 1 ngày đến 1 tuần sẽ có kết quả.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm máu được bác sĩ chỉ định thực hiện để hỗ trợ quá trình chẩn đoán các bệnh lý khác nhau, như thiếu máu, nhiễm trùng, cholesterol cao, HIV, ung thư,... Vậy xét nghiệm máu gồm những xét nghiệm gì, thực hiện ở đâu uy tín?
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm được thực hiện dựa trên việc lấy các mẫu máu vào các ống chống đông khác nhau. Tùy vào mục đích xét nghiệm, xét nghiệm máu giúp đo và đánh giá hàm lượng một số chất nhất định có trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.
Ngoài ra, kiểm tra máu còn được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị và đánh giá hiệu quả của thuốc giúp bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Phân loại
Xét nghiệm máu gồm các xét nghiệm hóa sinh – nội tiết hormon – xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm di truyền, tế bào,…
Tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) là loại xét nghiệm thường được chỉ định nhất. Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu,… bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe chung, hoặc hỗ trợ chẩn đoán các bất thường như ung thư máu, bạch huyết,…
Tổng phân tích tế bào máu được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau
Loại xét nghiệm này giúp đánh giá nhiều chỉ số khác nhau. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện dựa trên thành phần huyết thanh và huyết tương. Dựa trên việc xác định các định lượng có trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý liên quan tới xương khớp, tình trạng cơ và nhiều cơ quan khác.
Xét nghiệm sinh hóa máu gồm xét nghiệm về đường huyết, canxi, mỡ máu,…để đánh giá các tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, cùng chức năng gan, tim, thận.
Xét nghiệm miễn dịch máu
Giúp đo nồng độ các kháng thể có trong máu, giúp phát hiện các bệnh lý tự miễn, dị ứng và nhiễm trùng.
Xét nghiệm huyết học
Được sử dụng để đo lường các đặc tính của máu, bao gồm độ nhớt, độ đông máu,... Xét nghiệm huyết học được sử dụng để đánh giá khả năng đông máu của máu, phát hiện các bệnh lý về máu,...
Xét nghiệm di truyền
Nhằm mục đích phân tích DNA của người bệnh để tìm kiếm các đột biến gen liên quan đến các bệnh lý di truyền. Xét nghiệm di truyền được sử dụng để sàng lọc các bệnh lý di truyền.
Xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì?
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về gan, thận, xương khớp
Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán chính xác nhiều loại bệnh lý:
Bệnh về máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để sàng lọc các bệnh về máu, rối loạn liên quan tới thành phần có trong máu, như viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, hay nghiêm trọng hơn là ung thư máu,…thông qua các chỉ số xét nghiệm máu:
Tế bào hồng cầu: Định lượng tế bào hồng cầu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hay các tình trạng rối loạn khác.
Tế bào bạch cầu: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, thậm chí là ung thư máu.
Tiểu cầu: Sự bất thường về số lượng tiểu cũng cảnh báo các vấn đề về rối loạn chảy máu hoặc bệnh tụ huyết khối.
Hematocrit (Hct)
: Nếu chỉ số Hematocrit cao có thể xác định bệnh nhân bị mất nước hoặc mắc các vấn đề rối loạn đông máu, bệnh về tủy xương.
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Giúp chẩn đoán các bệnh liên quan tới thiếu máu.
Bệnh lý về gan và thận
Chỉ số đường (glucose) có trong máu giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Viêm gan C: Còn được gọi là xét nghiệm kháng thể HCV, được sử dụng để xác định xem một người có bị nhiễm vi-rút Viêm gan C hay không, tìm kháng thể virus viêm gan C trong máu.
Rối loạn mỡ máu (cholesterol, HDL-C, triglycerid)
Các chỉ số xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành thông qua những xét nghiệm máu liên quan tới lipid (cholesterol và triglyceride):
Cholesterol: Đo lượng chất béo trong máu và nguy cơ gây bệnh tim.
Triglycerid: Đây là chất béo có trong máu, nó sẽ chuyển hóa lượng calo không cần sử dụng thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Bệnh liên quan tới hoạt động của enzym
Kiểm tra enzyme có trong máu để chẩn đoán các bệnh lý về men gan, men tim,…
Các bệnh lý khác cũng được phát hiện qua xét nghiệm máu: HIV, Gout, thiếu máu não, nhiễm trùng não,…
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nhóm máu như nhóm máu A, B, AB hay O và phát hiện chính xác nhiều loại bệnh lý. Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu:
Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu người bệnh đang mắc một bệnh lý nào đó, kết quả xét nghiệm máu có thể bị thay đổi.
Thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu.
Sử dụng một số loại thuốc điều trị dài ngày có thể ảnh hưởng tới các chỉ số xét nghiệm máu
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
Thời gian nhịn ăn: Kết quả xét nghiệm máu thường được lấy khi người bệnh nhịn ăn từ 8-12 tiếng.
Quy trình thực hiện
Kỹ thuật viên thực hiện quá trình lấy máu qua đường tĩnh mạch
Các bước xét nghiệm máu được thực hiện như sau:
Kỹ thuật viên lấy máu sẽ bôi thuốc sát trùng lên vị trí lấy máu.
Để lấy máu, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ sử dụng một kim tiêm để lấy máu từ tĩnh mạch.
Sau khi lấy máu, kỹ thuật viên sẽ dán một miếng băng cá nhân lên vị trí lấy máu để ngăn ngừa chảy máu.
Mẫu máu sẽ được cho vào ống chứa mẫu có dán tên và đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích. Việc phân tích mẫu máu có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại xét nghiệm được yêu cầu.
Những lưu ý khi lấy máu xét nghiệm
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và thời gian nhịn ăn (Một số loại xét nghiệm máu yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 8-12 tiếng) trước khi xét nghiệm máu.
Bác sĩ có thể yêu cầu ngừng sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm chức năng trước khi xét nghiệm máu.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe như dị ứng, rối loạn đông máu, người lấy mẫu đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần thông báo với bác sĩ.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
Bảng giá xét nghiệm máu tổng quát là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra mức chi phí cụ thể cho danh mục xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
Loại xét nghiệm máu: Các danh mục trong gói xét nghiệm máu cơ bản sẽ có mức chi phí thấp hơn gói xét nghiệm máu chuyên sâu.
Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà ngày càng phổ biến. Kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả cho người bệnh. Vì vậy, chi phí cho dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà sẽ cao hơn dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại trung tâm y tế.
Khách hàng thường sẽ phải trả thêm chi phí khi thực hiện dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà
Có sự chênh lệch về mức giá xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế.
Với một số trường hợp có kết quả xét nghiệm máu bất thường hoặc nghi ngờ mắc thêm các loại bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Điều này sẽ làm tăng chi phí xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu ở đâu uy tín?
Khách hàng tới lấy máu để xét nghiệm luôn được ội ngũ nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc phục vụ tận tâm, nhiệt tình
Xét nghiệm máu là kỹ thuật quan trọng, cần có các máy móc xét nghiệm hiện đại, phải đảm bảo độ chính xác và kỹ thuật vô trùng cao để tránh gây ra các bệnh lây truyền khi thực hiện.
Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở, bệnh viện uy tín để đạt hiệu quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín được khách hàng cả nước lựa chọn để thực hiện dịch vụ xét nghiệm máu.
Bệnh viện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến bậc nhất như: Máy phân tích máu tự động Sysmex CA-1500, máy xét nghiệm miễn dịch Architect Plus – Abbott, Máy phân tích huyết học tự động Cell Dyn Ruby,…cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên viên y tế, điều dưỡng có chuyên môn cao, nhẹ nhàng, tận tâm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm khi thực hiện xét nghiệm máu.
Các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm máu
Lượng máu được lấy trong quá trình xét nghiệm là bao nhiêu?
Lượng máu cụ thể được lấy khi xét nghiệm máu còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm. Trung bình, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml đến 6ml máu qua đường tĩnh mạch.
Xét nghiệm máu có đau không?
Đây là thủ thuật đơn giản và chỉ mất vài phút. Quá trình đưa tiêm vào tĩnh mạch có thể sẽ gây cảm giác khó chịu và sẽ hết ngay sau vài giây.
Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả?
Kết quả xét nghiệm thường có kết quả sau 1 – 2 giờ. Đối với các xét nghiệm máu chuyên sâu, sau 1 ngày đến 1 tuần sẽ có kết quả.
**Lưu ý:Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội