Xét nghiệm cúm a tại nhà - chẩn đoán chính xác tăng hiệu quả điều trị

Xét nghiệm cúm a tại nhà - chẩn đoán chính xác tăng hiệu quả điều trị

09-08-2022

Trước tình hình ngày càng nhiều ca bệnh cúm A như hiện nay, xét nghiệm cúm A tại nhà là lựa chọn tối ưu giúp phát hiện bệnh chính xác, đồng thời ngăn ngừa khả năng lây lan dịch chồng dịch.

Triệu chứng bệnh cúm A

Cúm A là một trong số rất nhiều loại cúm nên các triệu chứng của cúm A đa phần cũng tương tự như những bệnh cúm khác. Những triệu chứng thường gặp nhất của cúm đó là: sốt, ho, đau họng, nhức mỏi cơ thể, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu, ớn lạnh, nhiều trường hợp có thể bị tiêu chảy.

Ngoài những triệu chứng trên, khi mắc cúm A, người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình khác là:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

  • Trường hợp nặng sẽ có hiện tượng khó thở, viêm phổi.

Những triệu chứng của cúm A dễ nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp khác. Đặc biệt trong thời gian gần đây, cúm A bùng phát bất thường với số ca bệnh tăng đột biến. Các chuyên gia lo ngại về nguy cơ dịch chồng dịch khi số ca sốt xuất huyết, cúm, Covid-19 đều tăng nhanh.

 Vì vậy, khi có triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cúm A để xác định xem người bệnh bị sốt virus, cúm A, Covid hay chỉ là viêm đường hô hấp trên. 

Các triệu chứng thường gặp của cúm A

Cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A không chỉ gây ra những khó chịu, mệt mỏi mà còn có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.

Cúm A có thể biến chứng thành những vấn đề về hô hấp, tim mạch. Trong đó, biến chứng nặng nhất là suy hô hấp với biểu hiện khó thở, thở gấp, đờm chứa máu… dẫn đến bệnh viêm phổi, bị thiếu oxy, thậm chí gây tử vong. 

Với trẻ nhỏ, nếu bị cúm A, biến chứng sẽ nặng nề hơn do hệ miễn dịch của bé còn non yếu. Những biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ gồm:

  • Tiêu chảy.

  • Nhiễm trùng tai.

  • Cơn hen suyễn.

  • Viêm phổi.

  • Nôn, buồn nôn.

  • Viêm phế quản.

  • Đau tức ngực.

  • Bệnh về máu.

  • Viêm màng não.

  • Viêm cơ tim.

  • Nhiễm khuẩn thứ phát.

Ở những trẻ có bệnh lý nền về thần kinh, tim mạch, bệnh lý về tiêu hóa, nội tiết, bệnh về máu… thì nguy cơ gặp biến chứng sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. 

Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con có biểu hiện của bệnh cúm. Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, nếu trẻ bị cúm ba mẹ nên cho con đi khám vì bé có thể bị cúm A chứ không đơn giản là cúm thông thường.

Những biến chứng của cúm A nếu không phát hiện và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sau này, thậm chí gây tử vong nên ba mẹ không được chủ quan.

Cúm A dễ biến chứng thành viêm phổi nếu không được điều trị sớm

Chẩn đoán cúm A như thế nào?

Phương pháp điều trị cúm A sẽ khác với cúm thông thường. Vì vậy, cần phải chẩn đoán chính xác loại cúm để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Để chẩn đoán cúm A, xét nghiệm được ưu tiên hàng đầu là xét nghiệm phân tử nhanh để phát hiện chính xác RNA của virus cúm. Xét nghiệm này cho kết quả trong vòng 30 phút hoặc nhanh hơn.

Ngoài xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc thực hiện những xét nghiệm cúm khác như nuôi cấy virus, xét nghiệm nhanh kháng nguyên, chẩn đoán huyết thanh học…

Khi nào cần xét nghiệm cúm A?

Hầu hết các trường hợp cúm nhẹ, mọi người sẽ tự điều trị tại nhà hoặc uống thuốc cảm cúm thông thường. Thế nhưng, trong tình hình dịch bệnh bùng phát như hiện nay, khi có biểu hiện của bệnh cúm, tốt nhất nên thực hiện xét nghiệm cúm A để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Xét nghiệm cúm A tại nhà - Chặn đứng nguy cơ dịch chồng dịch

Cúm A là bệnh lây lan dễ dàng qua đường hô hấp nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Chỉ cần tiếp xúc với giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với vật chứa dịch tiết của người bệnh là đã nguy cơ mắc bệnh.

Nhiều người dù đã có triệu chứng của cúm nhưng lại lo ngại khả năng lây nhiễm bệnh nên đã chần chừ đi xét nghiệm và tự mua thuốc về uống tại nhà. Việc tự ý dùng thuốc khi chưa chẩn đoán chính xác bệnh vừa khiến không điều trị hiệu quả bệnh lại có nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng không đúng thuốc. Vì vậy, cần phải làm xét nghiệm để biết được chính xác mình có bị cúm A không hay chỉ là cúm thông thường.

Hiểu được nỗi lo của người bệnh cũng như mong muốn chặn đứng nỗi lo bùng phát dịch cúm khi số ca mắc ngày càng gia tăng, Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai dịch vụ xét nghiệm cúm tại nhà để giúp người bệnh an tâm hơn khi không phải đến bệnh viện, vừa giúp ngăn ngừa lây nhiễm lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh.

Xét nghiệm cúm A giúp chẩn đoán chính xác bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo khi đến bệnh viện

Lựa chọn dịch vụ xét nghiệm cúm tại nhà của Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ y tế tiện lợi và chất lượng với nhiều ưu điểm như:

  • Quy trình đặt lịch lấy mẫu đơn giản, theo nhu cầu của từng khách hàng.

  • Được tư vấn onl cụ thể bởi nhân viên y tế có chuyên môn trước khi lấy mẫu.

  • Lấy mẫu cùng lúc cho nhiều thành viên trong gia đình.

  • Miễn phí tư vấn kết quả, định hướng xử lý bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.

  • Dịch vụ toàn diện, kết hợp xét nghiệm tại nhà với khám và điều trị tại viện.

  • Kỹ thuật viên lấy mẫu cẩn thận, nhẹ nhàng, chu đáo.

  • Ekip tới nhà lấy mẫu bằng xe chuyên dụng của bệnh viện, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm.

  • Tra cứu kết quả onl dễ dàng.

Chi phí xét nghiệm cúm A và chi phí lấy mẫu tại nhà sẽ được nhân viên gọi điện tư vấn kỹ càng cho khách hàng trước khi đến lấy mẫu.

Lựa chọn xét nghiệm cúm A tại nhà trong thời điểm dịch cúm bùng phát như hiện nay chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình cũng như giúp chặn đứng nguy cơ dịch chồng dịch cho xã hội.

Đăng ký xét nghiệm cúm A tại nhà tại đây:

Khi nào cần đến bệnh viện?

Sau khi xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh cúm A, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Trong thời gian điều trị bệnh tại nhà, nếu có những biểu hiện dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Với trẻ nhỏ:

  • Trẻ có biểu hiện thở nhanh, khó thở.

  • Không uống được nước, nôn mửa liên tục.

  • Da xanh, niêm mạc nhợt.

  • Trẻ mệt mỏi không chịu chơi, ngủ li bì.

  • Trẻ sốt 1-2 ngày rồi đỡ nhưng sau đó lại sốt và ho nhiều hơn.

Với người lớn:

  • Có biểu hiện khó thở, thở nhanh.

  • Hay bị choáng, không tỉnh táo.

  • Cảm giác đau ngực.

  • Nôn mửa.

  • Tình trạng ho, sốt ngày càng nặng.

Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, lại rất dễ lây lan diện rộng nên việc xét nghiệm tại nhà để chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra phương hướng điều trị bệnh phù hợp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ dịch chồng dịch như hiện nay.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay