Viêm gan B trong thai kỳ: Nguy hiểm truyền từ mẹ sang con

Viêm gan B trong thai kỳ: Nguy hiểm truyền từ mẹ sang con

15-12-2023

Viêm gan B trong thai kỳ có khả năng truyền tự mẹ sang con. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và tránh nguy cơ cho con?

Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virus viêm gan B lây sang con.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh do virus HBV gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Các triệu chứng của bệnh lý bao gồm vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau bụng vùng hạ sườn phải. Đây là bệnh lý về gan nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm và có thể khiến gan bị xơ hóa, lâu dần gây ung thư gan.

Con đường lây nhiễm viêm gan B bao gồm: tiếp xúc gần với máu, các chất dịch cơ thể khác hoặc qua quan hệ tình dục mà không có bao cao su.

Thời điểm virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Viêm gan B khi mang thai Viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con

Có 3 thời điểm virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ đẻ và thời kỳ cho con bú.

Trong giai đoạn mang thai

Tỷ lệ viêm gan B trong thai kỳ lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai rất thấp, không quá 2%. Nguyên nhân là do giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, đây cũng là nơi trao đổi chất dinh dưỡng.

Trong giai đoạn đầu thai nghén, nhau thai sẽ gồm 4 lớp: Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Nhưng sau tháng thứ 4 - giai đoạn sau thai nghén thì lá nuôi tế bào sẽ biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Dẫn đến hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh.

Vì thế chỉ cần một chấn động nhẹ cũng dẫn đến làm tổn thương hàng rào nhau thai, tăng khả năng máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B.

Trong lúc chuyển dạ đẻ

Thời điểm này là vô cùng nhạy cảm vì mẹ mắc viêm gan B trong thai kỳ có thể lây truyền virus HBV sang con với tỷ lệ hơn 90%. Khi chuyển dạ, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau thai bám cũng bị co thắt có thể khiến cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con, hoặc lúc trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng khiến trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.

Thời kỳ cho con bú

Khả năng lây nhiễm virus HBV trong thời kỳ này rất thấp, cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA có trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm là khó có thể xảy ra.

Nếu xảy ra trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này, nguyên nhân có thể do vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp.

Vì vậy các bà mẹ bị viêm gan B trong thai kỳ khi cho con bú cần phải tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu hoặc nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271

Các triệu chứng của viêm gan B trong thai kỳ là gì?

Trường hợp mẹ bầu mắc viêm gan B trong thai kỳ lần đầu, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Vàng da

  • Da hoặc lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng và nước tiểu của chuyển sang màu nâu hoặc cam.

  • Phân màu sáng.

  • Sốt

  • Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

  • Vấn đề dạ dày như chán ăn, buồn nôn và nôn

  • Đau bụng.

Viêm gan B trong thai kỳ Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng của viêm gan B khi mang thai

Viêm gan B trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Như đã nói ở trên, tỷ lệ thai nhi lây nhiễm virus HPV từ mẹ bầu là tương đối thấp do máu của mẹ và thai nhi không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chính vì thế, kể cả mẹ có bị viêm gan B trong thai kỳ thì việc kiểm soát bênh lý có thể hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm. Theo các chuyên gia, viêm gan B trong những tháng đầu thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác (rubella, cúm,...). Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B không phải là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, nhưng có thể khiến tỷ lệ trẻ khi sinh bị nhẹ cân cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 

Không thể loại trừ khả năng trẻ mắc bệnh trong một số trường hợp hi hữu. Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và truyền virus cho người khác. Khi đến giai đoạn trưởng thành, khoảng 25% trường hợp này sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.

Có thể bạn quan tâm:

Ảnh hưởng của viêm gan B trong thai kỳ đến mẹ bầu

Theo thống kê, có tới 90% mẹ bầu bị mắc viêm gan B trước khi mang thai. Số ít còn lại mắc bệnh do lây nhiễm qua máu, đường tình dục không an toàn. Việc mắc viêm gan iêu vi B wor phụ nữ không làm giảm khả năng có thai, không ảnh hưởng đến khả năng tình dục của phái đẹp.

Tuy nhiên, nếu bị viêm gan B trong thai kỳ, chị em có thể phải đối mặt với các nguy cơ bao gồm:

  • Sinh non: Nếu mắc viêm gan B ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu có thể phải đối mặt với tình trạng sinh non do cơn co bóp và gò tử cung quá mức.

  • Các bất thường sản khoa như rối loạn đông máu, nhau bong non,...

  • Đặc biệt, bị viêm gan B trong thai kỳ có thể tiến triển thành xơ gan do sức đề kháng suy giảm.

Chẩn đoán viêm gan B

Trên cơ sở lâm sàng, không thể phân biệt viêm gan B với viêm gan do các tác nhân virus khác gây ra, do đó, việc xác nhận chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là rất cần thiết. Một số xét nghiệm máu có sẵn để chẩn đoán và theo dõi viêm gan B trong thai kỳ. Chúng có thể được sử dụng để phân biệt nhiễm trùng cấp tính và mãn tính.

Chẩn đoán nhiễm trùng viêm gan B trong phòng thí nghiệm tập trung vào việc phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBsAg. WHO khuyến cáo rằng tất cả các hiến máu đều được xét nghiệm viêm gan B để đảm bảo an toàn cho máu và tránh lây truyền ngẫu nhiên cho những người nhận sản phẩm máu.

Nhiễm HBV cấp tính được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng thể HBsAg và immunoglobulin M (IgM) đối với kháng nguyên lõi, HBcAg. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, bệnh nhân cũng có huyết thanh dương tính với kháng nguyên viêm gan B e (HBeAg). HBeAg thường là một dấu hiệu của sự nhân lên cao của virus.

Sự hiện diện của HBeAg chỉ ra rằng máu và dịch cơ thể của người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Nhiễm trùng mãn tính được đặc trưng bởi sự tồn tại của HBsAg trong ít nhất 6 tháng (có hoặc không có HBeAg đồng thời). Sự tồn tại của HBsAg là dấu hiệu chính của nguy cơ phát triển bệnh gan mạn tính và ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) sau này trong cuộc đời.

Viêm gan B trong thai kỳ

Cách điều trị viêm gan B với phụ nữ có thai

Mắc viêm gan B trong thai kỳ thì điều trị như thế nào là câu hỏi của nhiều mẹ bầu. Thực tế thì chưa có bất kỳ một loại thuốc kháng virus HPV nào được WHO công nhận là an toàn dành cho mẹ bầu. Trong trường hợp có thai khi đang điều tị viêm gan B thì mẹ cần phải thông báo với bác sĩ để được tư vấn có nên tiếp tục dùng thuốc hoặc nên đình chỉ thai. Hầu hết chị em được khuyến cáo dừng thuốc trừ trường hợp đang bị xơ gan.

Trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng entecavir hoặc adefovir thi có thể tiếp tục điều trị nhưng được chuyển sang sử dụng các thuốc như telbivudine, tenofovir,... vì thuốc này có thể dành cho bệnh nhân bị viêm gan B trong thai kỳ với nguy cơ sinh quái thai thấp. Tuy nhiên, trong khi chữa bệnh, chị em cần được theo dõi chặt chẽ để giảm tối đa nguy cơ gây hại với thai nhi.

Phòng ngừa viêm gan B trong thai kỳ như thế nào?

Có thể ngăn ngừa lây truyền HBV chu sinh bằng cách xác định viêm gan B trong thai kỳ ở phụ nữ và cung cấp vắc-xin globulin miễn dịch viêm gan B và vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh.

Nhiễm vi rút viêm gan B trong thai kỳ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh. Nếu không có điều trị miễn dịch sau phơi nhiễm, khoảng 40% trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV ở Hoa Kỳ sẽ bị nhiễm HBV mạn tính, khoảng một phần tư trong số đó cuối cùng sẽ chết vì bệnh gan mãn tính.

Sàng lọc phổ biến phụ nữ mang thai đối với HBsAg trong mỗi lần mang thai:

  • Sàng lọc tất cả phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg để tìm HBV DNA để hướng dẫn sử dụng liệu pháp kháng vi-rút của mẹ trong thai kỳ. AASLD đề nghị điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cho mẹ khi HBV DNA> 200.000 IU / mL

  • Xử lý tình huống cho bà mẹ có HBsAg dương tính và trẻ sơ sinh

  • Cung cấp điều trị dự phòng miễn dịch cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, bao gồm vắc-xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh

  • Tiêm vắc-xin định kỳ cho tất cả trẻ sơ sinh với loạt vắc-xin viêm gan B, liều đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay