Viêm đường mật là bệnh lý nhiễm khuẩn đường mật, có khả năng gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy viêm đường mật là bệnh gì, dấu hiệu ra sao và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Viêm đường mật là gì?
Đường mật là hệ thống đường ống có chức năng dẫn dịch mật được sản xuất tại gan xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn và hấp thu mỡ ở ruột non. Khi chưa có hoạt động tiêu hóa, dịch mật được lưu trữ tại túi mật, chỉ khi nào cần tiêu hóa thức ăn thì mật mới từ túi mật đi qua đường mật để xuống ruột non.
Viêm đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn/nhiễm trùng đường mật, nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi đường mật, một số ít có thể gây ra do bệnh lý u và chít hẹp đường mật.
Bệnh viêm đường mật có thể phân loại theo các cách sau:
- Dựa vào tính chất, bệnh được chia thành viêm đường mật cấp tính và mãn tính.
- Dựa vào nguyên nhân, bệnh được phân thành hai loại: viêm đường mật tiên phát (gây ra do vi khuẩn, u đường mật), viêm đường mật thứ phát (hậu quả của các bệnh lý như: sỏi mật, nhiễm trùng đường mật sau phẫu thuật…)
- Dựa vào vị trí, có viêm đường mật trong gan và ngoài gan.
Ngoài ra, còn có dạng bệnh hiếm gặp hơn đó là viêm đường mật xơ hóa nguyên phát hay được gọi là viêm đường mật tự miễn.
Viêm đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn/nhiễm trùng đường mật, nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi đường mật
Nguyên nhân gây viêm đường mật trong gan
Bên cạnh phát hiện sớm tình trạng viêm đường mật, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng góp phần quan trọng giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả và kịp thời.
Một số nguyên nhân gây viêm đường mật trong gan bao gồm:
- Dịch mật bị tắc nghẽn bởi sỏi mật: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm đường mật.
- Vi khuẩn đi ngược từ ruột non lên túi mật bao gồm các loài như: Klebsiella spp, Escherichia coli, Enterococci và Streptococci,…
- Một số lý do bệnh lý khiến dòng lưu thông dịch mật bị tắc, điển hình như: sỏi, ung thư ống mật hoặc dị dạng bẩm sinh, chít hẹp đường mật, cục máu đông hình thành trong đường ống dẫn mật…
- Trong quá trình phẫu thuật/ nội soi mật tụy ngược dòng, kiểm tra đường mật, nếu các bước thực hiện không đảm bảo vô trùng thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và gây viêm đường mật.
- Các bệnh về giun, sán hay các loài ký sinh trùng đường ruột cũng có thể gây viêm đường mật
Những dấu hiệu nhận biết viêm đường mật
Đa số các trường hợp viêm đường mật đều có biểu hiện điển hình của tam chứng Charcot gồm đau - sốt - vàng da, cụ thể:
- Đau: cơn đau dữ dội thường xuất hiện vị trí hạ sườn phải, đồng thời gây cứng cơ vùng thượng vị. Tiếp đó, cơn đau có thể lan lên đến ngực, lưng và vùng vai phải.
- Sốt cao: Khi đường mật bị tấn công bởi vi khuẩn, cơ thể sẽ hình thành nên phản ứng viêm, gây sốt cao lên đến 39 - 40 độ, bệnh nhân có thể bị vã mồ hôi và rét run.
- Vàng da: Trong dịch mật có chứa Bilirubin là một sắc tố màu vàng, có nguồn gốc từ các tế bào hồng cầu chết. Trong trường hợp dòng chảy của dịch mật xuống ruột bị tắc nghẽn và ứ đọng lâu ngày, sắc tố này sẽ ngấm vào máu khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng điển hình như: vàng da, củng mạc mắt vàng, nước tiểu đậm…
Vàng da là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm đường mật
Ngoài ra, người bệnh viêm đường mật có thể gặp một số triệu chứng không điển hình khác như huyết áp tụt, cơ thể có cảm giác yếu mệt, không tỉnh táo, ăn không tiêu, ngứa toàn thân…
Có thể thấy, các triệu chứng của viêm đường mật rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa - gan mật khác. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường kể trên thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Các biến chứng nguy hiểm viêm đường mật
Người bệnh bị viêm đường mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gặp phải các biến chứng cấp tính như:
- Viêm mủ đường mật: tình trạng nhiễm khuẩn nặng có kèm thêm các ổ mủ, gây đau quặn bụng và có thể bị trụy tim mạch
- Thấm mật phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng: khiến bệnh nhân bị sốt cao, vàng da, phản ứng co cứng thành bụng, mạch nhanh, huyết áp tụt
- Chảy máu đường mật: bệnh nhân có đau sốt vàng da, nôn ra máu, cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì
- Shock mật: vàng da đậm, mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp, sốt cao, thiểu niệu, vô niệu, toàn trạng suy sụp nhanh chóng
- Nhiễm khuẩn máu: cấy máu thấy vi khuẩn mọc, sốt cao rét run, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, bệnh nhân bị chướng bụng, vô niệu
Ngoài ra, bệnh viêm đường mật còn gây các biến chứng mạn tính gồm:
- Viêm xơ đường mật nguyên phát hoặc thứ phát: đều có điểm chung là cấu trúc đường mật bị xơ chai, mất chức năng vận động
- Áp xe đường mật: với triệu chứng sốt cao dao động, gan to và đau, soi ổ bụng thấy trên mặt gan có nhiều ổ áp-xe nhỏ
- Viêm gan
- mật: có biểu hiện da vàng, gan to chắc, nhẵn, rối loạn tiêu hoá, chảy máu cam và chảy máu chân răng...
- Ung thư đường mật: bệnh nhân có vàng da tăng, suy sụp cơ thể nhanh, chụp đường mật thấy tổn thương ung thư
- Viêm thận, suy thận: với các triệu chứng như tiểu ít, xét nghiệm nước tiểu thấy có trụ hạt, có hồng cầu, bạch cầu, albumin, phù mặt, ure máu tăng, creatinine tăng…
Vì thế khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chẩn đoán viêm đường mật như thế nào?
Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm như:
- Khám gan: Thấy gan to mấp mé bờ sườn phải, ấn vào đau. Mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật.
- Xét nghiệm dịch mật, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: Giúp xác định mức độ viêm nhiễm
- Siêu âm: Giúp xác định tình trạng, mức độ giãn đường mật và nguyên nhân viêm đường mật.
- Nội soi ổ bụng: Xác định màu sắc của gan và những ổ mủ nhỏ tại gan.
Điều trị viêm đường mật như thế nào?
Viêm đường mật là bệnh lý yêu cầu điều trị càng sớm càng tốt. Tùy thuộc và tình trạng viêm nhiễm và các biến chứng của bệnh viêm đường mật mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với những phương pháp sau:
Điều trị nội khoa
Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm đường mật là do vi khuẩn thì uống thuốc kháng sinh chính là biện pháp hữu hiệu nhất, bác sĩ có thể chỉ định những loại kháng sinh như: nhóm Penicillin, nhóm Cephalosporin, nhóm Quinolon,...
Ngoài ra để giảm thiểu những cơn đau bụng dữ dội, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn…
Phẫu thuật đường mật
Trong trường hợp, nguyên nhân gây bệnh viêm đường mật là do sỏi mật, giun,… bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như: phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng, đặt stent đường mật,… giúp bệnh nhân loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn, khơi thông dòng chảy dịch mật.
Bị viêm đường mật nên thăm khám ở đâu?
Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa - BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:
- Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh - hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Kinh nghiệm trong xử lý các phẫu thuật như cắt túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; phẫu thuật nội soi ngược dòng, cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong phẫu thuật tiêu hóa: TTND. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, BV Hữu Nghị Việt Đức, Phó Chủ tịch hội Hậu môn – Đại trực tràng Việt Nam, Hội viên Hội thầy thuốc điều trị các bệnh lý Đại trực tràng – Hậu môn của Cộng hoà Pháp; TTUT. TS. BSCKII Phạm Văn Cường, gần 40 năm kinh nghiệm, hội viên Hội Phẫu thuật Nội soi và Ngoại khoa Việt Nam; ThS. BSCKII Nguyễn Giang Lam - trưởng khoa Ngoại, BVĐK Hồng Ngọc Yên Ninh…
- Quy trình cấp cứu nhanh chóng, chính xác trong mọi tình huống với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị cấp cứu hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc…
- Hệ thống phòng mổ đạt tiêu chuẩn Quốc tế HBN được trang bị hệ thống khí tươi, khử khuẩn hiệu quả cao, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phẫu thuật.
- Không gian lưu viện rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi khách sạn.
- Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình.
Trung tâm Tiêu hóa – BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám các bệnh lý Tiêu hóa - Gan mật uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại hàng đầu
Hotline cấp cứu: 1900 636 555
Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
- BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.