Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm, sưng quanh vị trí bám vào xương của gân, bao gân, dây chằng, thường gặp tại khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng và khuỷu tay. Vậy viêm điểm bám gân có nguy hiểm không và có những phương pháp điều trị nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phân loại viêm điểm bám gân
Có 4 loại viêm điểm bám gân phổ biến, bao gồm:
- Viêm điểm bám gân đùi: Bệnh nhân thường đau vùng cơ dưới đùi gần khớp gối. Khi gấp gối hoặc ấn vào, mức độ đau sẽ tăng lên, thường do chạy, vận động quá sức.
- Viêm điểm bám gân khớp gối (viêm điểm bám gân xương chày): Triệu chứng nổi bật là sưng, đau, nóng bên trong khớp gối, đau tăng khi co duỗi chân. Thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử thoái hóa khớp gối.
- Viêm điểm bám gân lồi cầu trong/ngoài xương cánh tay: Bệnh nhân xuất hiện cơn đau nhức âm ỉ, đau tăng dần vùng khuỷu tay, cổ tay, thường gặp ở các vận động viên thể thao, người chơi tennis.
- Viêm điểm bám gân gót chân: Người bệnh đau, sưng phù ở vùng gân gót, đau nhói ở mặt sau xương gót chân hoặc 2 bên gân gót. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, trong những bước chân, hoạt động đầu tiên hoặc đau khi di chuyển, đeo giày cao gót lâu.
Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân
- Chủ yếu viêm điểm bám gân là do bệnh nhân vận động quá sức chịu đựng của cơ thể. Các hoạt động: đi bộ, chạy bộ, đeo giày cao gót, đứng quá lâu, lặp đi lặp lại hoặc mang vác vật nặng quá sức, đều là nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm. Ban đầu thường là cảm giác đau nhẹ thoáng qua, nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến viêm ngày càng tiến triển, dai dẳng gây sưng tấy, nóng rát.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân bị viêm điểm bám gân do các dị tật bẩm sinh, lệch trục tứ chi, viêm cột sống dính khớp,....
Viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?
Viêm điểm bám gân cấp tính thường gây đau, nhức nhối, khó chịu, có thể được điều trị khỏi trong vài ngày đến vài tuần. Thế nhưng, với những trường hợp viêm điểm bám gân mãn tính, mức độ nghiêm trọng đáng lo ngại hơn.
Viêm điểm bám gân mãn tính cần phải điều trị trong thời gian dài, từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến rách gân, đứt gân, phù nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động tại vị trí xương và gân đó.
Điều trị viêm điểm bám gân như thế nào?
Tùy mức độ và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất cho bệnh nhân. Trong đó các phương pháp điều trị điển hình là:
Nghỉ ngơi, cố định vận động
Phù hợp với trường hợp mới bị, có cảm giác đau nhẹ, xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cử động tại vị trí viêm, kết hợp ăn uống giàu canxi, sinh hoạt lành mạnh. Một số trường hợp có thể đeo nẹp, máng bột để cố định vận động.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc giảm đau (acetaminophen, diclofenac), thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, trường hợp đau cấp có thể tiêm thuốc giảm đau corticoid để đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và các bệnh lý nền nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về uống để tránh những tác dụng không mong muốn.
Phẫu thuật
Trường hợp viêm điểm bám gân do bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp,… thì người bệnh cần điều trị tận gốc các bệnh lý gây viêm, kết hợp giảm các triệu chứng đau, sưng. Nếu các biện pháp điều trị bệnh lý gây viêm không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, phổ biến là mổ nối gân khi viêm nặng dẫn đến đứt gân. Phương pháp khó tránh khỏi một số rủi ro như: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, cứng hoặc đau khớp.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
Tiêm PRP (hay còn gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu) là phương pháp hiện đại, tối ưu trong điều trị viêm điểm bám gân, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. PRP là chế phẩm giàu tiểu cầu gấp 6 - 10 lần huyết tương thông thường, được chiết tách từ máu của chính bệnh nhân bằng cách ly tâm từ 15-20 phút, sau đó tiêm trực tiếp vào vị trí viêm. Kỹ thuật điều trị này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Giảm đau, giảm viêm tự nhiên: Vì PRP chứa protein tăng trưởng giúp tìm kiếm, lấp đầy và chữa lành vị trí tổn thương mà không lạm dụng thuốc thuốc.
- Không ảnh hưởng đến bệnh lý nền: PRP cho hiệu quả tại chỗ, tập trung vào vị trí tổn thương, không tác động đến các bộ phận khác, nên không ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân.
- Tránh viêm tái phát: Huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tổng hợp collagen tại gân, cơ, tăng sức mạnh cho gân, giảm nguy cơ, viêm, rách tái phát so với tiêm corticosteroid hoặc dùng thuốc giảm đau.
Tại khoa Cơ Xương Khớp, BVĐK Hồng Ngọc có ứng dụng công nghệ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong điều trị viêm điểm bám gân, được đông đảo khách hàng lựa chọn:
- Đội ngũ bác sĩ từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong & ngoài nước, nhiều năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tiêm khớp tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân: TS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo,...
- Máy ly tâm Tropocell PRP Plus có tích hợp khả năng khử trùng với ánh sáng UVC: Thu lượng huyết tương giàu tiểu cầu cao gấp 5 lần, đảm bảo vô khuẩn, tránh nhiễm trùng khi tiêm và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
- Tiêm PRP được thực hiện hoàn toàn trong phòng vô khuẩn một chiều đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, tránh nhiễm trùng cho bệnh nhân.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm, sưng quanh vị trí bám vào xương của gân, bao gân, dây chằng, thường gặp tại khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng và khuỷu tay. Vậy viêm điểm bám gân có nguy hiểm không và có những phương pháp điều trị nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phân loại viêm điểm bám gân
Có 4 loại viêm điểm bám gân phổ biến, bao gồm:
- Viêm điểm bám gân đùi: Bệnh nhân thường đau vùng cơ dưới đùi gần khớp gối. Khi gấp gối hoặc ấn vào, mức độ đau sẽ tăng lên, thường do chạy, vận động quá sức.
- Viêm điểm bám gân khớp gối (viêm điểm bám gân xương chày): Triệu chứng nổi bật là sưng, đau, nóng bên trong khớp gối, đau tăng khi co duỗi chân. Thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử thoái hóa khớp gối.
- Viêm điểm bám gân lồi cầu trong/ngoài xương cánh tay: Bệnh nhân xuất hiện cơn đau nhức âm ỉ, đau tăng dần vùng khuỷu tay, cổ tay, thường gặp ở các vận động viên thể thao, người chơi tennis.
- Viêm điểm bám gân gót chân: Người bệnh đau, sưng phù ở vùng gân gót, đau nhói ở mặt sau xương gót chân hoặc 2 bên gân gót. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, trong những bước chân, hoạt động đầu tiên hoặc đau khi di chuyển, đeo giày cao gót lâu.
Nguyên nhân gây viêm điểm bám gân
- Chủ yếu viêm điểm bám gân là do bệnh nhân vận động quá sức chịu đựng của cơ thể. Các hoạt động: đi bộ, chạy bộ, đeo giày cao gót, đứng quá lâu, lặp đi lặp lại hoặc mang vác vật nặng quá sức, đều là nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm. Ban đầu thường là cảm giác đau nhẹ thoáng qua, nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến viêm ngày càng tiến triển, dai dẳng gây sưng tấy, nóng rát.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân bị viêm điểm bám gân do các dị tật bẩm sinh, lệch trục tứ chi, viêm cột sống dính khớp,....
Viêm điểm bám gân có nguy hiểm không?
Viêm điểm bám gân cấp tính thường gây đau, nhức nhối, khó chịu, có thể được điều trị khỏi trong vài ngày đến vài tuần. Thế nhưng, với những trường hợp viêm điểm bám gân mãn tính, mức độ nghiêm trọng đáng lo ngại hơn.
Viêm điểm bám gân mãn tính cần phải điều trị trong thời gian dài, từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến rách gân, đứt gân, phù nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động tại vị trí xương và gân đó.
Điều trị viêm điểm bám gân như thế nào?
Tùy mức độ và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất cho bệnh nhân. Trong đó các phương pháp điều trị điển hình là:
Nghỉ ngơi, cố định vận động
Phù hợp với trường hợp mới bị, có cảm giác đau nhẹ, xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cử động tại vị trí viêm, kết hợp ăn uống giàu canxi, sinh hoạt lành mạnh. Một số trường hợp có thể đeo nẹp, máng bột để cố định vận động.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc giảm đau (acetaminophen, diclofenac), thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, trường hợp đau cấp có thể tiêm thuốc giảm đau corticoid để đạt hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và các bệnh lý nền nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về uống để tránh những tác dụng không mong muốn.
Phẫu thuật
Trường hợp viêm điểm bám gân do bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp,… thì người bệnh cần điều trị tận gốc các bệnh lý gây viêm, kết hợp giảm các triệu chứng đau, sưng. Nếu các biện pháp điều trị bệnh lý gây viêm không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, phổ biến là mổ nối gân khi viêm nặng dẫn đến đứt gân. Phương pháp khó tránh khỏi một số rủi ro như: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, cứng hoặc đau khớp.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
Tiêm PRP (hay còn gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu) là phương pháp hiện đại, tối ưu trong điều trị viêm điểm bám gân, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. PRP là chế phẩm giàu tiểu cầu gấp 6 - 10 lần huyết tương thông thường, được chiết tách từ máu của chính bệnh nhân bằng cách ly tâm từ 15-20 phút, sau đó tiêm trực tiếp vào vị trí viêm. Kỹ thuật điều trị này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Giảm đau, giảm viêm tự nhiên: Vì PRP chứa protein tăng trưởng giúp tìm kiếm, lấp đầy và chữa lành vị trí tổn thương mà không lạm dụng thuốc thuốc.
- Không ảnh hưởng đến bệnh lý nền: PRP cho hiệu quả tại chỗ, tập trung vào vị trí tổn thương, không tác động đến các bộ phận khác, nên không ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân.
- Tránh viêm tái phát: Huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tổng hợp collagen tại gân, cơ, tăng sức mạnh cho gân, giảm nguy cơ, viêm, rách tái phát so với tiêm corticosteroid hoặc dùng thuốc giảm đau.
Tại khoa Cơ Xương Khớp, BVĐK Hồng Ngọc có ứng dụng công nghệ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong điều trị viêm điểm bám gân, được đông đảo khách hàng lựa chọn:
- Đội ngũ bác sĩ từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong & ngoài nước, nhiều năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tiêm khớp tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân: TS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo,...
- Máy ly tâm Tropocell PRP Plus có tích hợp khả năng khử trùng với ánh sáng UVC: Thu lượng huyết tương giàu tiểu cầu cao gấp 5 lần, đảm bảo vô khuẩn, tránh nhiễm trùng khi tiêm và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
- Tiêm PRP được thực hiện hoàn toàn trong phòng vô khuẩn một chiều đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, tránh nhiễm trùng cho bệnh nhân.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc