Viêm amidan không đau do nguyên nhân nào?

Viêm amidan không đau do nguyên nhân nào?

30-03-2021

Thông thường khi bị sưng amidan sẽ kèm theo triệu chứng đau rát khó chịu nên khi thấy viêm amidan không đau nhiều người bệnh lo lắng đây có thể là dấu hiệu của ung ung thư amidan. Vậy viêm amidan không đau vì sao? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan không đau là tình trạng gì?

Trực thuộc cơ quan nằm tại hệ hô hấp, amidan là khu vực cuống họng bên trái và bên phải đều có amidan tương ứng.

Vai trò của amidan là giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại xâm nhập qua đường ăn, đường thở để chúng không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Thế nhưng do vị trí của amidan ở nơi giao thoa giữa đường ăn uống nên rất dễ bị tấn công và sưng viêm. Cơn đau rát khó chịu ở 2 bên hầu họng là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm amidan.

Những người bị viêm amidan không đâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do vệ sinh răng miệng kém, do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng yếu, do hút thuốc lá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương viêm amidan và sưng lên trong thời gian ngắn.

Viêm amidan không đau Viêm amidan không đau khiến nhiều người lo lắng

Ngoài ra, viêm amidan không đau còn cảnh báo việc cơ thể đã mắc các bệnh lý như:

Triệu chứng phì đại amidan

Phì đại amidan là triệu chứng đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng. Viêm amidan sưng to một cách bất thường là dấu hiệu.

Viêm amidan cấp tính sẽ bị sưng tiến triển trong 1 – 2 ngày và tự biến mất khi người bệnh có sức đề kháng tốt. Với trường hợp viêm amidan phì đại mạn tính, sưng amidan do nhiễm trùng tái phát nhiều lần hoặc bởi hội chứng trào ngược dạ dày mạn tính.

Nói chung tình trạng amidan phì đại không quá nguy hiểm, không gây đau rát hay chảy máu, không gây sốt cho người bệnh như khi sưng amidan bình thường. Tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn biến kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và gặp khó khăn khi ăn uống.

Dấu hiệu ung thư amidan

Khi bị viêm amidan không đau cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư amidan. Rất hiếm gặp ung thư amidan, bệnh thường xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện tại amidan.

Triệu chứng của ung thư amidan thường là viêm amidan không đau, nhận diện đặc trung bằng sự không đồng nhất về kích thước giữa 2 amidan và những triệu chứng như khó thở, người bệnh khó nuốt, nhạt miệng, khô miệng, nước bọt có lẫn máu…

Bệnh ung thư amidan rất hiếm gặp nhưng xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản.

Người có nguy cơ cao bị bệnh ung thư amidan là người thường xuyên hút thuốc lá trong thời gian dài, lạm dụng rượu bia, vệ sinh răng miệng kém hoặc người bị nhiễm HPV chủng 16 và 18.

Viêm amidan không đau Viêm amidan không đau cảnh báo nguy cơ mắc bệnh phì đại amidan hoặc ung thư amidan

Viêm amidan không đau có tự khỏi được không?

Tình trạng viêm amidan không đau có tự hỏi được không sẽ tùy vào từng trường hợp nhất định, tùy theo từng đặc điểm các bác sĩ sẽ phân chia hiệu quả điều trị:

Trường hợp 1:

Bệnh nhân bị viêm amidan không đau do virus, mức độ viêm amidan tương đối nhẹ thì không cùng dùng thuốc kháng sinh vì các triệu chứng sẽ tự khỏi sau 4- 5 ngày.

Nhưng đối với những trường hợp người bệnh bị viêm amidan không đau kèm theo sốt vẫn cần phải sử dụng thuốc hạ sốt khi áp dụng các cách hạ sốt cơ bản mà không có chiều hướng giảm.

Trường hợp 2

Người bị viêm amidan sưng tấy do thời tiết thay đổi, triệu chứng phụ của cảm cúm, cảm lạnh… cần được điều trị bệnh kịp thời vì sưng amian chỉ là triệu chứng khởi phát báo hiệu hệ miễn dịch của người bệnh đang bị tấn công.

Nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ làm bệnh phát triển nặng hơn, làm cho các triệu chứng khác lần lượt xuất hiện như tình trạng viêm rát họng, đau họng, sốt, nổi hột trong họng…

Nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân bị viêm amidan không đau, không sưng do vi khuẩn gây ra cần được chữa trị bằng thuốc kháng sinh để hạn chế biến chứng áp xe amidan tại chỗ, viêm xoang, thấp khớp…

Nên kết hợp điều trị bằng thuốc và xây dựng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để bệnh được chữa khỏi hoặc mỗi ngày người bệnh dùng nước muối loãng để ngậm giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm amidan.

Viêm amidan không đau có nguy hiểm không?

Cần căn cứ vào bệnh lý liên quan đến viêm amidan không đau và tình trạng bệnh để đưa ra đánh giá đúng đắn liệu tình trạng viêm amidan không đau có nguy hiểm hay không?

Những trường hợp bệnh nhân bị sưng phì đại amidan có biểu hiện ngưng thở khi ngủ hay khó ngủ sẽ gặp nguy hiểm.

Đồng thời nếu như không sớm điều trị đúng cách đối với trường hợp trẻ em bị sưng amidan sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như ngưng thở thời gian ngăn làm hạn chế oxy lên não, người bệnh bị suy giảm khả năng miễn dịch, tăng huyết áp, mở rộng tim, rối loạn hành vi… T

óm lại hệ hô hấp sẽ là cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất khi người bệnh bị sưng amidan do phình mạch.

Trường hợp người bệnh bị sưng amidan nhưng không đau do ung thư trở nên nghiêm trọng hơn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nếu phát hiện ung thư amidan trong giai đoạn sớm và can thiệp kịp thời sẽ có thể kiểm soát được sức khỏe bệnh nhân còn nếu để các tế bào ung thư di căn sẽ trở nên rất nguy hiểm, tàn phá các cơ quan lân cận như hầu, lưỡi, vòm họng, phổi hay xương.

Cách xử lý khi bị viêm amidan không đau

Khi bị viêm amidan không đau, điều đầu tiên người bệnh cần làm là can thiệt để ngăn chặn tổn thương và phòng ngừa hư hại bằng các biện pháp đối phó ban đầu gồm có:

Thăm khám và chẩn đoán

Đầu tiên các bệnh lý nguy hiểm cần phòng tránh nếu có biểu hiện viêm amidan không đau là nhiễm trùng liên cầu khuẩn (Streptococcus) và ung thư amidan. Bệnh sẽ gây ra biến chứng nặng nề và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị sớm nên người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sưng amidan sớm ngay cả khi viêm amidan không đau, sốt hay ho bởi vì chủ quan sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính ở hệ hô hấp.

Để đua ra kết quả chính xác, trong quá trình chẩn đoán các bác sĩ sẽ sinh thiết mô amidan, tiến hành xét nghiệm máu, heterophil, monospot hoặc thực hiện xét nghiệm kháng thể EBV…

Sử dụng thuốc Tây

Viêm amidan không đau do virus sẽ không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng khi sử dụng kháng sinh trị đúng bệnh thì triệu chứng có thể thuyên giảm sau 5 – 10 ngày.

Viêm amidan không đau Ban đầu dùng thuốc kháng sinh để đối phó với tình trạng sưng viêm do amidan

Điều trị viêm amidan không đau bằng thuốc Tây sẽ được chỉ định trong những trường hợp viêm amidan không đau liên quan đến chứng phì đại amidan.

Những thuốc Tây chỉ mang lại hiệu quả điều trị với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Do amidan bị nhiễm trùng tiềm ẩn sẽ khiến phì đại phát triển nên ban đầu cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Thời gian điều trị sẽ trong khoảng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

Nếu dị ứng là nguyên nhân gây amidan phì đại thì bác sĩ điều trị sẽ kê toa các loại thuốc corticosteroid dạng xịt cho mũi. Đồng thời hỗ trợ khắc phục triệu chứng bằng cách sử dụng các thuốc kháng Histamine.

Phương pháp phẫu thuật

Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân phải phẫu thuật nhưng phương pháp này sẽ đạt hiệu quả nhất định trong điều trị các tổn thương amidan.

Những trường hợp phì đại amidan nghiêm trọng ảnh hưởng đến đường thở mà nguyên nhân không phải do nhiễm trùng gây ra hoặc bệnh nhân bị viêm amidan liên quan đến ung thư amidan sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt amidan có mục đích giúp cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ hay khó thở, thiếu oxy lên não, phẫu thuật sẽ loại bỏ tuyến adenoid nằm ở phía sau mũi gần vòm miệng, phẫu thuật rất đơn giản, không làm tổn thương hay biến chứng hậu phậu, hồi phục trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày.

Thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tận gốc khối u ác tính đối với bệnh nhân bị ung thư amidan, phù hợp với từng đặc điểm về kích thước, độ nghiêm trọng của khối u. Sau khi cắt bỏ khối u, bệnh nhân thường bị ảnh hưởng giọng nói và khả năng phát âm.

Đối với bệnh nhân bị ung thư amidan, thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tận gốc khối u ác tính. Phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng đặc điểm về kích thước, cũng như độ nghiêm trọng của khối u. Bệnh nhân thường bị ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng phát âm sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay