(Theo CNN) Trong khi các nhà nghiên cứu đang vùi mình trong phòng thí nghiệm nhằm tìm ra loại thuốc và vắc-xin ngăn chặn virus Covid-19 thì một loại vắc-xin điều trị bệnh Lao được phát minh từ hơn một thế kỷ trước đã thu hút sự chú ý của họ. Vắc-xin Bacillus Calmette-Guerin được phát minh ra nhằm giúp nhân loại chống lại bệnh Lao, hiện đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới như một cách để chống lại chủng virus mới - virus Corona.
Bệnh Lao và virus Covid-19 có cơ chế lây truyền khác nhau, trong khi bệnh Lao được gây ra bởi vi khuẩn thì Covid-19 lại do virus gây ra. Vắc-xin BCG không chỉ giúp xây dựng hệ miễn dịch phòng bị đối với bệnh Lao, mà nó còn có tác dụng phụ giúp đẩy lùi nhiều bệnh khác, theo Tiến sĩ Denise Faustman, giám đốc nghiên cứu miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard.
"Mặt khác, trong thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân nhiễm Covid-19 và không hề bị bệnh Lao bắt đầu có những phản hồi tích cực từ việc tiêm vắc-xin BCG," bà chia sẻ. Faustman đã nghiên cứu cách vắc-xin BCG tác động đến những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 trong nhiều năm. Bà quan tâm đến việc các tác dụng ngoài mục tiêu của nó thay đổi hệ thống miễn dịch theo những cách có lợi cho người mắc các bệnh tự miễn như bệnh tiểu đường loại 1.
Mặc dù chưa có cơ chế chính xác đối với các tác dụng phụ này của vắc-xin BCG, nhưng các nhà khoa học vẫn tin rằng BCG có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng bị ở người bệnh.
Hiện tại chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị virus Covid-19 nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt cho. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng rằng vắc-xin BCG sẽ chứng minh được hiệu quả chống lại Covid-19, được xem như một phương pháp và vắc-xin điều trị đang được phát triển - Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt, ghi nhận đây được coi như một bước tiến của y học trong phòng chống virus Corona.
Tiến sĩ Schaffner chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng thử nghiệm vắc-xin BCG trong phòng chống Covid-19 giống như việc vượt qua đường chuyền Hail Mary, đó là một khái niệm đột phá, xét theo mặt tích cực, nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem."
Một số quốc gia trên thế giới đang bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở người để đánh giá hiệu quả của vắc-xin BCG, chẳng hạn như Úc và Hà Lan.
Tiến sĩ Faustman và các cộng sự của bà đang chuẩn bị cho các thử nghiệm ở Boston, hiện đang trong quá trình đánh giá nhiều bước. Sau khi được chấp thuận, bà và các cộng sự trong nhóm hy vọng sẽ ghi danh khoảng 4.000 nhân viên y tế vào thử nghiệm.
"Vắc-xin BCG được phát minh ra từ hơn 100 năm trước, được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là vắc-xin an toàn nhất từng được phát triển trên thế giới.", "Hơn 3 tỷ người đã được tiêm nó.", Tiến sĩ Faustman cho biết.
Trong khi một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, không thường xuyên sử dụng vắc-xin BCG, thì nó vẫn được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm sức cho việc thống kê số liệu về các quốc gia thường xuyên sử dụng vắc-xin BCG liệu có tỷ lệ tử vong liên quan đến Covid-19 thấp hơn hay không. Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở New York đã tìm thấy mối liên hệ giữa các chính sách tiêm chủng BCG phổ cập ở các quốc gia với việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa được ghi nhận hay được công bố trên một tạp chí y khoa nào.
Nhưng tại sao Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao do Covid-19 mặc dù đã thực thi chính sách BCG phổ cập từ những năm 1950? Theo nghiên cứu, Trung Quốc đã có một chính sách suy yếu trong Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960 và 1970, có thể đã tạo ra "một nhóm các vật chủ tiềm năng sẽ bị ảnh hưởng và lan truyền Covid-19".
Ngoài ra, tỷ lệ này ở Trung Quốc ngang ngửa với một số quốc gia khác không thực thi chính sách tiêm chủng BCG phổ cập, như Ý, Tây Ban Nha và Mỹ, Tiến sĩ Faustman cho biết. Bà cũng chia sẻ thêm, các chủng vắc-xin BCG khác nhau có thể có tỷ lệ hiệu quả khác nhau.
Một trong những hạn chế chính của nghiên cứu là việc so sánh dữ liệu từ các quốc gia khác nhau, các mốc thời gian nhiễm bệnh dịch Covid-19 khác nhau và các khả năng để kiểm tra cũng khác nhau.
"Đó là cuộc nghiên cứu trong phạm vi 30.000 dặm so sánh về sự lây nhiễm Covid-19 ở các quốc gia đã sử dụng vắc-xin BCG mạnh mẽ và những quốc gia không dùng vắc-xin BCG.", "Chúng ta không nên rút ra bất kỳ kết luận nào từ đó do bối cảnh ở các quốc gia không giống nhau. Vì vậy, có thể có nhiều lý do khác ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm virus Covid-19 ở các quốc gia đó.", "Nhưng nghiên cứu này đã tạo tiền đề cho các công trình khoa học chuyên sâu hơn, chẳng hạn như các thử nghiệm lâm sàng sẽ diễn ra.", Schaffner từ đại học Vanderbilt chia sẻ.
Bài viết được dịch từ nguồn:
https://edition.cnn.com/2020/04/09/health/tuberculosis-bcg-vaccine-coronavirus/index.html
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai. Đặc biệt, bệnh viện có đầy đủ vắc-xin BCG phòng Lao tại tất cả các phòng khám. Vắc-xin BCG được sản xuất tại Việt Nam, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, luôn đảm bảo chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Tel: 024 3927 5568 |