Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của không ít người. Vậy thói quen này có tốt hay không, nên duy trì hay từ bỏ để bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe?
Cà phê và vấn đề sức khỏe
Cà phê tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào là mối quan tâm được con người đặc biệt chú ý trong thời gian dài và đến hiện tại. Vào thế kỉ 17, tại Châu Âu, cà phê được xác định giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị bệnh gout, tuy nhiên các vấn đề về việc gây bất lực (ở nam giới) và chứng bệnh tê liệt khiến cà phê một lần nữa được đặt lên bàn cân.
Trong thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh những người không uống cà phê thường xuyên, lượng caffeine trong hai tách cà phê làm áp lực trong máu gia tăng 2 – 3 mm Hg, một sự thay đổi tương đối nhỏ. Những người uống cà phê thường xuyên, hiện tượng này không xảy ra, có nghĩa là cà phê không ảnh hưởng lớn đến vấn đề về huyết áp.
Thông tin cà phê gây ra các cơn đau tim?
Hoạt chất trong cà phê là caffeine sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác hưng phấn vì tạo ra sự gia tăng nhịp tim nhẹ khi bạn thưởng thức một tách cà phê vào buổi sáng. Sự gia tăng nhẹ này không tác động lâu dài và chỉ là tạm thời, vì vậy, uống một hai tách cà phê mỗi ngày, một tách sau bữa ăn sáng và một tách sau giấc ngủ trưa, sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi, uể oải trong công việc.
Trước những thông tin cà phê là nguyên nhân các biểu hiện ban đầu bệnh tắc nghẽn trong động mạch của tim, câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, nguy cơ cà phê tạo các cơn đau tim là rất nhỏ, và chỉ xảy ra trong một số ít tín đồ 'cuồng' cà phê hay phụ thuộc yếu tố di truyền. Cà phê đun sôi nhưng chưa được lọc cẩn thận, chứa dầu có thể tăng mảng bám cholesterol LDL, cũng góp phần vào sự phát triển bệnh tim mạch vành mà bạn cần chú ý.
Uống cà phê vào buổi sáng có tốt không?
Bạn nên uống cà phê một cách khôn ngoan, nhất là vào bữa sáng, khi cơ thể chuẩn bị một chu trình làm việc trong ngày mới. Khi bạn uống cà phê mỗi ngày, cơ thể sẽ được kích hoạt tính chất chống oxy hóa mạnh. Điều này rất quan trọng đối với việc bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy, lá lách khỏi sự phá hủy do oxy hóa. Các tế bào beta có khả năng tạo ra insulin, bệnh tiểu đường của người lớn (tiểu đường tip 2) xuất hiện do cơ thể mất dần khả năng tạo insulin.
Nếu có bổ sung thêm các chất làm ngọt, kem, bạn nên cân nhắc về hàm lượng calo, tỷ lệ chất béo để đảm bảo với chế độ ăn uống. Để phù hợp với thị hiếu và tình trạng sức khỏe nhiều người tiêu dùng, thị trường đã có loại cà phê lấy bớt hoặc lấy hết caffein. Caffein có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy, tránh uống cà phê vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người sẵn yếu dạ dày. Chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không ăn điểm tâm cũng gây hại cho sức khỏe. Caffein có thể tương tác với một số thành phần trong thuốc là mất tác dụng của thuốc an thần, hoặc kháng sinh quinolon… nên chú ý tránh dùng chung cà phê với thuốc.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.