Ung thư phổi: Tổng quan về dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Ung thư phổi: Tổng quan về dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

24-11-2023
Sống khỏe

Bệnh lý ung thư phổi không thể điều trị khỏi. Đa số người bệnh tử vong do sự đau đớn do khối u di căn. Đáng sợ hơn khi bệnh lý này  đang gia tăng rất nhanh.

Định nghĩa khái niệm về ung thư phổi

Ung thư là nhóm hơn 100 bệnh xảy ra khi các tế bào của cơ thể có bất thường và phát triển không kiểm soát. Chúng tiến triển tạo thành một khối u. Khối u di căn tới các bộ phận khác của cơ thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Ung thư phổi xảy đến khi khối u được hình thành và phát triển đầu tiên ở phổi. Theo tính chất khối u, chúng sẽ được chia thành 2 loại:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): có tỉ lệ chiếm 80% - 85% trong số bệnh nhân ung thư. Đây là dạng u phổi ác tính.

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): chiếm 15 – 20% tỉ lệ mắc bệnh. Dạng này thường chỉ hay mắc ở những người có tiền sử hút thuốc hoặc hít quá nhiều hơi thuốc lá.

Người bệnh vẫn có thể mắc các khối u phổi lành tính. Điều này cần được chẩn đoán kỹ lưỡng về tính chất khối u thông qua các xét nghiệm.

ung thư phổi Ung thư phổi rất nguy hiểm bởi có tỉ lệ tử vong cao

 Các giai đoạn của ung thư phổi

Theo mức độ di căn của khối u mà ung thư phổi được chia thành các giai đoạn. Bệnh sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn. Việc phát hiện sớm bệnh trước khi khối u di căn tạo thuận lợi cho việc điều trị bệnh.

Từ những đánh giá theo đặc điểm, tình trạng mà các khối u được chia thành các giai đoạn khác nhau.  Các yếu tố để phân nhóm giai đoạn ung thư là:

  • T (Tumor – Khối u): Vị trí khởi phát, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.

  • N (Node – Di căn hạch bạch huyết): khi khối u di căn đến các hạch bạch huyế ở phổi.

  • M (Metastasis – Di căn xa): tình trạng di căn tới các hạch (không phải hạch ở phổi), các cơ quan khác.

Các đặc điểm kể trên là cơ sở để bác sĩ chuyên khoa đánh giá các giai đoạn của ung thư phổi.

Ung thư phổi giai đoạn 1

Trước khi tiến triển vào giai đoạn 1, khối u ung thư chỉ tồn tại ở lòng đường dẫn khí ở phổi. Chúng chưa xâm lấn vào các mô phổi bên cạnh. Khi tới giai đoạn 1, khối u đã to dần nhưng chưa lây lan.

Tại giai đoạn này, triệu chứng biểu hiện tới cơ thể không đáng kể. Những bất thường chỉ được phát hiện khi tình cờ tới thăm khám, hoặc chủ động tầm soát bệnh lý phổi.

Tuy nhiên tỉ lệ điều trị khỏi ở giai đoạn này khá cao. Người bệnh cũng có tỉ lệ sống sau 5 năm từ 74 – 92% (kể từ thời điểm chẩn đoán). Do vậy, mọi người nên sàng lọc, tầm soát ung thư phổi bằng cách chụp CT hoặc X-quang hàng năm.

Ung thư phổi giai đoạn 2

Các tế bào ung thư đã xuất hiện ở phổi và đã lan tới các hạch bạch huyết ở phổi. Lúc này khối u đã có chiều ngang từ 3 – 5 cm.

Đặc điểm khối u ung thư phổi giai đoạn 2 là:

  • Liên quan đến đường thở chính ở nhánh phân chia tới mỗi phổi (không nằm gần đường thở chính).

  • Có liên quan tới lớp lót nằm bên trong của khoang ngực, màng phổi nội tạng.

  • Phổi có thể bị xẹp, bị tắc do viêm nhiễm, do khối u.

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2 lúc này cũng chưa rõ rệt. Người bệnh có thể vẫn chưa nhận ra những bất thường ở phổi. Tuy nhiên, một số người sẽ có các biểu hiện như:

  • Cảm thấy đau, tức ngực thường xuyên.

  • Ho ra máu, hoặc khạc ra máu.

  • Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn.

  • Khó thở, hụt hơi hoặc gặp khó khăn khi sinh hoạt thường ngày: leo cầu thang, đi bộ,…

Giai đoạn 3

 Tế bào ung thư phổi ở giai đoạn 3 đã di căn tới các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện, hoặc hạch ở trên xương đòn. Đây được đánh giá là giai đoạn khối u tiến triển tại vùng chứa nó.

Tại giai đoạn 3, tế bào ung thư phổi có các đặc điểm như sau:

  • Kích thước > 7 cm.

  • Xâm lấn đến các khu gần phổi: tim, thực quản, khí quản, cột sống,…

  • Khác khối u nằm trong 1 thùy phổi, chưa có tiến triển tới vùng phổi bên cạnh.

  • Đã di căn tới vùng cổ (trên đòn), hoặc hạch trung thất đối bên…

Ở giai đoạn 3, tỉ lệ sống trong vòng 5 năm tới của các bệnh nhân ung thư phổi đã giảm. Nếu phát hiện và tiến hành điều trị từ giai đoạn này, có khoảng 13% – 36% người bệnh sống được sau 5 năm.

ung thư phổi Khối ung thư phổi di căn khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn

Giai đoạn 4         

Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan rộng ra cả hai bên phổi. Lúc này khối u có thể đã di căn đến tủy xương, hoặc các cơ quan ở xa hơn. Tỉ lệ sống sau 5 năm của nhóm người bệnh ung thư giai đoạn 4 10%. Thời gian sống trung bình ở người bệnh là khoảng 11,4 tháng.

Dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư phổi

Các dấu hiệu của người bệnh ung thư phổi thường là:

  • Ho kéo dài, có đờm hoặc có máu

  • Đau tức ngực khi ho, cười hoặc khi thở sâu

  • Khàn tiếng, hụt hơi, thở khò khè

  • Người suy nhược, thường xuyên mệt mỏi

  • Chán ăn, ăn ít, sụt cân nhanh

Đó là các dấu hiệu phổ biến nhất khi khối u ung thư phổi khởi phát. Tuy nhiên, cũng có một số triệu chứng ung thư phổi mà bạn có thể lưu ý:

- Giai đoạn đầu: có thể hay bị nhiễm trùng đường hô hấp, hay tái phát (bệnh viêm phổi, viêm phế quản,…).

- Các giai đoạn sau: sẽ có các biểu hiện khác nhau khi khối u di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.

  • Ví dụ 1: người bệnh bị vàng mắt, vàng da khi khối u di căn đến gan.

  • Ví dụ 2: người bệnh bị nổi u ở cổ, hoặc xương đòn khi có u ở hạch bạch huyết.

  • Ví dụ 3: người bệnh bị đau nhức xương khớp ở lưng, hông hoặc xương sườn khi u di căn tới xương.

Nguyên nhân khởi phát ung thư phổi

Khối u ung thư phổi khởi phát yếu tố không khí. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra sự phát triển bất thường của tế bào.

  • Khói thuốc lá: có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá thường xuyên.

  • Môi trường khói bụi, nhiều chất độc hại: là yếu tố nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến phổi.

  • Tiếp xúc với các tia phóng xạ: là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư. Người bệnh có thể bị ung thư khi hít thở không khí có chứa nhiều khí radon.

ung thư phổi Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh mắc ung thư phổi

Biến chứng từ ung thư phổi

Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng phổi, tế bào ung thư còn có thể di căn, gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các biến chứng từ ung thư phổi gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.

  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVC): làm hạn chế lương lượng máu gây sưng mặt, sưng cổ và cánh tay.

  • Ảnh hưởng chức năng phổi: khối u gây chèn ép phổi, làm tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, còn có thể gây suy hô hấp, tràn dịch màng phổi.

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: khi có khối u, cơ thể bị giảm miễn dịch. Từ đó, nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản tăng cao.

  • Phát triển nhiều cục máu đông: làm ngăn cản vận chuyển máu đến phổi, gây thuyên tắc phổi.

  • Tăng canxi máu: khiến người bệnh có các triệu chứng như khát nước, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,…

  • Tắc nghẽn tim: khối u có thể di căn lên tim dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như tích tụ chất lỏng quanh tim, loạn nhịp tim, tắc nghẽn trong tim,…

  • Chèn ép tủy sống: khối u ung thư phổi tăng kích thước và di căn gân tổn thương vĩnh viến tới tủy sống.

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư phổi?

Nếu như thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tới bệnh viện từ sớm để được chẩn đoán. Hoặc nếu như nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, cần tiến hành tầm soát nguy cơ hàng năm. Điều này giúp việc phát hiện và điều trị bệnh được diễn ra sớm nhất.

Các phương thức xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng có thể diễn ra là:

  • Chẩn đoán hình ảnh: thông qua phim chụp CT, PET, MRI hoặc X-quang.

  • Xét nghiệm đờm: sử dụng dịch đờm của người bệnh có thể tìm kiếm được tế bào ung thư.

  • Nội soi phế quản: theo dõi trực tiếp bất thường bên trong phổi qua màn hình trực chiếu trực tiếp.

  • Nội soi trung thất: bác sĩ lấy mẫu từ các hạch bạch huyết trong cơ thể người bệnh.

  • Sinh thiết phổi: kỹ thuật xâm lấn để lấy mẫu mô tế bào ung thư làm rõ các phán đoán.

Các xét nghiệm có thể được chỉ định đồng thời, hoặc kèm thêm các phương án kiểm tra khác. Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp xương, siêu âm ổ bụng,… làm tăng tính chính xác cho các phán đoán. Đây là phương án hiệu quả giúp lên phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

ung thư phổi Phương án kiểm tra cận lâm sàng giúp làm rõ phán đoán về tình trạng ung thư phổi

Phương án điều trị cho người bệnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có chữa được không? – Tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ung thư phổi ở giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi bệnh được. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ rệt và chỉ có thể phát hiện khi chụp, xét nghiệm.

Đa số các bệnh nhân ung thư phổi đều phát hiện bệnh khá muộn. Điều này là trở ngại lớn cho quá trình điều trị ung thư phổi. Việc điều trị ở các giai đoạn sau chỉ có thể làm giảm triệu chứng giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Các phương án điều trị thích hợp nhất sẽ được chỉ định cho bệnh nhân tùy thuộc vào các yếu tố: sức khỏe, bệnh lý nền, giai đoạn bệnh,… Dưới đây là các phương án điều trị bệnh:

  • Phẫu thuật lấy u: dành cho bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa di căn hoặc mới di căn trong phổi. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá tiên lượng để chỉ định phương án điều trị tiếp theo.

  • Xạ trị: sử dụng tia xạ X để triệt tiêu khối u. Dần dần, khối u ngừng sản sinh và chết dần đi. Các phương pháp có thể kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

  • Hóa trị: điều trị khối y bằng thuốc hóa chất. Hóa trị được tiến hành theo từng đợt: điều trị rồi dừng để cơ thể có thời gian phục hồi.

  • Điều trị hỗ trợ: dành cho người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, phương pháp này tập trung chủ yếu vào việc cải thiện chất lượng sống. Người bệnh sẽ bớt đau đớn hơn trong khoảng thời gian cuối cùng.

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm cần có tỉ lệ tử vong cao. Do vậy, người bệnh nên phát hiện sớm khối u bằng cách khám sức khỏe tổng quát, hoặc tầm soát ung thư hàng năm.  

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay