Sỏi tiết niệu dù kích thước nhỏ hay lớn đều có khả năng gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiết niệu. Nhận biết những triệu chứng sỏi tiết niệu là cách hữu hiệu để kịp thời thăm khám, điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Sỏi tiết niệu hình thành như thế nào?
Thông thường, nước tiểu loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bao gồm các tinh thể nhỏ như canxi, axit uric và oxalat có thể dễ dàng pha loãng và đi qua hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất nhiều khoáng chất này hơn mức nước tiểu có thể quản lý thì các khoáng chất có thể hình thành sỏi tiết niệu bằng cách kết dính với nhau thành các nhóm lớn hơn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một trong bốn loại sỏi khác nhau: canxi, struvite, axit uric và cystine.
Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi tiết niệu, nhưng một số người có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu cao hơn những người khác:
Người có tiền sử bị sỏi tiết niệu
Người trong gia đình bị sỏi tiết niệu
Không uống đủ lượng nước mỗi ngày
Ăn nhiều protein, natri (muối) hoặc đường
Thừa cân
Đã từng phẫu thuật ruột
Bị bệnh thận đa nang
Có vấn đề về sức khỏe khiến nước tiểu chứa nhiều cystine, oxalate, axit uric hoặc canxi
Có vấn đề sức khỏe gây sưng tấy hoặc tổn thương hệ tiêu hóa hoặc khớp
Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu (thuốc nước) hoặc thuốc kháng axit dựa trên canxi
6 triệu chứng sỏi tiết niệu dễ nhận biết nhất
Giai đoạn đoạn sỏi tiết niệu mới hình thành thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi lớn hơn có thể bị mắc kẹt trong đường tiết niệu và cản trở nước tiểu đi qua và khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng sỏi tiết niệu như:
Đau hông lưng
Đau quặn thận là một thuật ngữ y tế để chỉ cơn đau do sỏi thận, có thể cảm thấy ở bụng, lưng hoặc hai bên. Cơn đau này có thể trở nên dữ dội và là một nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh măc sỏi tiết niệu phải đến bệnh viện cấp cứu.

Đi tiểu rát
Khi sỏi chạm đến khu vực giữa niệu quản và bàng quang, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát khi đi tiểu. Điều này có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Tiểu gấp
Cảm giác muốn đi tiểu tiện liên tục có thể cho thấy sỏi đã di chuyển xuống vùng dưới của đường tiết niệu. Điều này cũng có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng tiểu.
Tiểu rắt
Nếu sỏi tiết niệu có kích thước lớn sẽ gây tắc nghẽn khiến nước tiểu khó đi qua, dẫn đến dòng chảy của nước tiểu chậm lại, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt hoặc ngừng hoàn toàn. Nếu nước tiểu ngừng lại, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tiểu ra máu
Tiểu ra máu là tình trạng thấy máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Máu có thể quá nhỏ để phát hiện bằng mắt thường, nhưng khi kiểm tra nước tiểu sẽ phát hiện ra.
Màu hoặc mùi của nước tiểu bất thường
Nước tiểu khỏe mạnh thường trong và có mùi nhẹ, nhưng nếu thấy nước tiểu đục hoặc có mùi, có thể bạn đang bị sỏi tiết niệu.
Với những trường hợp sỏi tiết niệu nặng, người bệnh còn cảm thấy ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn mửa, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nếu có các dấu hiệu của bệnh sỏi tiết niệu và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.
Chẩn đoán sỏi tiết niệu
Để biết kích thước và loại sỏi tiết niệu, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm, bao gồm:
Xét nghiệm máu để biết có quá nhiều canxi hoặc axit uric trong máu của người bệnh hay không.
Xét nghiệm nước tiểu để biết loại chất thải có trong nước tiểu. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh lấy nước tiểu trong hai ngày.
Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc X-quang, để tìm sỏi thận trong đường tiết niệu.
Điều trị hiệu quả sỏi tiết niệu
Nhận biết sớm các triệu chứng sỏi tiết niệu giúp việc điều trị được giảm nhẹ và tối ưu hơn. Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ đánh giá tình trạng sỏi và tư vấn phù hợp nhất.
Thông thường với trường hợp sỏi đã lớn hơn 3mm, sỏi không có khả năng tự đào thải mà cần điều trị bằng nội khoa hoặc các phương pháp can thiệp phù hợp.
Điều trị nội khoa
Phương pháp phù hợp với trường hợp sỏi tiết niệu ở mọi vị trí, kích thước nhỏ từ 4-6mm và số lượng ít.
Tùy thuộc vào kích thước và loại sỏi bác sĩ sẽ phối hợp các loại thuốc như thuốc tăng tính axit hoặc kiềm của nước tiểu, thuốc giãn cơ trơn và thuốc lợi tiểu để thúc đẩy tống suất sỏi ra ngoài.
Trong quá trình điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được khuyến nghị uống nhiều nước và điều chỉnh thực đơn phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa, các phương pháp tán sỏi sẽ được cân nhắc chỉ định dựa trên vị trí, kích thước và tính chất của sỏi tiết niệu.
Tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là phương pháp an toàn khi không có bất cứ can thiệp ngoại khoa nào trên cơ thể. Thay vào đó, sỏi được tán vụn bằng máy tán sỏi phát ra bước sóng điện từ lý tưởng nhỏ hơn 3000nm từ bên ngoài cơ thể bệnh nhân, định vị bằng X-quang hoặc siêu âm hướng vào vị trí có sỏi trong thận.
Phương pháp phù hợp với sỏi thận kích thước 1,5cm, sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận và 1cm.
Có thể bạn quan tâm:
Nội soi tán sỏi bằng laser
Trường hợp sỏi đã tích tụ thành khối kích thước lớn và gây ra các biến chứng như: giãn niệu quản, giãn đài bể thận hay nhiễm trùng đài bể thận,… các phương pháp nội soi tán sỏi bằng laser sẽ được sử dụng.
Nguồn laser công suất lớn được đưa theo đường nội soi đến vị trí sỏi và phá vụn sỏi thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh sỏi này sẽ được hút, gắp ra ngoài toàn bộ, đảm bảo không sót mảnh sỏi trong cơ thể sựa vào hình ảnh trên màn hình nội soi.
Ekip phẫu thuật BV Hồng Ngọc thực hiện tán sỏi laser qua da cho bệnh nhân có sỏi cả 2 bên thận
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, các phương pháp nội soi tán sỏi được chỉ định có thể là:
Nội soi tán sỏi qua da: Năng lượng laser tiếp cận đến sỏi qua một đường hầm siêu nhỏ 3mm từ hông lưng đến thận. Phương pháp phù hợp với tình trạng sỏi thận kích thước > 2,5cm, sỏi niệu quản ⅓ trên > 1,5cm.
Nội soi ngược dòng ống cứng: Thiết bị tán sỏi được đưa ngược dòng theo được niệu quản tự nhiên, có hiệu quả cao đối với sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới, sỏi bàng quang > 1cm hoặc sỏi bàng quang 1cm nhưng không thể tự thoát theo đường tiểu.
Nội soi ngược dòng ống mềm: Phương pháp được ưu tiên áp dụng với sỏi thận nằm ở vị trí khó kich thước 2,5cm hoặc bệnh nhân có sỏi đồng thời ở thận và niệu quản ⅓ trên.
Quá trình tán sỏi thận laser chỉ trong 30 phút tại BVĐK Hồng Ngọc
BVĐK Hồng Ngọc hiện làm chủ 4 phương pháp tán sỏi công nghệ cao, đáp ứng điều trị mọi trường hợp sỏi tiết niệu từ đơn giản đến phức tạp. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán sớm, chính xác tình trạng sỏi và điều trị hiệu quả với hệ thống máy móc hiện đại được đồng bộ từ châu Âu:
- Hệ thống chẩn đoán hình ảnh từ Abbott (Mỹ): Phát hiện sỏi, dị dạng đường tiết niệu, khối u bất thường từ giai đoạn sớm nhất, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Máy tán sỏi ngoài cơ thể HD ESWL: Cơ chế phát sóng xung kích (ngoài cơ thể) để làm vỡ sỏi tiết niệu, dựa vào định vị vị trí sỏi bằng X quang và siêu âm.
- Máy tán sỏi Sphinx JR 100W: Công suất phát xung lớn, chế độ tán từng mảnh nhanh, đào thải sỏi ra ngoài dễ dàng.
- Laser Holmium: Công suất cao 100W, tán vụn các viên sỏi kích thước lớn, sỏi cứng chỉ trong 30 phút.
- Hệ thống phòng mổ tiêu chuẩn quốc tế HBN: Trang bị hệ thống khí tươi, khử khuẩn 24/7, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, an toàn trong phẫu thuật.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.