Một số vấn về giấc ngủ có thể thường gặp ở trẻ mắc tăng động giảm chú ý (ADHD). Điều này lí giải tại sao trẻ ngủ ít, trằn trọc khó vào giấc mỗi đêm.
Mối liên quan giữa tình trạng trẻ ngủ ít và bệnh lý tăng động giảm chú ý
Trẻ ngủ ít, khó ngủ là một trong các triệu chứng thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD). Đặc biệt là các giấc ban đêm với tình trạng khó ngủ, khó vào giấc. Ngược lại, trẻ ngủ ít cũng khiến cho các biểu hiện nghịch ngợm bộc phát nhiều hơn.
Qua các đêm mất ngủ, trẻ thường dễ cáu gắt, bực bội và giảm chú ý vào các buổi sáng. Điều này ảnh hướng không nhỏ đến khả năng ghi nhớ, khả năng học tập như giao tiếp bạn bè.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là chứng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh được xác định bằng tình trạng không chú ý hoặc hiếu động, bốc đồng thái quá. Tình trạng này khởi phát sớm (từ 2 tuổi) gây cản trở hoạt động học tập, tương tác xã hội.
Trẻ ngủ ít, khó ngủ - cha mẹ cần suy đoán đến nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý
Dấu hiệu trẻ ngủ ít do bệnh tăng động giảm chú ý
Nếu có các dấu hiệu sau đây, rất có thể trẻ đã mắc tăng động giảm chú ý:
- Trẻ ngủ ít, khó ngủ, khó vào giấc
- Khó thức dậy vào buổi sáng, bực bội khi phải thức dậy
- Ngủ gật trong lớp học
- Khó tập trung vào một vật/ một việc quá lâu
- Dễ bị phân tâm, phân tán tư tưởng
- Hay ngắt lời, hay nói chen vào các câu nói của người khác
- Thiếu kiên nhẫn, bồn chồn, bứt rứt chân tay
- Chạy nhảy nhiều, nghịch nhiều
Có thể bạn quan tâm:
- Tăng động giảm chú ý có chữa được không?
- Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi: Đâu là thời điểm vàng để điều trị?
- Tầm soát sớm trẻ tăng động giảm chú ý cùng chuyên gia tâm lý
Hậu quả khi trẻ mắc ADHD bị thiếu ngủ
Trẻ ngủ ít và bệnh tăng động giảm chú ý có mối tương quan bổ trợ lẫn nhau. Những đứa trẻ mắc ADHD thường có xu hướng nghịch ngợm, chạy nhảy nhiều hơn bình thường. Điều này khiến trẻ khó tập trung, khó bình tĩnh lại để đi vào giấc ngủ. Vô hình chung, điều này làm giấc ngủ ban đêm bị ngắn lại.
Thiếu ngủ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ mắc tăng động giảm chú ý:
- Suy giảm trí nhớ: gây hạn chế trong tư duy, logic; khiến trẻ khó tiếp thu kiến thức.
- Giảm tập trung, chú ý hơn: trẻ ngủ ít sinh ra tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, chán nản hơn. Giảm tập trung chú ý ảnh hưởng không nhỏ tới học tập, tới tương tác xã hội.
- Giảm sức khỏe: thiếu ngủ làm giảm đề kháng cơ thể khiến trẻ ốm yếu, hay bị bệnh vặt.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý/ tâm thần khác: trẻ có cảm khác khó khăn khi tiếp thu kiến thức sinh ra tâm lý tự ti, kém hòa đồng. Ngoài ra, các triệu chứng nghịch ngợm thái quá cũng khiến trẻ bị bạn xa lánh, bỏ rơi.
ADHD làm cho trẻ có nhiều năng lượng hơn bình thường, gây ra tình trạng trẻ ngủ ít và khó vào giấc
Cần làm gì để cải thiện giấc ngủ đối với trẻ ADHD
Có thể cải thiện tình trạng trẻ ngủ ít khi mắc tăng động giảm chú ý. Việc này đòi hỏi sự kiên trì từ các bậc phụ huynh và sự kết hợp từ nhiều phương pháp điều trị.
- Điều trị với thuốc: bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp làm giảm các biểu hiện từ ADHD.
- Liệu pháp can thiệp hành vi: giúp trẻ phát triển các kỹ năng, tăng độ tập trung và giảm các ảnh hưởng từ ADHD tới cuộc sống.
- Thiết lập chế độ ăn phù hợp: hạn chế thực phẩm nhiều phụ gia, nhiều đường,… trong bữa ăn hàng ngày
- Thiết kế môi trường ngủ thoải mái: lựa chọn đèn ngủ phù hợp, bật nhạc nhẹ nhàng, sử dụng tinh dầu,..
Mối liên hệ giữa trẻ ngủ ít và bệnh tăng động giảm chú ý đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm. Do vậy, nếu như có các dấu hiệu như bài viết, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Việc điều trị tăng động giảm chú ý từ sớm giúp trẻ hòa nhập và có được sự phát triển tốt nhất trong tương lai.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
(function(w,d,u){ var s=d.createElement("script");s.async=true;s.src=u+"?"+(Date.now()/180000|0); var h=d.getElementsByTagName("script")[0];h.parentNode.insertBefore(s,h); })(window,document,"https://bitrix.hongngochospital.vn/upload/crm/form/loader_52_kggdq0.js");
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.
Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.