Trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng có sao không? Khi nào cần tiêm bổ sung?

Trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng có sao không? Khi nào cần tiêm bổ sung?

04-10-2023
Sống khỏe

Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng đúng lịch sẽ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch để phòng bệnh tối ưu. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà rất nhiều bé bị nhỡ lịch tiêm phòng. Vậy tiêm phòng trễ có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không? Cùng tìm hiểu!

Vì sao cha mẹ nên cho bé đi tiêm phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ?

Tiêm vắc - xin là biện pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và an toàn nhất để phòng bệnh. Sự ra đời của các loại vắc - xin đã giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, cứu sống hơn 2,5 triệu trẻ em khỏi bệnh truyền nhiễm hàng năm (theo số liệu của WHO). 

Để hệ miễn dịch có đủ thời gian sản xuất đủ số lượng kháng thể bảo vệ bé, các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần được tiêm phòng đúng lịch và đủ số mũi trước đỉnh dịch. Lịch tiêm phòng cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng được WHO đưa ra dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài, đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh tối đa. 

Việc tiêm phòng các mũi cơ bản đúng lịch theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp bé hình thành hệ miễn dịch tự nhiên nhất. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý cho bé tiêm các mũi bổ sung - nhắc lại để "tái hình thành" tấm lá chắn vững chắc trước vi khuẩn - virus gây bệnh. 

Trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng có sao không?

Nhỡ lịch tiêm phòng Tiêm vắc - xin đúng lịch giúp tạo "hàng rào" bảo vệ tối đa

Mặc dù các bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ cho bé đi tiêm vắc - xin đúng lịch và đủ số mũi, tuy nhiên không phải em bé nào cũng được tiêm phòng đúng ngày. Có nhiều lí do làm cha mẹ trì hoãn lịch tiêm phòng của bé như bé bị ốm, gia đình có việc hoặc cộng đồng thiếu vắc - xin. 

Với đa số các loại vắc - xin, các mũi tiêm cơ bản đầu tiên có nhiệm vụ kích thích hệ miễn dịch sản xuất những kháng thể ban đầu chống lại bệnh, trong khi các mũi tiêm sau có tác dụng "tái sản xuất" kháng thể. 

Việc nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có thể khiến các kháng thể đang bị suy yếu không đủ khả năng chống lại vi khuẩn - virus gây bệnh, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt trong các mùa cao điểm.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con yêu, cha mẹ nên theo sát lịch tiêm chủng được bác sĩ chỉ định. Nếu trẻ bị ốm sốt trước khi tiêm phòng, hãy thông báo với bác sĩ để được xếp lịch tiêm sớm nhất. Trong trường hợp trung tâm tiêm chủng hết vắc - xin, phụ huynh hãy đưa bé đến cơ sở tiêm chủng khác để trẻ được tiêm đúng lịch. 

Có thể trễ lịch tiêm bao nhiêu ngày?

Nhỡ lịch tiêm phòng có thể làm sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với nguồn lây nhiễm. Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm vì lí do nào đó, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm lại càng sớm càng tốt. 

  • Với trường hợp trẻ nhỡ lịch tiêm vắc - xin do ốm sốt: Tiêm mũi bổ sung sau khi hết sốt 2 ngày.

  • Với những trường hợp cơ sở tiêm chủng công hết vắc - xin: Đưa bé đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và đảm bảo bé được tiêm đúng loại vắc - xin.

Các mũi tiêm cơ bản được xếp lịch tiêm cố định có vai trò quan trọng để hình thành sức đề kháng. Theo các chuyên gia, lịch tiêm phòng được nghiên cứu dựa trên những thí nghiệm khoa học. Thời điểm chỉ định tiêm nhắc lại được gọi là mốc sớm nhất để gia tăng sức đề kháng, có thể trễ lịch tiêm phòng khoảng 1 - 2 tuần mà không có nhiều ảnh hưởng nếu trẻ không ở trong vùng dịch. 

Đăng ký để nhận đặt lịch tiêm chủng cho trẻ TẠI ĐÂY

Nhỡ lịch tiêm phòng thì nên tiêm tiếp tục hay tiêm lại từ đầu?

Theo các bác sĩ, tiêm phòng vắc - xin cần đảm bảo không tiêm sớm hơn khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi vì có thể làm trẻ bị phản ứng sau tiêm do vắc - xin tương tác với nhau. Việc nhỡ lịch tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh trong thời gian ngắn.

Vì vậy, để đảm bảo bé không mắc bệnh hoặc giảm nguy cơ biến chứng do bệnh truyền nhiễm, trong trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng thì cha mẹ chỉ cần cho bé đi tiêm bổ sung chứ không cần phải tiêm lại từ đầu. Việc tiêm bổ sung càng sớm thì tác dụng phòng bệnh càng tốt và hiệu quả của vắc - xin sẽ không bị ảnh hưởng. 

Nhỡ lịch tiêm phòng Tiêm bổ sung càng sớm càng tốt để vắc - xin phát huy tác dụng phòng bệnh

Những lưu ý phòng bệnh cho trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng

Nếu cơ sở tiêm chủng thiếu vắc - xin, trẻ bị ốm hoặc cha mẹ nhỡ lịch tiêm phòng của bé thì có thể vô tình làm bé mắc bệnh trong khi sức đề kháng suy giảm. Một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần tuân theo để bảo vệ sức khỏe con bé, bao gồm:

  • Giữ con tránh xa những nguồn lây bệnh: Trong thời gian chờ tiêm bổ sung hoặc sau khi nhỡ lịch tiêm, hãy đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng bệnh cơ bản như rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, và duy trì môi trường sạch sẽ.

  • Tăng sức đề kháng cho bé: Cho trẻ ăn đủ bữa, đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và ăn bổ sung hoa quả là biện pháp hiệu quả để bé tăng cường sức đề kháng trước khi được tiêm bổ sung. 

  • Theo dõi sức khỏe của trẻ: Theo dõi sức khỏe của bé một cách kỹ lưỡng và đưa trẻ đến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nhiễm bệnh nào. Điều này giúp phát hiện và xử lý sớm những bất thường sức khỏe của bé. 

Ngoài ra, các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế về việc tiêm bổ sung khi trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng, đặc biệt trong trường hợp trẻ có nguy cơ mắc bệnh và khi gia đình sinh sống trong/ gần vùng dịch.

Tiêm sớm hơn lịch hẹn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?

Bên cạnh những thắc mắc về việc nhỡ lịch tiêm phòng, nhiều phụ huynh lại lo lắng quá mức, đưa trẻ đi tiêm phòng sớm hơn so với lịch hẹn quá nhiều. Bé tiêm phòng không đúng tháng không chỉ làm kháng thể suy yếu mà còn có thể khiến bé bị sốc phản vệ vì các loại vắc - xin tương tác với nhau. 

Nhỡ lịch tiêm phòng Cha mẹ lưu ý cho bé tiêm phòng đúng lịch và đủ số mũi tiêm

Thời gian tối thiểu để tiêm mũi vắc - xin sau đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa 2 mũi tiêm. Thực tế, chích ngừa sớm hơn lịch hẹn khoảng 1 - 3 ngày có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể củng cố hiệu quả vắc - xin một cách sớm nhất.

Nên cho bé đi tiêm phòng ở đâu?

Ngoài thắc mắc không biết trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng có sao không thì rất nhiều cha mẹ còn chưa biết nên cho bé tiêm phòng tại đâu. Hệ thống tiêm chủng Hồng Ngọc với 7 cơ sở trải dài khắp các quân của Hà Nội đã và đang là địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng. 

Với nguồn vắc – xin được nhập khẩu trực tiếp và được quản lý chất lượng nghiêm ngặt, hệ thống tủ làm lạnh đạt chuẩn GSP, đảm bảo vaccine được bảo quản một cách tốt nhất cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái và an tâm, giảm cảm giác sợ hãi hoặc giảm đau cho bé một cách hiệu quả nhất.

Mẹ không cần lo lắng về lịch trình tiêm chủng vì đã có hệ thống thông báo trực tiếp. Nếu có lỡ quên lịch tiêm, bé cũng sẽ được sắp xếp tiêm bổ sung một cách nhanh chóng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0949 416 006 để được hỗ trợ.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác!

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay