Trầm cảm rối loạn cảm xúc gây ra những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu sớm về vấn đề này sẽ giúp người bệnh có được hướng điều trị tích cực, hiệu quả.
Trầm cảm rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là tình trạng cảm xúc ở trạng thái trầm trọng, người bệnh không có hoặc có ít khả năng kiểm soát cảm xúc, từ đó dẫn đến trầm cảm, buồn phiền, giảm khả năng học tập, làm việc và có thể ảnh hưởng đến các hành vi thường ngày.
Trầm cảm rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não gây ra tình trạng không ổn định của cảm xúc. Người bệnh có thể đang hưng phấn lại chuyển sang ức chế, trầm cảm một cách nhanh chóng.
Trầm cảm rối loạn cảm xúc là bệnh phổ biến thứ 2 trong các rối loạn về tâm thần và có đến 5% dân số mắc chứng bệnh này.
Dấu hiệu trầm cảm rối loạn cảm xúc
Trầm cảm rối loạn cảm xúc được chia thành các loại khác nhau. Mỗi loại rối loạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bao gồm:
Rối loạn cảm xúc ức chế
Ở loại trầm cảm rối loạn cảm xúc này, người bệnh thường xuyên cảm thấy chán nản, buồn rầu, bất an, lươn có cảm giác khó chịu, nhìn nhận mọi việc cả ở hiện tại và tương lai với màu sắc ảm đạm, buồn tẻ, không có hy vọng.
Tư duy bị ức chế
Ở dạng này, quá trình liên tưởng của người bệnh thường chậm chạp, tư duy ngưng trệ, khó diễn đạt được các suy nghĩ, cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, trong đầu họ thường xuất hiện các ý nghĩ tự ti, không dám nhìn hoặc nói chuyện với người khác. Thậm chí họ có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Hoạt động bị ức chế
Với dạng trầm cảm rối loạn cảm xúc này, người bệnh có biểu hiện hay ngồi im hàng giờ, đi lại khúm núm, chậm chạp, thậm chí có những hành vi tự sát.
Bên cạnh 3 dạng rối loạn cảm xúc tiêu biểu kể trên, người bị trầm cảm rối loạn cảm xúc còn có một số triệu chứng khác như: trí nhớ giảm, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể gầy yếu, thường xuất hiện ảo tưởng hoặc ảo giác, rối loạn bài tiết mồ hôi. Ở phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây trầm cảm rối loạn cảm xúc
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến trầm cảm rối loạn cảm xúc có thể là do:
Di truyền: Người có người thân trong nhà mắc trầm cảm rối loạn cảm xúc thì họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Rối loạn nội tiết: Rối loạn, thay đổi bất thường nội tiết trong cơ thể có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
Do dẫn truyền thần kinh: Tổn thương trong hệ thống dẫn truyền thần kinh não bộ cũng dẫn đến rối loạn cảm xúc.
Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sự phát triển và là nguyên nhân gây nên trầm cảm rối loạn cảm xúc. Những nỗi đau, sự hành hạ, bi quan trong quá khứ có thể khiến cảm xúc của người bệnh bị ám ảnh, rối loạn.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị trầm cảm rối loạn cảm xúc
Trầm cảm rối loạn cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, hành vi của người bệnh, thậm chí có nhiều đã tìm đến hành vi tự sát. Do đó, cần phát hiện và điều trị sớm để tình trạng này không gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng bệnh, các chuyên gia tâm lý sẽ hỏi han, khảo sát, đặt câu hỏi về các triệu chứng cũng như các thói quen, hành vi thường ngày của người bệnh để xác định họ có mắc trầm cảm rối loạn cảm xúc hay không và đang ở giai đoạn nào của bệnh.
Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào các triệu chứng đang mắc phải và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Có 3 phương pháp thường được sử dụng trong điều trị trầm cảm rối loạn cảm xúc là:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống trầm cảm để giúp người bệnh ổn định tâm trạng, cảm xúc cũng như kiểm soát tốt được hành vi.
Liệu pháp kích thích não
Một số liệu pháp kích thích não như liệu pháp sốc nhiệt, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ… sẽ giúp khắc phục hiệu quả bệnh lý này.
Điều trị tại nhà
Người bệnh cần nâng cao ý thức tự giác và kiên trì điều trị bệnh. Ngay tại nhà, hãy áp dụng các cách dưới đây để hỗ trợ điều trị trầm cảm rối loạn cảm xúc hiệu quả hơn:
Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể khiến các triệu chứng trầm cảm nặng nề hơn.
Chăm sóc bản thân thật tốt bằng việc ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giúp tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần minh mẫn, làm giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải thường gặp.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, làm những điều mình yêu thích như nghe nhạc, đọc truyện…
Trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình để cảm thấy thoải mái, không nên tự chịu đựng hoặc cô lập bản thân.
Tâm lý trị liệu
Trầm cảm rối loạn cảm xúc là rối loạn về tâm lý nên các liệu pháp tâm lý trị liệu sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện, chia sẻ để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, sẽ giúp họ có được những trạng thái cảm xúc tích cực. Một số liệu pháp có thể được áp dụng trong điều trị trầm cảm rối loạn cảm xúc là: liệu pháp hành vi nhận thức hành vi, liệu pháp tâm động học, liệu pháp hành vi biện chứng....
Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm với bệnh nhân để đồng hành cùng mình trong suốt thời gian trị liệu.
Tại Hà Nội, khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu tư vấn và thăm khám sức khỏe tinh thần. Đăng ký khám và điều trị tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện hàng đầu Thủ đô.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/