Cúm là bệnh rất dễ lây lan nên dễ dàng gây ra đại dịch. Lịch sử bệnh cúm mùa đã trải qua nhiều mốc kinh hoàng với số lượng hàng triệu người chết qua mỗi đại dịch.
Khởi nguồn của tên “Cúm”
Bệnh cúm là bệnh toàn cầu, ai cũng có nguy cơ mắc. Căn bệnh này có tính truyền nhiễm cao nên dễ gây ra dịch bệnh, thậm chí đại dịch toàn cầu.
Cái tên cúm có nguồn gốc từ Ý, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 sau một đại dịch. Đại dịch cúm đầu tiên xảy ra vào năm 1580. Sau đó, hầu hết các thế kỷ về sau đều xuất hiện ít nhất 1 lần đại dịch cúm.
Đại dịch cúm thế kỷ 19
Đại dịch cúm 1837
Từ những năm đầu Thế kỷ 19, các thành phố ngày càng phát triển, giao thông đường biển cũng được mở rộng để thuận tiện cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. Đồng nghĩa với sự phát triển này là sự tăng lên khả năng lây lan của bệnh cúm.
Năm 1837, thế giới phải chứng kiến đại dịch cúm hết sức kinh hoàng. Điển hình là Thành phố Berlin, số người chết vượt quá số người được sinh ra. Còn ở Barcelona, toàn bộ hoạt động kinh doanh bị đình đốn. Đại dịch cúm để lại hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, sức khỏe và hơn hết là tính mạng con người.
Đại dịch cúm Nga 1889
Vào những năm cuối Thế kỷ 19, thế giới lại chứng kiến thêm một đại dịch cúm hết sức nghiêm trọng nữa. Năm 1889, dịch cúm xuất hiện nặng nề ở Nga, xuất phát từ Siberia và Kazakhstan rồi lây lan vào Moscow và rất nhiều nơi khác ở châu Âu như Ba Lan, Phần Lan… Đại dịch lần này cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người.
Đợt đại dịch này được cho là khởi nguồn từ Nam Trung Quốc, sang châu Âu, Mỹ rồi qua Nga. Chủng cúm gây ra đại dịch cúm này là virus H2N2.
Đại dịch cúm thế kỷ 20
Cúm mùa Tây Ban Nha - Đại dịch cúm tàn khốc nhất
Nói đến lịch sử bệnh cúm mùa chắc chắn sẽ không thể bỏ qua đại dịch cúm năm 1918 ở Tây Ban Nha. Đây được đánh giá là đại dịch cúm khủng khiếp nhất của nhân loại, với 500 triệu người nhiễm bệnh (gần ⅓ dân số toàn cầu lúc bấy giờ) và khoảng 50 triệu người chết.
Đại dịch cúm năm 1918 xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, châu Mỹ và các khu vực châu Á, sau đó lan sang hầu hết mọi nơi trên hành tinh chỉ trong thời gian rất ngắn là vài tháng. Dù lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Tây Ban Nha là tàn khốc nhất với khoảng 8 triệu người chết. Đây cũng là nguyên nhân có tên gọi đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Ở Mỹ, làn sóng của dịch cúm này xuất hiện từ mùa xuân. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng quá nhiều. Người bệnh chỉ trải qua những triệu chứng thông thường của bệnh cúm như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và có thể tự khỏi sau vài ngày. Số người chết do bệnh là rất ít.
Tuy nhiên, đến mùa thu, đợt cúm thứ 2 xuất hiện ở Mỹ có tính chất nguy hiểm hơn. Bệnh lây lan nhanh chóng, các triệu chứng cũng nặng hơn. Màu da của người bệnh chuyển sang màu xanh, phổi chứa đầy dịch gây khó thở và dẫn đến tử vong. Hậu quả của đại dịch cúm Tây Ban Nha ở Mỹ là khiến cho tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ giảm mạnh tới cả chục năm.
Số người chết trong đại dịch này khoảng 50 triệu người. Tuy nhiên, cũng có những ước tính lên đến 100 triệu người do hồ sơ y tế ở nhiều nơi còn thiếu nên không thể khẳng định con số chính xác. Cho đến nay, đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu Thế kỷ 20 vẫn được đánh giá là tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Đại dịch cúm châu Á 1957
Không chỉ dừng lại ở đó, Thế kỷ 20, nhân loại còn phải đối mặt với dịch cúm châu Á năm 1957. Dịch cúm này xuất phát từ Hồng Kông, lan sang Trung Quốc lục địa rồi lây lan đến Mỹ. Chủng cúm lần này là virus H2N2. Đại dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người. Sau đó nhờ có vắc-xin nên đã chấm dứt được dịch bệnh.
Đại dịch cúm 1969
Năm 1969, dịch cúm xuất phát từ Hồng Kông, do virus H3N2 gây ra. Đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người. Khu vực ảnh hưởng tương đối lớn, gồm: châu Á, châu Âu, Mỹ, Australia. Trẻ em và người già là nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 100.000 người chết vì cúm. Các trường hợp tử vong đa số là những người trên 65 tuổi.
Đại dịch cúm thế kỷ 21
Chỉ mới trải qua hơn 20 năm đầu thế kỷ nhưng thế giới đã phải chứng kiến 3 đại dịch cúm nghiêm trọng.
Đại dịch Sars (2002 - 2003)
Sars còn được gọi là hội chứng hô hấp cấp tính, được phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Đông, Trung Quốc năm 2003. Sau đó, lây lan nhanh chóng ra 26 quốc gia và trở thành đại dịch toàn cầu.
Đại dịch Sars lây nhiễm hơn 8000 người và cướp đi sinh mạng của 774 người trên toàn thế giới. Đợt dịch này có tính nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng cũng nhanh chóng chấm dứt nhờ sự phản ứng nhanh và quyết liệt của chính phủ các nước.
Đại dịch cúm 2009 - 2010
Ngày 17/4/2009, virus H1N1 được phát hiện ở Hoa Kỳ. Đến ngày 25/4, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của cộng đồng do virus cúm này gây ra. Ngày 11/6, WHO tuyên bố đại dịch cúm năm 2009 chính thức bùng phát.
Đại dịch cúm lần này kéo dài hơn 1 năm, lây nhiễm cho hàng trăm triệu người và có hơn 500.000 người tử vong.
Dù lây lan nhanh chóng nhưng dịch cúm 2009 cũng sớm kết thúc nhờ các biện pháp chữa trị hiện đại cùng sự vào cuộc của người dân trong việc áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa như: cách ly người bệnh, che tay khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, tránh tiếp xúc với người bệnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao đề kháng…
Ngày 10/8/2010, WHO tuyên bố chấm dứt dịch cúm H1N1 2009. Cùng với đó, ACIP cũng khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Đại dịch cúm Covid-19 (2019 đến hiện tại)
Hiện tại, thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 vô cùng nguy hiểm với những hậu quả hết sức nặng nề.
Tháng 1/2020, chính quyền Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Ca bệnh này xuất hiện tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Bệnh do virus Corona gây nên. Đây là loại virus chưa từng xuất hiện ở người. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng sang hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới với sức tàn phá kinh khủng.
Tính đến ngày 22/20/2021, số ca nhiễm đã lên đến con số gần 257 triệu người, hơn 5 triệu người tử vong. Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh và số người được tiêm là hơn 7 tỷ người nhưng dịch bệnh vẫn không ngừng gia tăng cả về số ca nhiễm và số ca tử vong.
Đại dịch Covid-19 là thảm họa của thế giới. Không chỉ khiến nhiều người mất mạng mà mọi lĩnh vực của đời sống đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giao thương hàng hóa, du lịch, việc đi lại của người dân ở nhiều nơi đều bị ảnh hưởng. Chính dịch bệnh đã khiến cho mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia giảm xuống con số âm.
Tại Việt Nam, dù chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt để khống chế dịch bệnh nhưng mức độ nghiêm trọng của nó vô cùng lớn. Tính đến ngày 22/10/2021, số ca nhiễm trong cả nước là 1.104.835 người, số ca tử vong là 23.951 người. Cả nước vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin để tạo miễn dịch cộng đồng giúp ngăn chặn dịch bệnh để ổn định lại cuộc sống.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác
:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Cúm là bệnh rất dễ lây lan nên dễ dàng gây ra đại dịch. Lịch sử bệnh cúm mùa đã trải qua nhiều mốc kinh hoàng với số lượng hàng triệu người chết qua mỗi đại dịch.
Khởi nguồn của tên “Cúm”
Bệnh cúm là bệnh toàn cầu, ai cũng có nguy cơ mắc. Căn bệnh này có tính truyền nhiễm cao nên dễ gây ra dịch bệnh, thậm chí đại dịch toàn cầu.
Cái tên cúm có nguồn gốc từ Ý, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 sau một đại dịch. Đại dịch cúm đầu tiên xảy ra vào năm 1580. Sau đó, hầu hết các thế kỷ về sau đều xuất hiện ít nhất 1 lần đại dịch cúm.
Đại dịch cúm thế kỷ 19
Đại dịch cúm 1837
Từ những năm đầu Thế kỷ 19, các thành phố ngày càng phát triển, giao thông đường biển cũng được mở rộng để thuận tiện cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. Đồng nghĩa với sự phát triển này là sự tăng lên khả năng lây lan của bệnh cúm.
Năm 1837, thế giới phải chứng kiến đại dịch cúm hết sức kinh hoàng. Điển hình là Thành phố Berlin, số người chết vượt quá số người được sinh ra. Còn ở Barcelona, toàn bộ hoạt động kinh doanh bị đình đốn. Đại dịch cúm để lại hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, sức khỏe và hơn hết là tính mạng con người.
Đại dịch cúm Nga 1889
Vào những năm cuối Thế kỷ 19, thế giới lại chứng kiến thêm một đại dịch cúm hết sức nghiêm trọng nữa. Năm 1889, dịch cúm xuất hiện nặng nề ở Nga, xuất phát từ Siberia và Kazakhstan rồi lây lan vào Moscow và rất nhiều nơi khác ở châu Âu như Ba Lan, Phần Lan… Đại dịch lần này cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người.
Đợt đại dịch này được cho là khởi nguồn từ Nam Trung Quốc, sang châu Âu, Mỹ rồi qua Nga. Chủng cúm gây ra đại dịch cúm này là virus H2N2.
Đại dịch cúm thế kỷ 20
Cúm mùa Tây Ban Nha - Đại dịch cúm tàn khốc nhất
Nói đến lịch sử bệnh cúm mùa chắc chắn sẽ không thể bỏ qua đại dịch cúm năm 1918 ở Tây Ban Nha. Đây được đánh giá là đại dịch cúm khủng khiếp nhất của nhân loại, với 500 triệu người nhiễm bệnh (gần ⅓ dân số toàn cầu lúc bấy giờ) và khoảng 50 triệu người chết.
Đại dịch cúm năm 1918 xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, châu Mỹ và các khu vực châu Á, sau đó lan sang hầu hết mọi nơi trên hành tinh chỉ trong thời gian rất ngắn là vài tháng. Dù lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Tây Ban Nha là tàn khốc nhất với khoảng 8 triệu người chết. Đây cũng là nguyên nhân có tên gọi đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Ở Mỹ, làn sóng của dịch cúm này xuất hiện từ mùa xuân. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng quá nhiều. Người bệnh chỉ trải qua những triệu chứng thông thường của bệnh cúm như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và có thể tự khỏi sau vài ngày. Số người chết do bệnh là rất ít.
Tuy nhiên, đến mùa thu, đợt cúm thứ 2 xuất hiện ở Mỹ có tính chất nguy hiểm hơn. Bệnh lây lan nhanh chóng, các triệu chứng cũng nặng hơn. Màu da của người bệnh chuyển sang màu xanh, phổi chứa đầy dịch gây khó thở và dẫn đến tử vong. Hậu quả của đại dịch cúm Tây Ban Nha ở Mỹ là khiến cho tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ giảm mạnh tới cả chục năm.
Số người chết trong đại dịch này khoảng 50 triệu người. Tuy nhiên, cũng có những ước tính lên đến 100 triệu người do hồ sơ y tế ở nhiều nơi còn thiếu nên không thể khẳng định con số chính xác. Cho đến nay, đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu Thế kỷ 20 vẫn được đánh giá là tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Đại dịch cúm châu Á 1957
Không chỉ dừng lại ở đó, Thế kỷ 20, nhân loại còn phải đối mặt với dịch cúm châu Á năm 1957. Dịch cúm này xuất phát từ Hồng Kông, lan sang Trung Quốc lục địa rồi lây lan đến Mỹ. Chủng cúm lần này là virus H2N2. Đại dịch cúm đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người. Sau đó nhờ có vắc-xin nên đã chấm dứt được dịch bệnh.
Đại dịch cúm 1969
Năm 1969, dịch cúm xuất phát từ Hồng Kông, do virus H3N2 gây ra. Đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người. Khu vực ảnh hưởng tương đối lớn, gồm: châu Á, châu Âu, Mỹ, Australia. Trẻ em và người già là nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 100.000 người chết vì cúm. Các trường hợp tử vong đa số là những người trên 65 tuổi.
Đại dịch cúm thế kỷ 21
Chỉ mới trải qua hơn 20 năm đầu thế kỷ nhưng thế giới đã phải chứng kiến 3 đại dịch cúm nghiêm trọng.
Đại dịch Sars (2002 - 2003)
Sars còn được gọi là hội chứng hô hấp cấp tính, được phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Đông, Trung Quốc năm 2003. Sau đó, lây lan nhanh chóng ra 26 quốc gia và trở thành đại dịch toàn cầu.
Đại dịch Sars lây nhiễm hơn 8000 người và cướp đi sinh mạng của 774 người trên toàn thế giới. Đợt dịch này có tính nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng cũng nhanh chóng chấm dứt nhờ sự phản ứng nhanh và quyết liệt của chính phủ các nước.
Đại dịch cúm 2009 - 2010
Ngày 17/4/2009, virus H1N1 được phát hiện ở Hoa Kỳ. Đến ngày 25/4, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của cộng đồng do virus cúm này gây ra. Ngày 11/6, WHO tuyên bố đại dịch cúm năm 2009 chính thức bùng phát.
Đại dịch cúm lần này kéo dài hơn 1 năm, lây nhiễm cho hàng trăm triệu người và có hơn 500.000 người tử vong.
Dù lây lan nhanh chóng nhưng dịch cúm 2009 cũng sớm kết thúc nhờ các biện pháp chữa trị hiện đại cùng sự vào cuộc của người dân trong việc áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa như: cách ly người bệnh, che tay khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, tránh tiếp xúc với người bệnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao đề kháng…
Ngày 10/8/2010, WHO tuyên bố chấm dứt dịch cúm H1N1 2009. Cùng với đó, ACIP cũng khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Đại dịch cúm Covid-19 (2019 đến hiện tại)
Hiện tại, thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 vô cùng nguy hiểm với những hậu quả hết sức nặng nề.
Tháng 1/2020, chính quyền Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Ca bệnh này xuất hiện tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Bệnh do virus Corona gây nên. Đây là loại virus chưa từng xuất hiện ở người. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng sang hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới với sức tàn phá kinh khủng.
Tính đến ngày 22/20/2021, số ca nhiễm đã lên đến con số gần 257 triệu người, hơn 5 triệu người tử vong. Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh và số người được tiêm là hơn 7 tỷ người nhưng dịch bệnh vẫn không ngừng gia tăng cả về số ca nhiễm và số ca tử vong.
Đại dịch Covid-19 là thảm họa của thế giới. Không chỉ khiến nhiều người mất mạng mà mọi lĩnh vực của đời sống đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giao thương hàng hóa, du lịch, việc đi lại của người dân ở nhiều nơi đều bị ảnh hưởng. Chính dịch bệnh đã khiến cho mức tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia giảm xuống con số âm.
Tại Việt Nam, dù chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt để khống chế dịch bệnh nhưng mức độ nghiêm trọng của nó vô cùng lớn. Tính đến ngày 22/10/2021, số ca nhiễm trong cả nước là 1.104.835 người, số ca tử vong là 23.951 người. Cả nước vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin để tạo miễn dịch cộng đồng giúp ngăn chặn dịch bệnh để ổn định lại cuộc sống.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác
:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/