Cẩn trọng với triệu chứng tiêu chảy hậu covid-19

Cẩn trọng với triệu chứng tiêu chảy hậu covid-19

19-02-2022

Ngoài các di chứng để lại ở hệ hô hấp, tim mạch thì COVID-19 cũng gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng ở hệ tiêu hóa sau khi F0 khỏi bệnh trong đó có tiêu chảy. Tình trạng trên kéo dài khiến sức khỏe người bệnh bị suy kiệt nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây tiêu chảy hậu COVID-19 là gì và biện pháp khắc phục? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

SARS-CoV-2 xâm nhập đường tiêu hóa bằng cách nào?

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào niêm mạc mũi hoặc miệng, một loại protein có tên gọi là "spike protein" trên bề mặt virus sẽ gắn kết với một thụ thể men chuyển tên là angiotensin 2 (ACE2).

ACE2 là thụ thể tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể, vì thế khi virus xâm nhập, nó tạo ra hàng triệu bản sao của mình và gây bệnh COVID-19. Sau đó SARS-CoV-2 có thể đi theo đường thở ra hoặc các giọt bắn do ho ra để lây nhiễm cho người khác. 

Cẩn trọng với triệu chứng tiêu chảy hậu COVID-19 COVID-19 xâm nhập đường tiêu hóa bằng cách các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống ACE2

Về cơ chế ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, sau khi bệnh nhân hít phải giọt bắn có SARS-CoV-2, virus sẽ đi vào cơ thể bằng 2 con đường:

- Đi vào phổi qua đường hô hấp và gây biểu hiện bệnh COVID-19 ở phổi. Bệnh nhân thường tử vong với các bệnh lý ở phổi và viêm phổi đông đặc.

- Đi theo con đường tiêu hóa bằng cách các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống ACE2. Trong khi đó, các thụ thể men chuyển ACE2 có rất nhiều trên hệ tiêu hóa, từ gan mật, đến đường tiêu hóa ống.

Cảnh giác với di chứng tiêu hóa hậu COVID-19 

COVID-19 xâm nhập và tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa nhờ gắn kết với thụ thể men ACE2. Ngay tại thời điểm nhiễm bệnh và cả sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, như:

- Tiêu chảy;

- Chán ăn, ăn không ngon;

- Buồn nôn và nôn;

- Đầy bụng, đau bụng;

- Trào ngược dạ dày thực quản

;

- Hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn đường ruột;

- Xuất huyết đường tiêu hóa;

Tình trạng này kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, sụt cân hậu COVID-19, kiệt sức, tổn thương đường tiêu hóa…

Nguyên nhân gây triệu chứng tiêu chảy hậu COVID-19

- Đường tiêu hóa có các thụ thể ACE2 cao hơn 100 lần so với đường hô hấp, khiến protein đột biến của virus dễ dàng bám vào, lây lan và gây ra triệu chứng. Sự phổ biến của thụ thể ACE2 ở đường tiêu hóa đã khiến tình trạng nhiễm trùng có xu hướng nghiêm trọng và kéo dài.

- Biến chứng thiếu oxy do COVID-19 làm hạn chế dòng chảy của máu cung cấp oxy tới cơ quan tiêu hóa làm cản trở hoạt động tiêu hóa và hấp thu thức ăn, gây ra các rối loạn hệ tiêu hóa.

- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc trong điều trị COVID-19 trong thời gian dài như thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…

Cẩn trọng với triệu chứng tiêu chảy hậu COVID-19 Sử dụng thuốc trong điều trị COVID-19 trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Gan cũng chịu tổn thương do sự tấn công của COVID-19 và việc sử dụng thuốc điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, dịch mật… gây chán ăn cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.

- Quá trình đào thải virus ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh khỏi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy hậu COVID-19.

Biện pháp khắc phục triệu chứng tiêu chảy hậu COVID-19

Việc đi ngoài quá nhiều lần có thể gây nhiều biến chứng như: hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn; suy dinh dưỡng do người bệnh ăn ít đi khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Ngoài ra, tình trạng nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Bởi trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Để khắc phục tình trạng tiêu chảy hậu COVID-19, bệnh nhân cần:

Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy

Cơ thể bị mất nước do tiêu chảy do đó điều người bệnh cần phải phụ nước và điện giải đầy đủ bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây, khoảng 2-3 lít (8-12 cốc) trong một ngày. Tốt nhất, người bệnh tiêu chảy hậu COVID nên uống dung dịch điện giải để bổ sung muối, kali và các chất điện giải khác mà cơ thể mất khi bị tiêu chảy ví dụ dung dịch oresol.

Cơ thể bị mất nước do tiêu chảy do đó điều người bệnh cần phải phụ nước và điện giải đầy đủ

Oresol là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước bạn có thể truyền dịch qua tĩnh mạch.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Các loại thực phẩm nên dùng khi bị tiêu chảy bao gồm gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt, thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo...

Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc.

Những thực phẩm bệnh nhân tiêu chảy hậu COVID-19 cần tránh như: thịt bò, thịt tươi sống, hải sản..., rau nhiều chất xơ. Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh rất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp hỗ trợ hoạt động của ruột và chống lại nhiễm trùng, giúp người bệnh tiêu chảy nhanh chóng hồi phục. Men vi sinh có trong một số loại sữa chua và các thực phẩm lên men khác.

Cẩn trọng với triệu chứng tiêu chảy hậu COVID-19 Men vi sinh giúp người bệnh tiêu chảy nhanh chóng hồi phục

Nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân bị tiêu chảy hậu COVID-19 cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục sức khỏe. Nếu các triệu chứng tiêu chảy hậu COVID kéo dài không thuyên giảm người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19

Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai gói chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hậu COVID-19 tại nhà và tại viện.

Gói chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hậu COVID-19 tại nhà được thiết kế khoa học với 14 danh mục khám chi tiết, dựa trên sự tham vấn chuyên môn của các bác sĩ hàng đầu bệnh viện. Thêm vào đó, việc kết hợp hình thức tư vấn online, xét nghiệm tại nhà và thăm khám tại viện sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức.

Ngoài các xét nghiệm, thăm khám cơ bản, gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 tại nhà của Hồng Ngọc còn cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn riêng và hướng dẫn tập thở, vận động, hồi phục thể lực, giúp bệnh nhân sớm hồi phục.

Với gói chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hậu COVID-19 tại viện, khách hàng có thể lựa chọn một 1 trong 3 gói khám bao gồm: cơ bản, nâng cao và chuyên sâu. Các danh mục khám được xây dựng toàn diện từ khám chuyên khoa (nội, dinh dưỡng, vật lý trị liệu), thăm dò chức năng (điện tâm đồ, do chức năng hô hấp, điện não đồ), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, chụp Xquang phổi, chụp CT ngực) đến xét nghiệm (công thức máu, đường máu, rối loạn đông máu…). Khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát nhất, giúp tầm soát toàn diện tình trạng sức khỏe hậu COVID-19. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc khoa học để người bệnh sớm phục hồi.

Để được tư vấn chi tiết về gói khám sức khỏe hậu COVID-19 của Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

[contact-form-7 id="74536" title="Đăng ký gói khám sức khỏe hậu COVID-19"]

Thông tin liên hệ: 

Chăm sóc sức khỏe tại nhà - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tel: 0911 858 616 - 0947 616 006

Hotline cấp cứu 24/24: 1900 636 555

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay