Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính không chỉ gây đau nhức cổ vai gáy, tê bì tay chân mà còn làm giảm khả năng vận động ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng BV Hồng Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Trước khi tìm hiểu xem “Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?”, cần nắm rõ bản chất và nguyên nhân gây ra bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính hình thành do tình trạng thoái hóa sụn khớp và hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Bệnh tiến triển chậm và có nguy cơ lớn mắc phải ở người lớn tuổi. Do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi 25 - 30 tuổi.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ rất nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng khôn lường nếu người bị bệnh không thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ gây ra nếu không được nhận biết từ sớm:
Đau mỏi cổ, vai, gáy: Các cơn đau mỏi vùng cổ, vai, gáy là triệu chứng điển hình của thoái hóa đốt sống cổ. Từ các cơn đau mỏi nhẹ, người bệnh sẽ dần cảm thấy vướng cổ khi xoay, dễ bị sái cổ, vẹo cổ. Các cơn đau sẽ tăng dần và lan rộng do dây thần kinh bị chèn ép, lâu dần lan xuống cánh tay, bàn tay, thậm chí cả ngón tay.
Đau đầu, chóng mặt: Ngoài các cơn đau mỏi cổ, vai, gáy, thoái hóa đốt sống cổ còn gây ra các cơn đau vùng chẩm, trán kèm theo đau đầu, chóng mặt do chèn ép động mạch đốt sống. Các cơn đau đầu, chóng mặt tăng dần đi kèm theo nhiều hiện tượng khác sẽ là biểu hiện của rối loạn tiền đình.
Gây rối loạn tiền đình: Đó là khi bệnh ở mức độ nặng, người bệnh có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi không vững, dễ bị ngã, mệt mỏi, căng thẳng… Nguyên nhân là do thoái hóa đốt sống cổ làm gây chèn ép mạch máu và rễ thần kinh khiến máu lưu thông lên não không ổn định, gây thiếu máu não.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đây là kết quả của việc tủy sống bị chèn ép gây yếu hoặc đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc bại liệt. Thoát vị đĩa đệm là biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ bởi có thể gây các cơn đau dữ dội, thiếu máu não, hẹp ống sống cổ, liệt vĩnh viễn…
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa xương để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn.
Chẩn đoán lâm sàng
Hội chứng cột sống cổ: Cảm giác đau kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ. Cơn đau đau tăng lên khi để cổ thẳng, cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, thay đổi thời tiết, mang vác nặng… Lúc này, người bệnh có thể nhận ra điểm đau cột sống cổ.
Hội chứng rễ thần kinh cổ: Cơn đau lan từ cổ xuống một hoặc hai tay, đau vùng gáy, vùng quanh khớp vai, đau nhức nhối kèm cảm giác kiến bò, tê cánh tay đến ngón tay. Cảm giác đau hơn xảy ra khi cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống cổ hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu… Có thể kèm hiện tượng chóng mặt, yếu cơ, teo cơ…
Hội chứng động mạch đốt sống: Thường nhức đầu vùng chẩm, trán, thái dương và hai hố mắt vào buổi sáng. Có thể kèm theo các hiện tượng khác như ù tai, chóng mặt, mờ mắt, nuốt vướng hoặc đau vùng tai đến sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế.
Hội chứng ép tủy: Biểu hiện ở chi trên, chi dưới hoặc cả thân tùy mức độ và vị trí tổn thương. Người bệnh đi không vững, yếu chi, teo cơ ngọn chi, thậm chí liệt chi.
Biểu hiện khác: Ngoài các cơn đau biểu hiện rõ, người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, khả năng tập trung kém… Đây cũng là yếu tố đánh giá được phần nào bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Xét nghiệm bilan viêm nhằm mục đích loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh lý ác tính.
Chụp X-quang cột sống cổ ở các tư thế (thẳng, nghiêng, chếch 3/4) trái và phải nhằm phát hiện các vấn đề về đường cong sinh lí, chiều cao đốt sống, đĩa đệm, tình trạng xương dưới sụn, tình trạng gai xương…
Đo điện cơ để phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT-scan cột sống cổ để xác định chính xác vị trí chèn ép rễ thần kinh, nguyên nhân chèn ép (gai xương, thoát vị đĩa đệm…).
Chẩn đoán phân biệt
Chấn thương cột sống cổ
Ung thư xương, các bệnh tủy xương lành tính hoặc ác tính
Bệnh lý liên quan đến hệ động mạch sống nền
U nội tủy, u thần kinh…
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức năng, luyện tập và thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ cột sống cổ.
Điều trị nội khoa
Dùng thuốc
Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện (Paracetamol, Tramadol): Làm dịu cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Liều dùng được kê theo chỉ định của bác sĩ, dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng của cơ thể người bệnh với thuốc.
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Có thể uống hoặc bôi ngoài da. Lưu ý, các loại thuốc này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là người bệnh lớn tuổi, có bệnh lý tim mạch, ống tiêu hóa hoặc thận mạn tính.
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (Piascledine, Glucosamine sulfate) hoặc diacerein: Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê liều lượng phù hợp.
Thuốc giãn cơ: Giúp hỗ trợ giảm tình trạng khó chịu và hiệu quả trong điều trị cơn đau.
Các loại thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin, Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), Mecobalamin.
Tiêm Glucocorticoid: Liều lượng tiêm cần sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và bài tập vận động hợp lí, vật lý trị liệu ngày càng thể hiện được hiệu quả bất ngờ trong khắc phục các vấn đề xương khớp. Vật lý trị liệu giúp tăng cường sự dẻo dai cho vùng cổ, vai, gáy, cải thiện khả năng vận động hiệu quả, hạn chế sử dụng thuốc.
Tại Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.
- Hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm:
- BS Đinh Văn Hào (Trưởng khoa Y học cổ truyền – VLTL/PHCN tại BVĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh), được đào tạo chuyên sâu tại Áo, với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, dây thần kinh…
- TS. BS. Đỗ Chí Hùng (Nguyên trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện E Trung ương), có gần 40 năm kinh nghiệm điều trị phục hồi chức năng trước/sau chấn thương, phẫu thuật khớp, liệt dây thần kinh, sau đột quỵ, tai biến…
- Cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề cao khác như: BS. Nguyễn Tiến Tài, THS.BS. Tống Khánh Linh, THS.BS. Đỗ Đức Bảo…
- Phác đồ trị liệu Công nghệ Đức kết hợp với kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp giảm đau nhanh chóng, khôi phục vận động cho người bệnh:
- Hệ thống thiết bị trị liệu được được nhập khẩu đồng bộ từ Đức như máy điện xung giao thoa, máy laser, giường kéo giãn cột sống, bể thủy trị liệu hiện đại nhất miền Bắc…
- Kỹ thuật nắn chỉnh khớp chuyên sâu của Áo: giúp giãn cơ bị co cứng, đưa các khớp sai lệch về đúng vị trí, không lo cơn đau tái phát, đảm bảo hiệu quả tốt nhất, hạn chế sử dụng thuốc tối đa.
Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích thoải mái khác:
Không gian bệnh viện sạch sẽ cùng các tiện ích hiện đại như wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng
Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám từng bệnh nhân.
Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân.
Bệnh viện làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh thoái hóa thoái hóa đốt sống cổ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ được áp dụng khi người bệnh có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đặc biệt, phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 3 tháng.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị để giải phóng áp lực cho các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, giúp làm giảm các cơn đau nhức dai dẳng, bảo tồn khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của thoái hóa đốt sống cổ.
Hiểu về bệnh lý và có các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu là cách để bảo vệ bản thân trước nỗi lo thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng phổ biến. Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?”.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: