Tái nhiễm COVID-19 là tình trạng người bệnh sau khi âm tính với SARS-Cov2, đã hết hoàn toàn triệu chứng của bệnh nhưng lại tái dương tính lần 2, thậm chí lần 3. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân tái nhiễm ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trong thời gian qua.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, người bệnh tái nhiễm có bị nặng hơn không và làm thế nào để phòng tránh tái nhiễm? Mời bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ hữu ích từ BSCKI. Đinh Quốc Anh – Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Đừng chủ quan: Ai cũng có thể tái nhiễm COVID-19
Một tháng sau khi khỏi COVID-19, anh Nam (35 tuổi, Thanh Xuân – Hà Nội) bị ho nhẹ kèm rát họng, xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với SARS CoV2. "Tôi rất hoang mang, không hiểu tại sao mình có thể mắc COVID-19 đến 2 lần trong vòng hơn một tháng. Gia đình tôi đã bị đợt trước, có thể lần này tôi tái nhiễm do lây từ đồng nghiệp ở cơ quan. Tôi cũng khá lo không biết liệu gia đình tôi có khả năng tái nhiễm giống tôi không”, anh lo lắng.
Chị Hạnh (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng ngỡ ngàng không kém vì bị tái nhiễm COVID-19 đến lần thứ 3. Chị mắc COVID vào cuối tháng 12/2021 đã khỏi, đến ngày 5/2/2022 thấy rát họng, chảy nước mũi, test nhanh kết quả dương tính. Tiếp đó, đến ngày 10/3 chị Hạnh tiếp tục xuất hiện triệu chứng đau rát họng nhưng không sốt, không ho. Trước đó vài ngày, cơ quan chị tổ chức liên hoan trong đó nhiều người xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. “Bị đến lần thứ 3 thì tôi thật sự không ngờ đến, mong là lần này sẽ đỡ nặng hơn hai lần trước”, chị chia sẻ.
Lý giải về tình trạng nhiều người tái nhiễm COVID-19 lần 2, thậm chí lần 3, BSCKI – Đinh Quốc Anh, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết: “Sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus. Thông thường, lượng kháng thể này có thể tồn tại khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, lượng kháng thể sinh ra ở mỗi người để chống lại sự tấn công của virus là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, bệnh nền, số liều vắc xin... Bên cạnh đó, sự xuất hiện các chủng và biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 cũng làm tăng nguy cơ tái nhiễm trong cộng đồng. Ví dụ, lần người bệnh nhiễm chủng Delta, lần thứ hai nhiễm chủng Omicron. Thậm chí, nhiều người còn nhiễm tới lần 3, mỗi lần một biến chủng khác nhau như Omicron BA.1 hay BA.2, v.v…”.
Bác sĩ Quốc Anh cũng cho biết thêm, người cao tuổi, có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch như HIV, ung thư, tiểu đường, tim mạch, cấy ghép tạng, người chưa tiêm vaccine... sẽ có khả năng tái nhiễm cao hơn đối tượng khác.
Tái nhiễm COVID-19 có nặng hơn không?
Nhiều người lo ngại tái nhiễm COVID-19 sẽ gây ra những triệu chứng nặng nề hơn những lần nhiễm trước đó. Tuy nhiên, bác sĩ Quốc Anh cho biết: “Thông thường, ở lần tái nhiễm sau các triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với lần mắc đầu tiên. Mặc dù kháng thể của người bệnh có thể không đủ mạnh để bảo vệ họ tránh khỏi việc bị tái nhiễm nhưng vẫn nó có tác dụng ngăn bệnh chuyển biến nặng và giảm đáng kể nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, nếu bị tái nhiễm thì mọi người cũng không nên quá lo lắng”.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tái nhiễm cũng có triệu chứng nhẹ hơn lần đầu. Vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân COVID-19 gặp biến chứng nghiêm trọng khi tái nhiễm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, thời điểm mắc bệnh quá gần nhau…
Ngoài ra, theo dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) - Anh cho thấy tỷ lệ người bệnh có triệu chứng khi tái nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào biến thể mà họ mắc ở lần 2, lần 3. ONS ước tính, tái nhiễm Alpha chỉ gây ra triệu chứng cho 20% người mắc, tái nhiễm chủng Delta gây ra các triệu chứng là 44% trường hợp và omicron là 46% (*).
Như vậy, có thể thấy, mức độ nghiêm trọng của COVID kể từ sau khi trở thành đại dịch trên thế giới có sự khác biệt giữa các biến thể. Trong tương lai, virus Sars-CoV-2 có thể tiếp tục sản sinh thêm nhiều biến thể mới nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra phương pháp ứng phó hữu hiệu với các biến thể này.
Cần làm gì để hạn chế tái nhiễm COVID-19?
Mặc dù tái nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ hơn lần đầu nhưng nếu người bị tái nhiễm thuộc các trường hợp như tuổi cao, nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch suy giảm… có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, bác sĩ Đinh Quốc Anh khuyến cáo: “Những người mắc COVID-19 khỏi bệnh không được chủ quan, bởi đã mắc và khỏi không đồng nghĩa rằng cơ thể có hệ miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, mọi người cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý. Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc 5K nhất là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, ngay cả khi đã khỏi bệnh. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19, người bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe”.
Để ngăn chặn COVID-19, bao gồm cả tình trạng tái nhiễm các biến chủng mới, bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ cao, Việt Nam đã triển khai tiêm mũi vaccine thứ 3 cho người dân.
Việc tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 và tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K chính là biện pháp hữu hiệu nhất lúc này giúp chúng ta hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh cũng như nguy cơ tái nhiễm COVID-19.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY
để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
(*) Nguồn tham khảo:
https://theconversation.com/covid-reinfections-are-they-milder-and-do-they-strengthen-immunity-176592
Tái nhiễm COVID-19 là tình trạng người bệnh sau khi âm tính với SARS-Cov2, đã hết hoàn toàn triệu chứng của bệnh nhưng lại tái dương tính lần 2, thậm chí lần 3. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân tái nhiễm ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trong thời gian qua.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, người bệnh tái nhiễm có bị nặng hơn không và làm thế nào để phòng tránh tái nhiễm? Mời bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ hữu ích từ BSCKI. Đinh Quốc Anh – Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Đừng chủ quan: Ai cũng có thể tái nhiễm COVID-19
Một tháng sau khi khỏi COVID-19, anh Nam (35 tuổi, Thanh Xuân – Hà Nội) bị ho nhẹ kèm rát họng, xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với SARS CoV2. "Tôi rất hoang mang, không hiểu tại sao mình có thể mắc COVID-19 đến 2 lần trong vòng hơn một tháng. Gia đình tôi đã bị đợt trước, có thể lần này tôi tái nhiễm do lây từ đồng nghiệp ở cơ quan. Tôi cũng khá lo không biết liệu gia đình tôi có khả năng tái nhiễm giống tôi không”, anh lo lắng.
Chị Hạnh (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng ngỡ ngàng không kém vì bị tái nhiễm COVID-19 đến lần thứ 3. Chị mắc COVID vào cuối tháng 12/2021 đã khỏi, đến ngày 5/2/2022 thấy rát họng, chảy nước mũi, test nhanh kết quả dương tính. Tiếp đó, đến ngày 10/3 chị Hạnh tiếp tục xuất hiện triệu chứng đau rát họng nhưng không sốt, không ho. Trước đó vài ngày, cơ quan chị tổ chức liên hoan trong đó nhiều người xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. “Bị đến lần thứ 3 thì tôi thật sự không ngờ đến, mong là lần này sẽ đỡ nặng hơn hai lần trước”, chị chia sẻ.
Lý giải về tình trạng nhiều người tái nhiễm COVID-19 lần 2, thậm chí lần 3, BSCKI – Đinh Quốc Anh, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết: “Sau khi khỏi COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus. Thông thường, lượng kháng thể này có thể tồn tại khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, lượng kháng thể sinh ra ở mỗi người để chống lại sự tấn công của virus là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, bệnh nền, số liều vắc xin... Bên cạnh đó, sự xuất hiện các chủng và biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 cũng làm tăng nguy cơ tái nhiễm trong cộng đồng. Ví dụ, lần người bệnh nhiễm chủng Delta, lần thứ hai nhiễm chủng Omicron. Thậm chí, nhiều người còn nhiễm tới lần 3, mỗi lần một biến chủng khác nhau như Omicron BA.1 hay BA.2, v.v…”.
Bác sĩ Quốc Anh cũng cho biết thêm, người cao tuổi, có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch như HIV, ung thư, tiểu đường, tim mạch, cấy ghép tạng, người chưa tiêm vaccine... sẽ có khả năng tái nhiễm cao hơn đối tượng khác.
Tái nhiễm COVID-19 có nặng hơn không?
Nhiều người lo ngại tái nhiễm COVID-19 sẽ gây ra những triệu chứng nặng nề hơn những lần nhiễm trước đó. Tuy nhiên, bác sĩ Quốc Anh cho biết: “Thông thường, ở lần tái nhiễm sau các triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với lần mắc đầu tiên. Mặc dù kháng thể của người bệnh có thể không đủ mạnh để bảo vệ họ tránh khỏi việc bị tái nhiễm nhưng vẫn nó có tác dụng ngăn bệnh chuyển biến nặng và giảm đáng kể nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, nếu bị tái nhiễm thì mọi người cũng không nên quá lo lắng”.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tái nhiễm cũng có triệu chứng nhẹ hơn lần đầu. Vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân COVID-19 gặp biến chứng nghiêm trọng khi tái nhiễm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, thời điểm mắc bệnh quá gần nhau…
Ngoài ra, theo dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) - Anh cho thấy tỷ lệ người bệnh có triệu chứng khi tái nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào biến thể mà họ mắc ở lần 2, lần 3. ONS ước tính, tái nhiễm Alpha chỉ gây ra triệu chứng cho 20% người mắc, tái nhiễm chủng Delta gây ra các triệu chứng là 44% trường hợp và omicron là 46% (*).
Như vậy, có thể thấy, mức độ nghiêm trọng của COVID kể từ sau khi trở thành đại dịch trên thế giới có sự khác biệt giữa các biến thể. Trong tương lai, virus Sars-CoV-2 có thể tiếp tục sản sinh thêm nhiều biến thể mới nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra phương pháp ứng phó hữu hiệu với các biến thể này.
Cần làm gì để hạn chế tái nhiễm COVID-19?
Mặc dù tái nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ hơn lần đầu nhưng nếu người bị tái nhiễm thuộc các trường hợp như tuổi cao, nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch suy giảm… có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, bác sĩ Đinh Quốc Anh khuyến cáo: “Những người mắc COVID-19 khỏi bệnh không được chủ quan, bởi đã mắc và khỏi không đồng nghĩa rằng cơ thể có hệ miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, mọi người cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý. Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc 5K nhất là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, ngay cả khi đã khỏi bệnh. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19, người bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe”.
Để ngăn chặn COVID-19, bao gồm cả tình trạng tái nhiễm các biến chủng mới, bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ cao, Việt Nam đã triển khai tiêm mũi vaccine thứ 3 cho người dân.
Việc tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 và tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K chính là biện pháp hữu hiệu nhất lúc này giúp chúng ta hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh cũng như nguy cơ tái nhiễm COVID-19.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY
để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
(*) Nguồn tham khảo:
https://theconversation.com/covid-reinfections-are-they-milder-and-do-they-strengthen-immunity-176592