Suy hô hấp: Tổng quan dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Suy hô hấp: Tổng quan dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

14-11-2023
Sống khỏe

Tổn thương phổi, tổn thương não, ảnh hưởng tuần hoàn, biến chứng tim, hệ thần kinh,… là những nguy hiểm mà suy hô hấp gây ra. Bệnh nhân có thể mất tính mạng nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Thế nào là suy hô hấp ?

Suy hô hấp là hội chứng lâm sàng xảy ra khi hệ hô hấp không thể trao đổi không khí. Tình trạng này khiến các mao mạch, mạch máu bao quanh túi khí ở phổi không thể lấy oxy (O2) và không trao đổi được carbon dioxide (cacbonic hay CO2).

Khi đó, các cơ quan của cơ thể không nhận được lượng máu giàu oxy để hoạt động. Hoặc trong trường hợp trong máu có nhiều CO2, bệnh nhân cũng dễ bị suy hô hấp.

Hội chứng suy hô hấp có thể tiến triển theo thời gian thành bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh có tiến triển nhanh nên cần theo dõi khi có dấu hiệu đáng ngờ. Người bệnh cần chú ý về áp lực riêng của khí oxy trong động mạch (PaO2) và áp lực riêng của khí carbon dioxide trong động mạch (PaCO2).

suy hô hấp Biến chứng nguy hiểm từ suy hô hấp gây ảnh hưởng đến tim, phổi, hệ thần kinh

Người bệnh được xác định suy hô hấp trong các trường hợp:

  • PaO2 60mmHg, chỉ số PaCO2 bình thường hoặc bất thường
  • PaCO2 > 50mmHg. Trường hợp thiếu oxy khá phổ biến ở người bệnh

Các biểu hiện khi suy hô hấp

Hội chứng suy hô hấp ở người lớn có các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân, nồng độ CO2 và O2 trong máu. Bệnh nhân suy hô hấp sẽ có các biểu hiện ban đầu như: thở nhanh, thở gấp, khó thở,… Khi đó, bệnh nhân cần cấp cứu hoặc nhập viện ngay.

Triệu chứng khi bị thiếu oxy:

  • Dễ bị buồn ngủ
  • Khó thở, hay có cảm giác thiếu không khí
  • Môi, ngón tay, ngón chân xanh xao, nhợt nhạt
  • Cơ thể mệt mỏi, khó thực hiện các hoạt động cá nhân: mặc quần áo, đọc sách, lên xuống cầu thang,…

Triệu chứng khi nồng độ carbon dioxide tăng cao:

  • Thị lực giảm khiến khả năng nhìn kém, nhìn mờ
  • Đau đầu, có khi hay quên, lú lẫn
  • Tim đập nhanh kèm hơi thở nhanh, gấp gáp

Ở một số trường hợp, người bệnh có thể có đồng thời triệu chứng thiếu oxy và tăng carbon dioxide cùng lúc. Tuy nhiên, điều này không quá phổ biến.

Tại sao người bệnh lại bị suy hô hấp?

Những người suy hô hấp giảm oxy máu đều có các tổn thương ở hệ hô hấp. Các tổn thương đó gây ảnh hưởng đến phổi, đến đường thở; hoặc tác động lên các tế bào mô hỗ trợ hô hấp. Các nguyên nhân suy hô hấp bắt nguồn từ phổi hoặc nằm ngoài phổi.

Nguyên nhân ở phổi

  • Nhiễm trùng phổi: lao phổi, xơ phổi, viêm phổi, viêm phế quản phổi, tắc nghẽn phế quản, thuyên tắc động mạch phổi,…
  • Phù phổi cấp do tim.

Nguyên nhân ngoài phổi

  • Nhiễm trùng thanh quản: u khí quản, u thực quản vùng cổ, tắc nghẽn thanh khí quản do u thanh quản,…
  • Tràn dịch màng phổi: khiến dịch phổi tăng nhanh. Điều này làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh suy hô hấp.
  • Gãy xương sường: chấn thương lồng ngực làm tổn thương màng phổi và phổi.
  • Tổn thương hệ thần kinh: bắt nguồn từ các bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.

suy hô hấp Suy hô hấp xảy đến do nhiều nguyên nhân nên cần được chẩn đoán kĩ lưỡng

Đối tượng dễ bị suy hô hấp

Đa số những người có nguy cơ mắc suy hô đều có hệ miễn dịch kém và có các thương tổn ở phổi.

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non thiếu tháng dễ bị mắc các bệnh về hô hấp do phổi chưa hoàn thiện. Do vậy mà tỉ lệ suy hô hấp ở trẻ sinh non cao hơn những em bé khác rất nhiều. Không những thế, trẻ còn dễ bị tăng áp phổi và mắc thêm các dị tật bẩm sinh khác ở phổi.

Người cao tuổi

Người già, người lớn tuổi là nhóm đối tượng hàng đầu có hệ miễn dịch kém, sức khỏe giảm sút. Điều này làm tăng nguy cơ cảm lạnh, nhiễm trùng, gây tổn thương ở ngực và phổi.

Người hay tiếp xúc với chất độc hại

Các tổn thương ở phổi có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc quá nhiều với khói bụi, chất độc hại,… Khi hít đủ khói độc, các biến chứng ở phổi sẽ bùng phát. Trong đó, có hội chứng suy hô hấp.

Có thể bạn quan tâm:

Người tiếp xúc khói thuốc, sử dụng chất kích thích

Các nguy cơ mắc suy hô hấp ở người thường xuyên sử dụng chất kích thích và tiếp xúc khói thuốc khá cao. Nhóm người này có tỉ lệ suy giảm chức năng hô hấp cao hơn và có thể mắc bệnh lý phổi ở độ tuổi sớm hơn.

Ngoài ra, hệ thần kinh bị ảnh hưởng nhiều khi hít nhiều khói thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích. Điều này gây trở ngại trong quá trình kiểm soát hơi thở. Nặng hơn nữa, người bệnh sẽ gặp những cơn suy hô hấp đợt cấp COPD với hơi thở nông, thở chậm.

Tiền sử đã chấn thương ở đường hô hấp

  • Người bị xẹp đường thở, đột quỵ, thức ăn mắc kẹt trong đường hô hấp,…
  • Đã từng mắc bệnh liên quan đến phổi như: viêm phổi, xơ phổi, COPD,…
  • Có tiền sử mắc bệnh lý liên quan đến thần kinh và cơ: xơ cứng teo cơ một bên, đột quỵ, chấn thương tủy sống.,…
  • Gặp vấn đề về cột sống, cong vẹo cột sống: ảnh hưởng đến cơ và xương dùng để thở.
  • Gặp chấn thương ở phổi và ngực: thương tổn phổi, mô và các xương sườn xung quanh phổi.
  • Sử dụng nhiều bia, rượu, chất kích thích.
  • Hít phải nhiều chất thải độc, khí độc hàng ngày.

Biến chứng của bệnh suy hô hấp

Người bệnh suy hô hấp có thể bị đe dọa tới tính mạng khi không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Hoặc nhẹ hơn, người bệnh có thể gặp các biến chứng như:

  • Suy thận.
  • Loạn nhịp tim.
  • Tổn thương phổi.
  • Gặp chấn thương, tổn thương tới não.

Chẩn đoán suy hô hấp như thế nào?

Người bệnh khi lên cơn suy hô hấp sẽ không đủ oxy để cung cấp tới các cơ quan. Hậu quả là các mô trong cơ thể (đặc biệt là não) sẽ chết dần. Do vậy người bệnh cần được cấp cứu ngay khi xuất hiện cơn bệnh. Sau khi ổn định, người bệnh sẽ được chẩn đoán với các bước như sau:

  • Kiểm tra thể chất.
  • Điều tra bệnh sử.
  • Kiểm tra mức độ dung nạp O2 và CO2.
  • Chụp CT, X-quang phổi để tìm điểm bất thường.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nội soi phế quản, điện tâm đồ, siêu âm doppler tim. Quá trình này sẽ chỉ ra các tổn thương ở phổi, tim.

suy hô hấp Chẩn đoán suy hô hấp từ sớm giúp tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất

Xử trí khi bị suy hô hấp cấp

Dấu hiệu cần nhập viện

Trước tiên, bệnh nhân cần được đi cấp cứu ngay nếu như có các dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm sau đây:

  • Tím tái ở lợi, niêm mạc mắt hoặc cả người.
  • Rơi vào lú lẫn, không thể đững vững, mất thăng bằng.
  • Có cảm giác bị đè vào ngực hoặc đau ngực dữ dội.
  • Nhịp thở chậm (10 lần/phút) hoặc nhanh hơn bình thường  (>40 lần/phút).
  • Mạch đập chậm (60 lần/phút) hoặc nhanh hơn  (>100 lần/phút).

Ngoài ra nếu gặp các dấu hiệu sau, người bệnh có thể chủ động đi dám để nhận chẩn đoán về bệnh suy hô hấp. Các dấu hiệu như sau:

  • Người uể oải, cảm thấy mệt mỏi không lí do.
  • Thở khó khăn, cảm thấy không đủ oxy để thở.
  • Móng tay khô, ráp, có khía.
  • Bị ho có đờm, kèm theo tăng tiết dịch.
  • Cảm thấy nặng nề, khó khăn hơn khi làm các việc nặng hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp xử trí suy hô hấp

Việc sơ cứu khị bị suy hô hấp cấp rất quan trọng giúp người bệnh ổn định tình trạng. Dưới đây các nguyên tắc xử trí khi bị suy hô hấp:

  • Đảm bảo đường thở thông thoáng bằng cách lấy đờm dãi, dị vật ở mũi, ở miệng.
  • Người bệnh nằm ở tư thế thuận lợi để dễ dàng lưu thông đường thở.
  • Hô hấp nhân tạo kèm bóp tim ngoài lồng ngực (nếu tim bị ngừng).
  • Xác định độ nặng/ nhẹ của các rối loạn sinh tồn: triệu chứng tim mạch, thần kinh,…
  • Tạo môi trường thông thoáng, nhiều không khí lưu thông.

Sơ cứu có hiệu quả là khi người bệnh có dấu hiệu sinh tồn trở lại: thở nhẹ, mạch đập,… Lúc này, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế cần nhất để được điều trị kịp thời.

suy hô hấp Cần cấp cứu ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, người bệnh không được chủ quan mà hãy điều trị bệnh từ sớm.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay