Sữa mẹ nóng hay mát?

Sữa mẹ nóng hay mát?

28-09-2021

Sữa mẹ nóng hay mát có thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con hay không? Băn khoăn này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, các mẹ bỉm sữa cùng tìm hiểu nhé!

Khi nào cần thắc mắc sữa mẹ nóng hay mát?

Thực tế câu hỏi sữa mẹ nóng hay mát là một khái niệm của dân gian để đánh giá chất lượng sữa của mẹ trong thời gian cho con bú. Mọi người thường đánh giá sữa mẹ nóng hay mát khi con gặp những vấn đề sau:

  • Con bú kém, từ chối việc bú mẹ

  • Hệ tiêu hóa của con bị rối loạn, các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày

  • Trẻ tăng cân chậm trong một thời gian

  • Con bị suy giảm sức đề kháng

  • Thân nhiệt của bé bị thay đổi, biểu hiện cụ thể là bị nổi mụn nhọt, mề đay, rôm sảy

    .

Như vậy, cách nhận biết sữa mẹ nóng hay mát hoàn toàn dựa vào những biểu hiện khác thường của con, tuy nhiên đây chỉ là quan niệm dân gian chưa được các nghiên cứu khoa học chứng minh cụ thể.

Sữa mẹ nóng hay mát có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con không?

Sữa mẹ nóng hay mát? Con bị mề đay có thể phản ánh về chất lượng sữa mẹ

Theo các cụ, nếu sữa mẹ mát thì con phát triển toàn diện, khỏe mạnh, tăng cân ổn định, bụ bẫm, đáng yêu, ít ốm vặt. Ngược lại, khi thấy con hay quấy khóc, tăng cân chậm, hay gặp các vấn đề bất thường về sức khoẻ thì liền nghĩ ngay do sữa mẹ bị nóng.

Thực tế sữa mẹ nóng hay mát ảnh hưởng đến sức khoẻ của con là quan điểm sai lầm. Thực tế, không có khái niệm định nghĩa cụ thể sữa mẹ nóng hay mát là như thế nào. Đây chỉ là quan niệm từ xa xưa khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Mặc dù việc ăn uống của mẹ đôi khi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng không hề có sữa mẹ nóng hay mát. Theo các giáo sư Hội Nhi khoa Việt Nam, việc trẻ tăng cân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, khả năng hấp thu từ cơ thể và tình trạng hệ tiêu hóa của bé….Đồng thời, nó còn phụ thuộc vào cách cho con bú và thời điểm bú (tốt nhất là sữa cuối có màu trắng đục), khi đó sẽ giúp hấp thu dưỡng chất tốt nhất từ sữa mẹ, hỗ trợ bé phát triển tốt hơn.

Vì vậy, không thể vì thấy bé chậm lớn, không tăng cân hay có vấn đề gì thì nhận định ngay là do sữa mẹ. 

Sữa mẹ nóng hay mát? Việc trẻ tăng cân còn phụ thuộc vào cách cho con bú của mẹ

Tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Quan niệm sữa mẹ nóng hay mát chủ yếu nhằm đánh giá chất lượng sữa mẹ. Trên thực tế, chất lượng sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: 

Mẹ sử dụng thuốc tây trong thời kỳ cho con bú

Sữa mẹ chứa các yếu tố miễn dịch như kháng thể và tế bào miễn dịch, do đó tình trạng sức kháng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các yếu tố này cho bé.

Trong trường hợp mẹ mắc bệnh và phải sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thuốc kháng sinh có thể tạo ra các kháng thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ thì có thể gây một số ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ như bị nhiệt miệng, lở miệng, nóng trong người và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Theo các nghiên cứu, nếu người mẹ sử dụng quá nhiều thuốc điều trị trong thời gian cho con bú có thể làm con không tăng cân, hoặc gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, rôm sẩy,...

Mẹ gặp vấn đề về sức khỏe

"Sữa mẹ nóng hay mát" chịu ảnh hưởng rất bởi tình trạng sức khỏe của mẹ. Một người mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh tật, stress hay áp lực tâm lý thường có khả năng cung cấp sữa mẹ tốt hơn

Phụ nữ cho con bú thường xuyên phải thức khuya dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của mẹ suy yếu, dẫn đến tình trạng nóng trong người, chất lượng sữa mẹ từ đó cũng bị giảm đi đáng kể.

Sữa mẹ nóng hay mát? Mẹ gặp vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Mẹ có chế độ ăn uống phi khoa học

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, một phần quyết định "sữa mẹ nóng hay mát". Việc ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất sẽ có lợi cho sự phát triển của bé.

Có không ít bà mẹ trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi cho con bú. Một số thực phẩm có thể làm giảm chất lượng sữa gồm:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị cay (tỏi, ớt, hạt tiêu…)

  • Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, 

  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

  • Ăn ít rau xanh 

  • Uống ít nước

  • Sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cafein… 

Cách cải thiện chất lượng sữa cho mẹ

Nếu mẹ cho bé bú đầy đủ, mẹ nhiều sữa nhung con không lớn, thắc mắc không biết sữa mẹ nóng hay mát, thì có thể sữa mẹ đang gặp một số vấn đề làm bé khó hấp thụ. Để cải thiện chất lượng sữa, mẹ có thể xem xét các yếu tố sau:

Mẹ không nên lạm dụng thuốc tây khi đang cho con bú 

Nếu mẹ phải uống thuốc để điều trị những triệu chứng bất thường về sức khoẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều lượng của thuốc phù hợp. Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ khi dùng thuốc, không tự ý uống thuốc quá liều. 

Không cho bé bú sữa mẹ nếu mẹ có sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống nấm, thuốc có chứa lithium carbonate. Những loại thuốc này có khả năng gây hại cho bé, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu háo của trẻ.

Mẹ hãy chú trọng đến giấc ngủ của mình

Stress và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến sản xuất sữa mẹ. Cố gắng thư giãn, tập thể dục và duy trì tình trạng tinh thần tốt.

Các bà mẹ bỉm sữa tốt nhất nên hạn chế thức khuya. Thói quen thức xấu này gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ. Nếu không phải thức chăm con, mẹ nên ngủ sớm để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng sau 1 ngày hoạt động. Thức khuya làm tăng nguy cơ bị nóng trong khiến chất lượng sữa giảm.

Mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Sữa mẹ nóng hay mát chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng của mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sản phụ nên ăn đa dạng các bữa, đa dạng các loại thực phẩm với đủ các nhóm chất chính như: đường bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Sữa mẹ nóng hay mát? Mẹ nên ăn đa dạng các bữa, đa dạng các loại thực phẩm

Mẹ cũng có thể ăn tăng bữa nếu cảm thấy cần. Trong thời điểm cho con bú, nhu cầu năng lượng của mẹ sẽ tăng khá cao. Chính vì thế, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để nạp đủ năng lượng. Với các mẹ cho con bú, mẹ có thể ăn từ 3-6 bữa/ ngày.

Ăn đủ các nhóm thực phẩm cung cấp đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn có chứa chất bảo quản, thức ăn có đường cao, và các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ nên tránh ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, mù tạt,… Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc như rau xanh và trái cây. Thực đơn hàng ngày của mẹ nên bổ sung thêm các loại rau nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm nóng trong như dưa chuột, rau ngót, đu đủ, cải xoăn, rau bina,…

Sử dụng đa dạng vitamin và khoáng chất

Sau sinh mẹ thường mất nhiều chất nên ngay sau khi vừa sinh xong hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi sinh con, các mẹ được khuyên nên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI) và tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là nên duy trì 1 tháng đầu sau sinh). Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và canxi.

Đặc biệt đừng quên uống đủ nước. Các mẹ nên uống 2-2,5 lít nước/ngày để có nguyên liệu sản xuất sữa. Sữa mẹ có thành phần chính là nước. Nước còn giúp thanh lọc cơ thể, tránh tình trạng nóng trọng. Bên cạnh đó, mẹ nên uống bổ sung các loại nước lợi sữa như nước lá đinh lăng, nước chè vằng, nước đậu đen, nước gạo rang,…

Sữa mẹ nóng hay mát? Mẹ nên uống bổ sung các loại nước lợi sữa

Thực tế sữa mẹ nóng hay mát chỉ là quan niệm dân gian và không thể đánh giá đày đủ chất lượng sữa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế, sữa mẹ từ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển khỏe mạnh của con, các bé được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ luôn được đánh giá cao về sức khỏe, thể lực. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới bởi nó đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Hồng Ngọc - Bệnh viện Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ

3000 trẻ sơ sinh chào đời mỗi năm tại bệnh viện Hồng Ngọc được tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá giàu kháng thể và dưỡng chất. Năm 2023, Bệnh viện Hồng Ngọc chính thức nhận danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc" - danh hiệu được trao bởi Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trực thuộc Bộ Y tế với sự phối hợp về đào tạo, đánh giá của Tổ chức Alive & Thrive.

Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Bệnh viện Hồng Ngọc hướng tới trở thành "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc"

Khoa Sản - Bệnh viện Hồng Ngọc đã xuất sắc vượt qua những cuộc rà soát của Alive & Thrive Việt Nam về chứng chỉ nêu trên như tiêu chí chất lượng y tế, môi trường hỗ trợ cho nuôi con bằng sữa mẹ, những đánh giá về thuốc và cung ứng vật tư – trang thiết bị tại khoa. Đây là bước tiền đề để Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, qua đó trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Bắc đạt danh hiệu "Bệnh viện Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc".

**Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ uy tín về sản – phụ khoa. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con (kể cả sinh thường và sinh mổ) tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay