Sử dụng caffeine khi mang thai có được không? 

Sử dụng caffeine khi mang thai có được không? 

25-06-2020

Cà phê, trà, cacao nóng là thức uống có chứa caffeine được rất nhiều người yêu thích, kể cả các mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng caffeine khi mang thai có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi mà mẹ bầu cần lưu ý. 

Caffeine là gì?

Caffeine (hay được gọi đơn giản hơn là cà - phê - in) là một chất kích thích tự nhiên màu trắng, có vị đắng, thường được tìm thấy trong cây trà, cà phê, cacao hoặc một vài đồ uống giải khát. Sau khi đi vào cơ thể, caffeine nhanh chóng kích thích hệ thần kinh và não bộ, có tác dụng làm con người tỉnh táo và chống mệt mỏi tạm thời. 

Caffein có trong hơn 60 loài thực vật khác nhau, và là chất kích thích được sử dụng phổ biến nhất. Ước tính có khoảng 70% dân số sử dụng caffein hằng ngày với lượng tối thiểu là 100mg/ ngày. Theo một vài nghiên cứu, caffein có tác dụng trong việc kiểm soát các bệnh lý tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh về thần kinh. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những chất mà mẹ bầu cần tránh xa do có thể gây ra các tác động ảnh hưởng đến thai kỳ. 

Tác động của caffeine khi mang thai 

Các thống kê cho thấy có khoảng trên 70% phụ nữ Mỹ sử dụng caffeine khi mang thai, đặc biệt có khoảng 30% trong số đó sử dụng với lượng trên 450 mg/ ngày. Việc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là caffeine khi mang thai có thể kéo theo các tác động xấu đối với mẹ và thai nhi, bao gồm:

sử dụng caffeine khi mang thai Sử dụng caffeine khi mang thai có nhiều tác hại với mẹ bầu và thai nhi

Làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai

Việc sử dụng caffeine khi mang thai là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai. Một vài nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai có sử dụng caffeine có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần người bình thường. 

Nguyên nhân là do caffeine có khả năng sản xuất hormone adrenaline - hormone có khả năng làm giảm stress nhưng cũng có tác dụng phụ là giảm lượng máu nuôi thai, dễ làm chết thai, thai lưu do thiếu máu và thiếu oxy. 

Làm giảm chất lượng nhau thai

Sử dụng caffeine khi mang thai với lượng trên 450mg / ngày (tương đương với 4 cốc cà phê hoặc 5 tách trà) có thể làm suy giảm chất lượng nhau thai. Sự tác động của caffeine trong giai đoạn trước làm tổ sẽ làm gián đoạn sự phát triển phôi sớm, cũng như chất lượng phôi nang bị tổn hại. 

Thêm vào đó, sự tác động của caffeine trong những tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, ngôi thai ngược và gây khó sinh. 

Tăng các triệu chứng ốm nghén

Uống cà phê quá nhiều khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Thêm vào đó, việc sử dụng nhiều cà phê làm mẹ dễ thấy chán ăn, ít đói, từ đó hạn chế sự phát triển thể chất của thai nhi. 

Sử dụng caffeine khi mang thai kích thích sự bài tiết liên tục và làm tăng nồng độ axit có trong dạ dày, từ đó dễ làm mẹ bầu bị ợ nóng, khó chịu khi ăn uống. Với những mẹ bầu đang trong những tháng đầu tiên, dùng caffein có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén, khó chịu. 

Ngoài ra, trong thời kỳ thai nghén, caffeine có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật

Gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Sử dụng caffeine khi mang thai vượt quá ngưỡng cho phép có thể dẫn đến hội chứng chậm phát triển trong tử cung, dẫn đến nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy sinh dưỡng. Thêm vào đó, với những trẻ có mẹ sử dụng trên 500mg caffein/ ngày nhịp tim, nhịp thở nhanh và bị giật mình khi ngủ. 

Mẹ bầu lạm dụng caffeine dễ làm trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như bệnh tim mạch, huyết áp hoặc suy giảm nhận thức hoặc béo phì. 

Liên hệ hotline 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói:

Lượng caffeine trong các loại thực phẩm và đồ uống 

Dưới đây là lượng caffeine có trong một số loại thực phẩm hoặc đồ uống phổ biến

Các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine

Sử dụng lượng caffeine bao nhiêu một ngày là an toàn cho thai nhi?

Việc sử dụng caffeine khi mang thai nên dừng lại ở mức cho phép (không vượt quá 300mg/ ngày). Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mẹ có thể sử dụng liên tiếp 5 ly cà phê Espresso đậm đặc. Mẹ cần chia nhỏ lượng cà phê mình thích, uống vào nhiều thời điểm tỏng ngày để cơ thể có thể kịp thời đào thải caffein trước khi dung nạp tiếp. Đây có lẽ là cách "cứu cánh" tuyệt vời cho những mẹ đam mê cà phê. 

Tuy nhiên, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý vì caffeine không chỉ có trong cà phê, đến ngay cả trong 1 chiếc bánh matcha, miếng sô - cô - la như bánh kem cũng có chứa caffein. Chính vì thế, mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng cà phê (hoặc các thực phẩm có chứa trà xanh, cacao). 

Làm cách nào để từ bỏ thói quen dùng caffeine trong thai kỳ?

Cũng như những chất kích thích khác, caffeine có thể gây nghiện. Việc ngừng sử dụng caffeine khi mang thai một cách đột ngột có thể gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu. Một vài biện pháp có thể giúp mẹ bầu hạn chế sử dụng caffeine khi mang thai có thể gồm:

  • Giảm dần dần lượng caffeine mỗi ngày

  • Thay thế một cốc cà phê nóng bằng một cốc nước ấm hoặc sữa ấm

  • Khi thèm sự kích thích của cà phê hãy thử tập thể dục giúp tuần hoàn máu tốt lại giúp thai nhi phát triển tốt hơn

  • Uống nước hoa quả, sinh tốt thay cho vị ngọt của cà phê

  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều thực phẩm chứa protein, vitamin hơn để không có cảm giác thèm ăn vặt hay thèm uống những sản phẩm chứa caffeine

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay