Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đúng cách, an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đúng cách, an toàn và hiệu quả

05-03-2022

Mùa đông đến khiến những vấn đề về hô hấp trở nên phổ biến hơn, nhu cầu sử dụng bình rửa mũi để vệ sinh đường hô hấp cũng cao hơn. Vậy rửa mũi mang đến tác dụng gì? Sử dụng bình rửa mũi cũng như nước rửa mũi thế nào cho đúng cách? Theo dõi các hướng dẫn trong bài viết sau để thực hiện hiệu quả hơn.

3 cách vệ sinh mũi cho trẻ mà bố mẹ cần biết

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh kém hơn người trưởng thành nên việc vệ sinh mũi cho trẻ cần được tiến hành thường xuyên hơn. Vệ sinh mũi cho trẻ có những cách chủ yếu sau.

Bình rửa mũi cho bé

Khi lựa chọn bình rửa mũi cho bé, bạn nên lựa chọn bình có dung tích khoảng 120 ml. Đây là dung tích vừa đủ để làm sạch mũi, nếu chọn bình quá nhỏ sẽ không đủ sạch, quá lớn sẽ nặng tay khi cầm và lãng phí dung dịch.

Ngoài ra, kiểu dáng bình cũng ảnh hưởng tới áp lực của nước. Áp lực này tùy thuộc vào lực bóp từ tay. Nếu bạn chọn những loại bình được làm bằng nhựa dẻo sẽ dễ dàng bóp hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn bình có vòi móc, không nên chọn bình có vòi đứng. Các vòi móc chỉ cần một lực nhẹ là có thể tạo áp lực dòng chảy. Còn đối với vòi đứng, mẹ cần dùng lực mạnh hơn, nhất là khi dung dịch đã gần cạn. Khi bóp mạnh sẽ không kiểm soát được áp lực dung dịch bắn ra.

Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đúng cách, an toàn và hiệu quả Lựa chọn bình rửa mũi cho trẻ cần lưu ý đến dung tích và kiểu dáng

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên cân nhắc việc sử dụng bình rửa mũi. Niêm mạc của trẻ còn mỏng nên rất dễ bị vòi xịt của bình làm tổn thương. Ngoài ra, nếu mẹ vô tình sử dụng lực lớn để bóp có thể khiến dịch mũi tràn ngược, dẫn đến bệnh viêm tai giữa. 

Các bác sĩ khuyến cáo nếu trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, không cần sử dụng các thiết bị kèm theo. Nếu trẻ bị nghẹt mũi nặng thì bố mẹ có thể sử dụng bình rửa có vòi bằng silicon mềm, kiểm soát được áp lực để không làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Máy hút mũi cho bé

Việc sử dụng máy hút mũi được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, bố mẹ nên đảm bảo yếu tố an toàn. Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu nên dễ mắc những bệnh về đường hô hấp dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi, sụt sịt,…Do đó, nhiều bố mẹ lựa chọn việc loại bỏ chất nhầy trong mũi của bé bằng miệng. Tuy nhiên, cách này có thể gây tổn thương niêm mạc. Thay vào đó hãy sử dụng dụng cụ hút mũi hoặc máy hút mũi cho trẻ.

Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, chất lượng của máy đều đảm bảo để hút hết chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng như hướng dẫn.

  • Nên hút mũi cho bé theo chỉ định của bác sĩ.

  • Không nên lạm dùng máy hút mũi quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. 

Nếu sử dụng đúng cách và không lạm dụng, máy sẽ phát huy chức năng một cách tốt nhất.

Nên dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ thay vì hút bằng miệng để không làm tổn thương niêm mạc mũi

Máy xông mũi cho bé

Bên cạnh bình rửa mũi, máy hút mũi, một phương pháp được khá nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay là sử dụng máy xông mũi cho bé. Trình tự sử dụng máy xông mũi như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy để dùng đúng cách.

  • Khử trùng máy trước và sau khi sử dụng.

  • Đặt máy lên mặt phẳng cố định.

  • Pha thuốc vào cốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn. Tuyệt đối không pha ít đi hoặc nhiều hơn.

  • Gắn cốc thuốc vào máy và gắn mặt nạ, ống vào đúng vị trí trên mặt, giữ cho mặt nạ trên gương mặt bé sao cho bé hít vào, thở ra một cách thoải mái nhất.

  • Sau khi sử dụng, tắt máy, tháo mặt nạ, tháo ống và cốc thuốc ra khỏi máy rồi vệ sinh bằng nước ấm. Khi các dụng cụ đã khô ráo thì mới cất.

  • Nếu trong quá trình xông mũi trẻ quấy khóc, hãy tháo mặt nạ, tắt máy rồi dỗ dành trẻ đến khi trẻ ngừng khóc và thoải mái để tiếp tục xông.

Xông mũi cũng là phương pháp rất hiệu quả trong việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ

Tác dụng của bình rửa mũi trong vệ sinh mũi cho trẻ

Cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi, bình rửa mũi cũng như các dụng cụ vệ sinh mũi khác có nhiều tác dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe hô hấp cho trẻ. Có thể kể đến những tác dụng chính sau.

Làm sạch và thông thoáng mũi

Sử dụng bình rửa tức là đưa nước rửa mũi vào khoang mũi để làm sạch lớp vảy đóng trên niêm mạc, loại bỏ chất nhầy, cuốn trôi vi khuẩn để khe mũi thông thoáng hơn. Nước rửa được dùng thường là nước muối biển hoặc nước muối sinh lý. 

Loại bỏ các yếu tố gây viêm

Đờm và chất nhầy có trong mũi là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu để lâu, vi khuẩn có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Nhất là khi sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Do đó, việc rửa mũi sẽ loại bỏ những chất này ra khỏi khoang mũi, hốc mũi, hạn chế gây viêm nhiễm cũng như những bệnh về đường hô hấp.

Bình rửa mũi có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe hô hấp cho trẻ em cũng như người trưởng thành

Hỗ trợ điều trị những bệnh về mũi họng

Những căn bệnh về mũi họng thường là viêm xoang hay chứng nghẹt mũi. Rửa mũi chính là phương pháp được nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng nhằm ngăn chặn những bệnh về mũi họng như viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm xoang,…

Cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ hô hấp

Nếu bạn sử dụng bình rửa mũi đúng cách, khả năng tự làm sạch của hệ hô hấp sẽ được cải thiện. Từ đó làm giảm kích ứng cũng như tăng sức đề kháng cho mũi.

Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đúng cách

Không chỉ bình rửa mũi, những dụng cụ vệ sinh mũi khác nếu được sử dụng đúng cách sẽ phát huy tốt chức năng của nó. 

Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch rửa mũi

Dung dịch rửa mũi hay còn gọi là nước rửa mũi. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý được bán hầu hết ở quầy thuốc. Bạn cũng có thể tự làm dung dịch này tại nhà bằng cách pha theo tỷ lệ muối và nước cất: 2 thìa cà phê muối : 1 lít nước. Bảo quản ở nơi khô ráo và ở nhiệt độ thường.

Bước 2: Rửa tay và vệ sinh dụng cụ

Trước khi bắt đầu rửa mũi, hãy rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Đối với bình rửa, bạn nên rửa qua với nước ấm trước khi sử dụng, nhất là bình mới mua.

Bước 3: Rửa mũi

  • Đứng ở nơi có gương để tiện quan sát.

  • Đổ dung dịch vào bình rửa, không nên đổ đầy để không tạo áp lực lớn lên bình.

  • Nghiêng đầu 45 độ rồi đặt vòi vào mũi. Thở bằng miệng và bóp nước muối vào mũi từ từ, dứt khoát, không gián đoạn. Nên giữ trán cao hơn cằm, không hít vào bằng mũi khi đang rửa để không bị sặc.

  • Bóp 3-4 lần thì ngừng lại khoảng 3 - 5 giây để nước muối thừa chảy ra ngoài, sau đó lau sạch bằng khăn mềm.

  • Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

  • Rửa sạch dụng cụ để thực hiện cho lần sau.

Sử dụng bình rửa mũi đúng cách sẽ phát huy tối đa tác dụng của nó

Những lưu ý khi sử dụng bình rửa mũi

  • Nên làm ấm nước muối trước khi làm sạch để cảm giác dễ chịu hơn và hiệu quả cao hơn.

  • Chỉ nên thực hiện mỗi ngày 1 - 2 lần, không dùng quá 2 lần để tránh làm mất độ pH tự nhiên. Nếu các triệu chứng đã giảm bớt thì chỉ nên dùng 3 lần/tuần để không làm tổn thương niêm mạc.

  • Trong vài tuần đầu tiên có thể thấy rát nhẹ do niêm mạc bị kích thích. Nhưng nếu thấy đau rát nhiều, bạn nên giảm bớt lượng muối trong dung dịch.

  • Nếu vô tình nước muối chảy xuống họng. Tuyệt đối không được nuốt mà phải nhổ ra ngoài để họng không bị nhiễm khuẩn.

  • Giữ ấm cổ họng, mũi khi ra ngoài.

  • Đối với trẻ em, nên sử dụng những

    bình rửa mũi

    chuyên dụng, đầu vòi nhỏ để không làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Tai Mũi Họng lưu ý các bậc cha mẹ khi rửa mũi cho trẻ: 

  • Không nên rửa mũi thường xuyên vì sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi. Nếu mất đi lớp chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, khi đó niêm mạc mũi sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn tụ lại ở mũi họng khiến trẻ nghẹt mũi, hay thở khò khè và ho, thậm chí dễ gây viêm nhiễm mãn tính.

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng xi lanh để rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bơm xi lanh có áp lực cao, dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ. Hơn nữa, các loại xi lanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, tổn thương niêm mạc mũi vốn đã mỏng, rất yếu và cực kỳ nhạy cảm của trẻ

  • Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu muốn rửa mũi cho trẻ thì các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thực hành trước khi tự thực hiện cho trẻ tại nhà.

  • Sau 4 – 5 ngày mà trẻ không cải thiện các triệu chứng hoặc kèm theo sốt, ho, đặc biệt ho có đờm, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.

Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ của Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ: 

Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc

Điện thoại: 024 7300 8866 - 024 3927 5568

Hotline:  0912 002 131

Email: SMK@hongngochospital.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay