Sỏi bùn túi mật được coi là tiền thân của sỏi mật. Chúng xuất hiện lặng lẽ và có thể tự tan. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phòng tránh và chữa trị sớm để phòng ngừa biến chứng.
Sỏi bùn túi mật là gì?
Túi mật là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, là nơi lưu trữ và đẩy dịch mật từ gan tiết ra đi đến ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Thông qua quá trình tiêu hóa, túi mật co bóp thường xuyên và cũng thường được làm rỗng.
Sỏi bùn túi mật là tình trạng các thành phần dịch mật như cholesterol, muối canxi, chất nhầy lắng đọng và cô lại thành các viên sỏi. Sỏi bùn túi mật rất khó phát hiện vì chúng xuất hiện một cách lặng lẽ và có thể tự tan hoặc bị đẩy ra ngoài do sự co bóp túi mật.
Tuy nhiên, sự lắng đọng trong thời gian dài của tinh thể bùn mật có thể tạo thành sỏi cholesterol trong túi mật. Sỏi bùn túi mật được coi là tiền thân của sỏi mật.
Nguyên nhân sỏi bùn túi mật
Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bùn túi mật. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
Trong thai kỳ
Việc mang thai có nguy cơ gây áp lực lên túi mật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh bùn túi mật. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì bùn túi mật sinh ra do việc mang thai thường sẽ tự mất đi sau khi sinh em bé.
Giảm cân nhanh chóng
Phụ nữ áp dụng chế độ ăn uống khắt khe để giảm cân cũng là đối tượng dễ bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do khi trọng lượng giảm nhanh, cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ sẽ khiến gan tăng cường sản xuất cholesterol.
Do sỏi viên
Nếu trong ống dẫn mật chủ có sỏi viên làm tắc nghẽn dịch mật cũng khiến sản sinh ra sỏi bùn mật.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc tránh thai, ceftriaxone, thuốc hạ mỡ máu… cũng là nguyên nhân gây sỏi bùn mật.
Người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch
Bệnh nhân phẫu thuật dạ dày hay người phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do dịch mật không được lưu thông thường xuyên, bị ứ đọng lâu ngày.
Mật chứa quá nhiều cholesterol
Thông thường, mật sẽ có đủ chất để hòa tan cholesterol. Tuy nhiên, nếu gan bài tiết nhiều cholesterol vượt qua khả năng hòa tan của mật thì phần cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và có thể hình thành nên các viên sỏi.
Mật chứa quá nhiều bilirubin
Bilirubin là chất được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý như xơ gan, nhiễm trùng đường mật sẽ kích thích gan sản xuất nhiều bilirubin hơn. Lượng bilirubin dư thừa có thể hình thành nên sỏi.
Triệu chứng sỏi bùn túi mật
Bệnh sỏi bùn mật có biểu hiện tương tự như một số bệnh liên quan đến gan và hệ tiêu hóa nên rất khó phân biệt. Khi bạn gặp phải một số triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc sỏi bùn mật.
Đau bụng trên hoặc phần giữa bên phải
Khi bị sỏi bùn mật, người bệnh sẽ thường gặp phải các cơn đau ở mạn sườn bên phải một cách đột ngột. Cơn đau xuất hiện nhiều sau khi bạn ăn chất béo. Bên cạnh đó còn đi kèm các triệu chứng như ớn lạnh, đầy hơi, nôn ói…
Các cơn đau sẽ không giống nhau, có lúc đau âm ỉ, có lúc lại đau dữ dội. Thậm chí đau có thể kéo dài vài giờ và không thuyên giảm.
Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai
- Vàng da hoặc vàng mắt
- Sốt
- Phân màu đất sét trắng
- Buồn nôn và ói mửa
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Sỏi bùn mật có thể tự biến mất ở một số người. Tuy nhiên, bạn vẫn không được chủ quan với căn bệnh này vì nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tụy cấp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 74% bệnh nhân bị viêm tụy không rõ nguyên nhân cũng đồng thời bị sỏi bùn mật.
Viêm túi mật
Các viên sỏi bùn mật có thể khiến dịch mật bị ứ đọng, lâu ngày sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và sưng lên. Khi túi mật bị viêm, người bệnh thường xuyên bị đau, buồn nôn và đầy hơi.
Tắc ống dẫn mật
Các viên sỏi bùn mật có thể tích tụ bên trong hoặc gần các ống dẫn mật. Chúng có thể gây tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng và có nguy cơ cao gây hình thành sỏi mật hay các vấn đề khác liên quan đến túi mật.
Sỏi mật
Sau một thời gian dài, bùn túi mật có thể phát triển thành sỏi mật. Khi bị sỏi mật, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau túi mật dữ dội, quá trình tiêu hóa chất béo cũng bị ảnh hưởng.
Cách điều trị sỏi bùn túi mật
Thông thường, với những trường hợp bị sỏi bùn mật nhưng không có triệu chứng thì người bệnh cũng không cần điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tìm cách làm tan sỏi để tránh những biến chứng xấu về sau.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng đến quá trình hình thành cũng như làm tan sỏi bùn mật. Chính vì vậy, hãy thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh liên quan đến túi mật.
Người bệnh nên vận động, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để phòng tránh béo phì, bệnh đái tháo đường cũng như các vấn đề khác có nguy cơ gây bùn mật. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì sinh hoạt điều độ, kiểm soát cân nặng để bảo đảm sức khỏe.
Song song với việc tập luyện thường xuyên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn ít béo, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như mỡ động vật, trứng, sữa, thịt đỏ. Thay vào đó là ăn nhiều rau xanh, trái cây và những thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, đậu bắp, các loại hạt…
Nếu ăn nhiều chất béo, người bệnh sẽ dễ bị đau túi mật nên hãy đảm bảo bạn đang ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn hạn chế sự phát triển của sỏi bùn mật.
Dùng thuốc và phẫu thuật
Với trường hợp sỏi bùn mật đã gây ra triệu chứng hoặc biến chứng thì người bệnh nên sử dụng thuốc giúp làm tan sỏi hoặc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc là phương pháp đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhưng bạn cần thực hiện trong thời gian dài và khó tránh khỏi nguy cơ tái phát sỏi.
Biện pháp phòng ngừa sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân và gây khó khăn cho việc tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, trước khi để bị bệnh, chúng ta cần áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa sỏi bùn mật dưới đây:
Giảm ăn dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán hay nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol là những thực phẩm có hại cho gan và làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi mật nên bạn cần hạn chế. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung vitamin C mỗi ngày để tăng sức đề kháng và hạn chế sự hấp thu chất béo.
Bên cạnh đó, hãy duy trì cân nặng vì nó có khả năng hạn chế hình thành bệnh sỏi bùn mật. Hãy tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Đây là một cách phòng bệnh rất hiệu quả.
Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột tinh chế
Tinh bột, đường là chất góp phần gia tăng chất béo và cholesterol trong gan nên cần được hạn chế. Những thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt...
Tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh
Biện pháp này giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật hình thành do giun sán. Khi đường mật khỏe mạnh sẽ hạn chế nguy cơ hình thành sỏi bùn mật.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Sỏi bùn túi mật được coi là tiền thân của sỏi mật. Chúng xuất hiện lặng lẽ và có thể tự tan. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phòng tránh và chữa trị sớm để phòng ngừa biến chứng.
Sỏi bùn túi mật là gì?
Túi mật là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, là nơi lưu trữ và đẩy dịch mật từ gan tiết ra đi đến ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Thông qua quá trình tiêu hóa, túi mật co bóp thường xuyên và cũng thường được làm rỗng.
Sỏi bùn túi mật là tình trạng các thành phần dịch mật như cholesterol, muối canxi, chất nhầy lắng đọng và cô lại thành các viên sỏi. Sỏi bùn túi mật rất khó phát hiện vì chúng xuất hiện một cách lặng lẽ và có thể tự tan hoặc bị đẩy ra ngoài do sự co bóp túi mật.
Tuy nhiên, sự lắng đọng trong thời gian dài của tinh thể bùn mật có thể tạo thành sỏi cholesterol trong túi mật. Sỏi bùn túi mật được coi là tiền thân của sỏi mật.
Nguyên nhân sỏi bùn túi mật
Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi bùn túi mật. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
Trong thai kỳ
Việc mang thai có nguy cơ gây áp lực lên túi mật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh bùn túi mật. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì bùn túi mật sinh ra do việc mang thai thường sẽ tự mất đi sau khi sinh em bé.
Giảm cân nhanh chóng
Phụ nữ áp dụng chế độ ăn uống khắt khe để giảm cân cũng là đối tượng dễ bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do khi trọng lượng giảm nhanh, cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ sẽ khiến gan tăng cường sản xuất cholesterol.
Do sỏi viên
Nếu trong ống dẫn mật chủ có sỏi viên làm tắc nghẽn dịch mật cũng khiến sản sinh ra sỏi bùn mật.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc tránh thai, ceftriaxone, thuốc hạ mỡ máu… cũng là nguyên nhân gây sỏi bùn mật.
Người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch
Bệnh nhân phẫu thuật dạ dày hay người phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do dịch mật không được lưu thông thường xuyên, bị ứ đọng lâu ngày.
Mật chứa quá nhiều cholesterol
Thông thường, mật sẽ có đủ chất để hòa tan cholesterol. Tuy nhiên, nếu gan bài tiết nhiều cholesterol vượt qua khả năng hòa tan của mật thì phần cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và có thể hình thành nên các viên sỏi.
Mật chứa quá nhiều bilirubin
Bilirubin là chất được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các hồng cầu. Một số bệnh lý như xơ gan, nhiễm trùng đường mật sẽ kích thích gan sản xuất nhiều bilirubin hơn. Lượng bilirubin dư thừa có thể hình thành nên sỏi.
Triệu chứng sỏi bùn túi mật
Bệnh sỏi bùn mật có biểu hiện tương tự như một số bệnh liên quan đến gan và hệ tiêu hóa nên rất khó phân biệt. Khi bạn gặp phải một số triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc sỏi bùn mật.
Đau bụng trên hoặc phần giữa bên phải
Khi bị sỏi bùn mật, người bệnh sẽ thường gặp phải các cơn đau ở mạn sườn bên phải một cách đột ngột. Cơn đau xuất hiện nhiều sau khi bạn ăn chất béo. Bên cạnh đó còn đi kèm các triệu chứng như ớn lạnh, đầy hơi, nôn ói…
Các cơn đau sẽ không giống nhau, có lúc đau âm ỉ, có lúc lại đau dữ dội. Thậm chí đau có thể kéo dài vài giờ và không thuyên giảm.
Đau lưng hoặc đau giữa hai xương bả vai
- Vàng da hoặc vàng mắt
- Sốt
- Phân màu đất sét trắng
- Buồn nôn và ói mửa
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Sỏi bùn mật có thể tự biến mất ở một số người. Tuy nhiên, bạn vẫn không được chủ quan với căn bệnh này vì nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tụy cấp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 74% bệnh nhân bị viêm tụy không rõ nguyên nhân cũng đồng thời bị sỏi bùn mật.
Viêm túi mật
Các viên sỏi bùn mật có thể khiến dịch mật bị ứ đọng, lâu ngày sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và sưng lên. Khi túi mật bị viêm, người bệnh thường xuyên bị đau, buồn nôn và đầy hơi.
Tắc ống dẫn mật
Các viên sỏi bùn mật có thể tích tụ bên trong hoặc gần các ống dẫn mật. Chúng có thể gây tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng và có nguy cơ cao gây hình thành sỏi mật hay các vấn đề khác liên quan đến túi mật.
Sỏi mật
Sau một thời gian dài, bùn túi mật có thể phát triển thành sỏi mật. Khi bị sỏi mật, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau túi mật dữ dội, quá trình tiêu hóa chất béo cũng bị ảnh hưởng.
Cách điều trị sỏi bùn túi mật
Thông thường, với những trường hợp bị sỏi bùn mật nhưng không có triệu chứng thì người bệnh cũng không cần điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tìm cách làm tan sỏi để tránh những biến chứng xấu về sau.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng đến quá trình hình thành cũng như làm tan sỏi bùn mật. Chính vì vậy, hãy thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh liên quan đến túi mật.
Người bệnh nên vận động, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để phòng tránh béo phì, bệnh đái tháo đường cũng như các vấn đề khác có nguy cơ gây bùn mật. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì sinh hoạt điều độ, kiểm soát cân nặng để bảo đảm sức khỏe.
Song song với việc tập luyện thường xuyên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn ít béo, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như mỡ động vật, trứng, sữa, thịt đỏ. Thay vào đó là ăn nhiều rau xanh, trái cây và những thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, đậu bắp, các loại hạt…
Nếu ăn nhiều chất béo, người bệnh sẽ dễ bị đau túi mật nên hãy đảm bảo bạn đang ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn hạn chế sự phát triển của sỏi bùn mật.
Dùng thuốc và phẫu thuật
Với trường hợp sỏi bùn mật đã gây ra triệu chứng hoặc biến chứng thì người bệnh nên sử dụng thuốc giúp làm tan sỏi hoặc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc là phương pháp đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhưng bạn cần thực hiện trong thời gian dài và khó tránh khỏi nguy cơ tái phát sỏi.
Biện pháp phòng ngừa sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân và gây khó khăn cho việc tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, trước khi để bị bệnh, chúng ta cần áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa sỏi bùn mật dưới đây:
Giảm ăn dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán hay nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol là những thực phẩm có hại cho gan và làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi mật nên bạn cần hạn chế. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung vitamin C mỗi ngày để tăng sức đề kháng và hạn chế sự hấp thu chất béo.
Bên cạnh đó, hãy duy trì cân nặng vì nó có khả năng hạn chế hình thành bệnh sỏi bùn mật. Hãy tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Đây là một cách phòng bệnh rất hiệu quả.
Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột tinh chế
Tinh bột, đường là chất góp phần gia tăng chất béo và cholesterol trong gan nên cần được hạn chế. Những thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt...
Tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh
Biện pháp này giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật hình thành do giun sán. Khi đường mật khỏe mạnh sẽ hạn chế nguy cơ hình thành sỏi bùn mật.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc