Sinh con ở tuần 36 có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Sinh con ở tuần 36 có ảnh hưởng gì tới em bé không?

11-03-2021

Sinh con ở tuần 36 có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu vì một lý do nào đó em bé đã được sinh ra khi đang ở tuần thai thứ 36. Việc sinh sớm có ảnh hưởng nhiều tới em bé và mẹ hay không?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 36

Thai nhi ở tuần 36 đồng nghĩa với việc chỉ còn 4 tuần nữa bé sẽ ra đời. Cha mẹ có thể thấy thai nhi qua hình ảnh siêu âm đã trông giống trẻ sơ sinh hơn với làn da mịn màng và đôi chân nhỏ nhắn.

Kích thước của thai nhi ở tuần 36 sẽ dài khoảng 47 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2,7kg. Với kích thước và khối lượng này thai nhi đã chiếm hầu hết khoảng trống trong túi ối, không còn đủ không gian để đạp bụng mẹ nhiều như trước nữa nhưng mẹ vẫn cảm nhận được bé đang cử động giãn người, cuộn mình hay ngọ nguậy.

Mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn đôi chút ở tuần 36 do thai nhi đã bắt đầu di chuyển vị trí dần xuống dưới đường sinh của mẹ. Đối với mẹ mang thai lần đầu tiên, thai nhi sẽ rơi vào đường sinh ở âm đạo ngay trong tuần này. Vì vậy phụ nữ trước và trong khi mang thai cần học cách phân biệt những cơn co thắt tử cung báo hiệu chuyển dạ giả.

Từ tuần 36 trở đi cho đến khi kết thúc thai kỳ, mẹ cần phải đến khám sản khoa ít nhất 1 lần/tuần.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Những đặc điểm cụ thể của thai nhi ở tuần 36:

Thai nhi tăng trưởng chậm lại

Tuần 36 là thời điểm thai nhi chuẩn bị gần như sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp để chào đời, ít đạp và nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng cho quá trình chuyển dạ và chào đời sắp tới.

Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ

Bã nhờn thai nhi (chất sáp màu trắng) bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt 9 tháng sẽ tan biến do thai nhi nuốt khiến cho ruột bắt đầu hoạt động, vậy nên mẹ sẽ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé.

Sinh con ở tuần 36 Ở tuần 36, thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn thiện

Phát triển đôi tai

Đến tuần 36 thai nhi sẽ phát triển thính giác rất nhạy bén. Trong vòng vài tuần nên sau khi sinh, bé có thể nhận ra giọng nói và lời bài hát mà bé thường nghe cùng mẹ ở giai đoạn này.

Xương toàn thân và hộp sọ mềm

Các mảnh xương sọ của thai nhi vẫn chưa liền hẳn ở tuần thứ 36 nhằm giúp cho đầu thai nhi có thể dễ dàng di chuyển qua kênh sinh. Hầu hết xương và sụn của thai nhi khá mềm, xương toàn thân và hộp sọ sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời.

Hệ tiêu hóa vẫn chưa sẵn sàng

Cho đến thời điểm tuần 36, nhiều chức năng trong cơ thể thai nhi đã trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường sống bên ngoài. Điển hình là hệ tuần hoàn máu đã hoàn thiện, hệ miễn dịch phát triển đủ để tránh nhiễm trùng ở môi trường bên ngoài tử cung.

Thế nhưng những bộ phận khác trong cơ thể trẻ vẫn cần thêm thời gian mới hoàn thiện hết, trong đó có hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do ở trong bụng mẹ, thai nhi nhận chất dinh dưỡng chủ yếu qua dây rốn đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa đã hình thành nhưng chưa hoạt động. Để hệ tiêu hóa thực hiện đầy đủ chức năng bình thường sẽ cần 1 – 2 năm đầu đời.

Sự thay đổi của phụ nữ mang thai ở tuần 36

Thai nhi ở tuần 36 có sự phát triển khá hoàn chỉnh, thai nhi lớn và dần di chuyển xuống dưới khiến mẹ bị sa bụng. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự thay đổi dáng đi của mẹ, ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như:

Đau vùng xương chậu

Em bé quay đầu xuống dưới sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu khiến mẹ bị đau. Mẹ có thể thư giãn để giảm bớt sự khó chịu bằng cách thực hiện các bài tập, tắm nước ấm, massage…

Xuất hiện dịch nhầy

Ở cổ tử cung có chất nhầy đặc, màu hồng nhạt hoặc trắng đảm nhiệm vai trò đóng nắp túi ối, đến tuần 36 chất nhầy này sẽ bắt đầu bong ra và là dấu hiệu hé mở tử cung.

Chứng ợ nóng, táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu

Mẹ sẽ cảm thấy chán ăn do dạ dày bị tử cung chèn ép. Hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn chậm rãi nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Đi tiểu thường xuyên

Thai nhi quay đầu nằm ở xương chậu không chỉ gây ra đau nhức mà còn làm tắc nghẽn bàng quang khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Mẹ tuyệt đối không được giảm lượng nước nạp vào cơ thể để hạn chế việc đi tiểu vì cơ thể cần chất lỏng để giữ nước và đủ lượng nước ối cần thiết.

Sinh con ở tuần 36 Phụ nữ mang thai ở tuần 36 sẽ đi tiểu thường xuyên hơn 

Dịch âm đạo có vệt máu

Khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa, chị em sẽ nhìn thấy chất nhầy có màu đỏ hoặc nâu do cổ tử cung bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh con.

Tay chân phù nề ​​

Triệu chứng phù nề ở tuần 36 trở đi sẽ rõ ràng hơn do cơ thể phải giữ lại nhiều chất lỏng. Để giảm thiểu sưng, mẹ bầu nên tiếp tục uống nhiều nước để loại bỏ natri dư thừa và các chất khác.

Mất ngủ

Bụng bầu từ tuần 36 sẽ khá to khiến mẹ khó tìm được tư thế nằm thoải mái để ngủ ngon, để giúp cho giấc ngủ được ngon hơn, mẹ có thể sử dụng gối bà bầu để kê bụng, giữ phòng thoáng mát, đủ độ ẩm…

Bản năng làm mẹ

Khi bước vào tuần thứ 36, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng lại tràn đầy năng lượng khi được tận tay chuẩn bị mọi vật dụng cho con yêu chuẩn bị chào đời. Mẹ lưu ý vẫn cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trong thời gian này.

Ngứa bụng

Phụ nữ mang thai ở tuần 36 là do da bụng bị kéo căng, có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng kem có chứa bơ ca cao hoặc vitamin E thoa lên bụng giúp làm dịu cảm giác ngứa.

Sinh con ở tuần 36 Ngứa bụng do bụng bị kéo căng

Sinh con ở tuần 36 có sao không?

Thai kỳ được coi là đủ tháng khi trên 39 tuần, sinh ra ở tuần 37 đến tuần 38 – 6 ngày là sinh sớm và các trường hợp còn lại là sinh non, cụ thể:

  • Tuổi thai dưới 28 tuần là cực kỳ sớm.

  • Tuổi thai 28 - 32 tuần là rất sớm.

  • Tuổi thai từ 32 đến 37 tuần là trung bình đến sinh non.

  • Tuổi thai từ 34 đến 36 tuần là sinh non.

  • Tuổi thai từ 37 đến 38 tuần là sớm.

  • Tuổi thai 39 tuần trở lên là đủ tháng.

Có thể hiểu việc sinh con ở tuần 36 là sinh non và sẽ gặp phải những rủi ro như sau:

Nhiều mẹ bầu bắt buộc phải sinh sớm theo chỉ định của bác sĩ vì tiền sản giật, động thai, vỡ ối sớm… Nguy cơ biến chứng sức khỏe sẽ giảm đáng kể khi sinh con ở tuần 36, thấp hơn rất nhiều so với việc sinh con ở tuần 35 nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ như:

  • Hội chứng suy hô hấp (RDS).

  • Nhiễm trùng huyết.

  • Còn ống động mạch (PDA).

  • Vàng da cần điều trị bằng quang tuyến.

  • Cân nặng khi sinh là thấp.

  • Khó điều chỉnh nhiệt độ.

  • Khó khăn khi cho bú.

  • Chậm phát triển, chăm sóc đặc biệt.

  • Tử vong.

Sinh con ở tuần 36 Sinh non ở tuần 36, trẻ sơ sinh sẽ mắc phải nhiều vấn đề về thể chất, phát triển và tinh thần

Trẻ sinh non ở tuần 36 sẽ phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt hoặc thậm chí phải đưa vào bệnh viện sau khi xuất viện.

Rủi ro lớn nhất đối với việc sinh con ở tuần 36 là trẻ sơ sinh sẽ mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Khoảng 0,8% trẻ sơ sinh tử vong khi sinh ở tuần 36. Về sau này, những bé sinh ra ở tuần 36 cũng sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thể chất, phát triển và tinh thần so với những bé sinh đủ tháng như:

  • Bại não.

  • Kết quả học tập kém.

  • Cần chuyên gia can thiệp sớm.

  • Nhu cầu giáo dục đặc biệt.

  • Có vấn đề về hành vi và tâm lý.

Lưu ý cho phụ nữ mang thai ở tuần 36

Khi mang thai ở tuần 36, mẹ bầu cần biết tới những chỉ số của thai nhi như:

  • BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh.

  • FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi.

  • AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng.

  • HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu.

  • EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính.

Việc khám thai định kỳ hằng tuần trong thời gian này rất cần thiết để bác sĩ đo được chỉ số thai nhi ở tuần 36 như thế nào, đồng thời đưa ra đánh giá tổng thể về mức độ phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những bất thường để có cách giải quyết kịp thời.

Trường hợp thai nhi có chỉ số không khớp với bảng trên, có sự xê dịch một chút thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần con khỏe mạnh nhưng nếu chỉ số cách quá xa thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để tìm nguyên nhân vì nguy cơ cao thai nhi đang gặp biến chứng nguy hiểm nào đó.

Nếu mẹ ăn uống đủ chất nhưng thai nhi vẫn có cân nặng thấp thì mẹ cũng đừng lo vì cân nặng của thai nhi sẽ tăng thêm trong những tuần thai cuối.

Sinh con ở tuần 36 Khám thai định kỳ từ tuần 36 rất quan trọng

Bên cạnh việc nắm được thai nhi ở tuần 36 tăng trưởng như thế nào, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để sẵn sàng đón em bé chào đời một cách khỏe mạnh:

  • Hết sức để ý sự chuyển động của thai nhi, kể cả chuyển động nhỏ nhất và báo cho phát sĩ nếu nghi ngờ có sự bất thường.

  • Học cách nhận biết các dấu hiệu thông qua dịch nhầy âm đạo.

  • Thông báo cho người thân về việc sắp đến ngày sinh.

  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B6.

  • Thăm khám thường xuyên để theo dõi nhịp tim, huyết áp hoặc nhiệt độ cơ thể.

  • Thư giãn tối đa tránh để căng thẳng và mất ngủ

    vì mất ngủ và thay đổi hormone có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và căng thẳng).
  • Chuẩn bị túi vật dụng cần thiết cho ngày chuyển dạ.

  • Bổ sung nhiều đạm protein và axit béo omega-3 từ thực phẩm.

Ở tuần thứ 36, thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh để chào đời, thời điểm này thai nhi sẽ nằm yên hơn nhiều, mẹ nên nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi ở tuần 36 có được sự phát triển toàn diện nhất, tránh việc em bé chào đời sớm hơn dự sinh.

Trong suốt thai kỳ, tuần 36 cũng là thời điểm nhạy cảm vì mẹ bầu rất dễ sinh sớm và gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé như rau rốn quấn cổ, thiếu ối, rau bong non… Vậy nên, mỗi mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai, siêu âm thường xuyên để phát hiện sớm hơn những bất thường và có biện pháp can thiệp sớm nhất có thể.

Mẹ có thể lựa chọn đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được thăm khám suốt thai kỳ với bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc siêu âm, xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay. Sinh nở tại Hồng Ngọc mẹ sẽ được trải nghiệm cảm giác “đi sinh như đi nghỉ dưỡng”.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay