TẦM SOÁT CHO BỆNH NHÂN SỎI/ BỆNH TIẾT NIỆU ƯU ĐÃI CỰC LỚN CUỐI NĂM
- Tặng 100% phí siêu âm ổ bụng trị giá 350k
- Giảm thêm 10% cho các phí xét nghiệm
Áp dụng duy nhất chỉ từ 4/11- 4/12 cho khách đặt lịch trước
Hotline 0912.002.131 - 0949.646.556 để nhận trọn mọi ưu đãi
Siêu âm là một trong những kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm sỏi thận. Siêu âm sỏi thận khi nào nên thực hiện, cần lưu ý gì khi siêu âm…. là những vấn đề cần được giải đáp.
Siêu âm sỏi thận là phương pháp gì?
Siêu âm sỏi thận là phương pháp thường được chỉ định đầu tiên khi người bệnh nghi ngờ mắc sỏi thận. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về thận hay ổ bụng. Thiết bị siêu âm được nối với máy tính và nếu trong thận của người bệnh có sỏi thì sẽ hiển thị như một vật cản âm (bóng sáng).
Kỹ thuật siêu âm sỏi thận khá đơn giản nhưng vẫn cho kết quả chính xác, vừa giúp phát hiện sỏi, vị trí của sỏi và kích thước sỏi cũng như ghi nhận được mức độ ứ nước của thận và phát hiện những bất thường do phá hủy cấu trúc thận gây ra.
Đặc biệt, siêu âm giá thành thấp, lại không gây hại cho bệnh nhân dù siêu âm nhiều lần nên người bệnh có thể an tâm đi siêu âm thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán chính xác sỏi thận
Khi nào nên siêu âm sỏi thận?
Siêu âm sỏi thận thường được chỉ định khi người bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc khi người bệnh có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ có sỏi. Những biểu hiện đó gồm:
Đi tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu.
Tính chất nước tiểu thay đổi như: nước tiểu có màu trắng, có bọt bất thường, nước tiểu có nhiều cặn.
Tiểu ra máu đại thể.
Đau bụng từng cơn, đau quặn thận.
Bị tụt huyết áp đột ngột không rõ nguyên nhân.
Người có tiền sử mắc các bệnh như suy thận, thận đa nang thì nên siêu âm thận định kỳ đều đặn.
Nếu có các dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.
Lưu ý gì khi siêu âm sỏi thận?
Trước khi siêu âm
Trước khi siêu âm, nhiều người quan tâm đến 2 vấn đề chính là có cần nhịn ăn hay nhịn tiểu không.
Câu trả lời cho vấn đề này là có. Người bệnh nên nhịn tiểu, không đi tiểu ngay trước khi siêu âm vì bàng quang trống có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh siêu âm. Đây cũng là lý do các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để làm căng bàng quang khi siêu âm, sẽ giúp đem lại kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân là do khi bàng quang chứa nhiều nước sẽ giúp quan sát được hình ảnh sỏi dễ hơn do có sự tương phản giữa nước tiểu và viên sỏi (trên màn hình siêu âm, nước tiểu có màu đen còn viên sỏi có màu trắng).
Ngoài ra, người bệnh cũng nên nhịn ăn cách thời gian siêu âm khoảng 6 - 8 tiếng. Tốt nhất là siêu âm thận vào buổi sáng và sáng hôm đó không được ăn sáng. Nguyên nhân là do khi nhịn ăn thì thức ăn đã được tiêu hóa hết, tránh gây ra ảnh ảo, làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
Trước khi siêu âm sỏi thận, người bệnh nên uống nhiều nước và nhịn tiểu
Sau khi siêu âm
Nếu kết quả siêu âm không rõ hoặc muốn được chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, chụp CT, chọc dò ngược dòng, siêu âm Doppler…
Quy trình siêu âm sỏi thận được thực hiện như thế nào?
Mặc dù việc siêu âm là của bác sĩ, người có chuyên môn nhưng nhiều người rất quan tâm đến quy trình siêu âm sỏi thận. Quy trình này thường được diễn ra theo trình tự sau:
Người bệnh nằm lên giường, kéo áo và quần vừa đủ để lộ ra phần hông dưới và thắt lưng.
Bác sĩ chỉnh tư thế nằm cho người bệnh, có thể nằm ngửa hoặc nghiêng một bên để có thể thực hiện siêu âm cho hình ảnh rõ nhất.
Bác sĩ siêu âm bôi gel chuyên dụng lên lưng bệnh nhân để tiến hành siêu âm. Loại gel này có tác dụng giúp thiết bị đầu dò siêu âm di chuyển dễ dàng, đồng thời loại bỏ không khí lọt vào giữa da và đầu dò, làm ảnh hưởng đến hình ảnh siêu âm.
Bác sĩ sử dụng đầu dò và di chuyển quanh vùng lưng, hông của người bệnh để quan sát khu vực thận.
Sau khi tiến hành siêu âm xong, người bệnh được đưa cho khăn sạch hoặc giấy để lau khô gel vừa được bôi trước đó.
Siêu âm khẳng định có sỏi thận, người bệnh cần làm gì?
Nếu được chẩn đoán bị sỏi thận, người bệnh không cần quá lo lắng mà hãy tiến hành trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu kích thước sỏi nhỏ, sỏi có thể tự di chuyển theo đường tiết niệu và được đào thải khỏi cơ thể cùng với nước tiểu. Những trường hợp này bệnh khá nhẹ, không gây biểu hiện gì quá bất thường.
Nếu cơ thể người bệnh có nhiều viên sỏi có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp can thiệp y khoa để giúp loại bỏ sỏi sớm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận an toàn mà hiệu quả như nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da bằng laser…
Tùy vào điều kiện cũng như tính chất và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Siêu âm sỏi thận ở đâu uy tín?
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ siêu âm sỏi uy tín thì Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy. Đây là bệnh viện tư nhân Top đầu Thủ đô, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài sẽ giúp việc siêu âm sỏi thận được chính xác.
Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu hệ thống máy móc tán sỏi tân tiến
Nếu phải điều trị, bệnh viện sẽ cung cấp cho khách hàng nhưng phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng…
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
TẦM SOÁT CHO BỆNH NHÂN SỎI/ BỆNH TIẾT NIỆU ƯU ĐÃI CỰC LỚN CUỐI NĂM
- Tặng 100% phí siêu âm ổ bụng trị giá 350k
- Giảm thêm 10% cho các phí xét nghiệm
Áp dụng duy nhất chỉ từ 4/11- 4/12 cho khách đặt lịch trước
Hotline 0912.002.131 - 0949.646.556 để nhận trọn mọi ưu đãi
Siêu âm là một trong những kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm sỏi thận. Siêu âm sỏi thận khi nào nên thực hiện, cần lưu ý gì khi siêu âm…. là những vấn đề cần được giải đáp.
Siêu âm sỏi thận là phương pháp gì?
Siêu âm sỏi thận là phương pháp thường được chỉ định đầu tiên khi người bệnh nghi ngờ mắc sỏi thận. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về thận hay ổ bụng. Thiết bị siêu âm được nối với máy tính và nếu trong thận của người bệnh có sỏi thì sẽ hiển thị như một vật cản âm (bóng sáng).
Kỹ thuật siêu âm sỏi thận khá đơn giản nhưng vẫn cho kết quả chính xác, vừa giúp phát hiện sỏi, vị trí của sỏi và kích thước sỏi cũng như ghi nhận được mức độ ứ nước của thận và phát hiện những bất thường do phá hủy cấu trúc thận gây ra.
Đặc biệt, siêu âm giá thành thấp, lại không gây hại cho bệnh nhân dù siêu âm nhiều lần nên người bệnh có thể an tâm đi siêu âm thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán chính xác sỏi thận
Khi nào nên siêu âm sỏi thận?
Siêu âm sỏi thận thường được chỉ định khi người bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc khi người bệnh có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ có sỏi. Những biểu hiện đó gồm:
Đi tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu.
Tính chất nước tiểu thay đổi như: nước tiểu có màu trắng, có bọt bất thường, nước tiểu có nhiều cặn.
Tiểu ra máu đại thể.
Đau bụng từng cơn, đau quặn thận.
Bị tụt huyết áp đột ngột không rõ nguyên nhân.
Người có tiền sử mắc các bệnh như suy thận, thận đa nang thì nên siêu âm thận định kỳ đều đặn.
Nếu có các dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.
Lưu ý gì khi siêu âm sỏi thận?
Trước khi siêu âm
Trước khi siêu âm, nhiều người quan tâm đến 2 vấn đề chính là có cần nhịn ăn hay nhịn tiểu không.
Câu trả lời cho vấn đề này là có. Người bệnh nên nhịn tiểu, không đi tiểu ngay trước khi siêu âm vì bàng quang trống có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh siêu âm. Đây cũng là lý do các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để làm căng bàng quang khi siêu âm, sẽ giúp đem lại kết quả chính xác nhất.
Nguyên nhân là do khi bàng quang chứa nhiều nước sẽ giúp quan sát được hình ảnh sỏi dễ hơn do có sự tương phản giữa nước tiểu và viên sỏi (trên màn hình siêu âm, nước tiểu có màu đen còn viên sỏi có màu trắng).
Ngoài ra, người bệnh cũng nên nhịn ăn cách thời gian siêu âm khoảng 6 - 8 tiếng. Tốt nhất là siêu âm thận vào buổi sáng và sáng hôm đó không được ăn sáng. Nguyên nhân là do khi nhịn ăn thì thức ăn đã được tiêu hóa hết, tránh gây ra ảnh ảo, làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
Trước khi siêu âm sỏi thận, người bệnh nên uống nhiều nước và nhịn tiểu
Sau khi siêu âm
Nếu kết quả siêu âm không rõ hoặc muốn được chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, chụp CT, chọc dò ngược dòng, siêu âm Doppler…
Quy trình siêu âm sỏi thận được thực hiện như thế nào?
Mặc dù việc siêu âm là của bác sĩ, người có chuyên môn nhưng nhiều người rất quan tâm đến quy trình siêu âm sỏi thận. Quy trình này thường được diễn ra theo trình tự sau:
Người bệnh nằm lên giường, kéo áo và quần vừa đủ để lộ ra phần hông dưới và thắt lưng.
Bác sĩ chỉnh tư thế nằm cho người bệnh, có thể nằm ngửa hoặc nghiêng một bên để có thể thực hiện siêu âm cho hình ảnh rõ nhất.
Bác sĩ siêu âm bôi gel chuyên dụng lên lưng bệnh nhân để tiến hành siêu âm. Loại gel này có tác dụng giúp thiết bị đầu dò siêu âm di chuyển dễ dàng, đồng thời loại bỏ không khí lọt vào giữa da và đầu dò, làm ảnh hưởng đến hình ảnh siêu âm.
Bác sĩ sử dụng đầu dò và di chuyển quanh vùng lưng, hông của người bệnh để quan sát khu vực thận.
Sau khi tiến hành siêu âm xong, người bệnh được đưa cho khăn sạch hoặc giấy để lau khô gel vừa được bôi trước đó.
Siêu âm khẳng định có sỏi thận, người bệnh cần làm gì?
Nếu được chẩn đoán bị sỏi thận, người bệnh không cần quá lo lắng mà hãy tiến hành trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu kích thước sỏi nhỏ, sỏi có thể tự di chuyển theo đường tiết niệu và được đào thải khỏi cơ thể cùng với nước tiểu. Những trường hợp này bệnh khá nhẹ, không gây biểu hiện gì quá bất thường.
Nếu cơ thể người bệnh có nhiều viên sỏi có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp can thiệp y khoa để giúp loại bỏ sỏi sớm, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận an toàn mà hiệu quả như nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da bằng laser…
Tùy vào điều kiện cũng như tính chất và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Siêu âm sỏi thận ở đâu uy tín?
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ siêu âm sỏi uy tín thì Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy. Đây là bệnh viện tư nhân Top đầu Thủ đô, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài sẽ giúp việc siêu âm sỏi thận được chính xác.
Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu hệ thống máy móc tán sỏi tân tiến
Nếu phải điều trị, bệnh viện sẽ cung cấp cho khách hàng nhưng phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng…
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.